Chữa nôn theo phương pháp uống trà thuốc

Sức khỏe đời sống

Nôn là một loại triệu chứng biểu hiện lâm sàng. Nhiều loại bệnh khiến cho dạ dày mất cân bằng, khí đầy lên, đều có thể dẫn đến chứng nôn mửa. Biểu hiện lâm sàng như sau: Nôn do lạnh thì chất nôn không có gì (nôn khan), rất nóng, miệng không khát, tứ chi lạnh. Nôn do nóng (sốt) thì miệng hôi hoặc chua, thích uống đồ lạnh, tiểu tiện nước vàng. Gan khí ảnh hưởng đến dạ dày thì sau khi ăn xong là nôn ngay, nôn tức ngực, đau.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Thận và dạ dày hư nhược và khi thức ăn khó tiêu hoá thì sẽ buồn nôn. Trà có vị đắng có tác dụng khai vị, cho nên dùng trà để trị buồn nôn thì có hiệu quả rất tốt.

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà dấm chua

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lượng tiểu mạch vừa đủ dùng (khoảng 150 gam); dấm gạo, lá trà đủ dùng (khoảng 5 gam). Cho tiêu mạch vào giã nát cùng dấm chua rồi viên thành từng viên nhỏ, đun lên (hoặc hấp cách thuỷ) cho chín. Lấy một lượng đủ nước sôi ngâm hãm với trà xanh, dùng làm nước uống cho những viên tiểu mạch giã với dấm ở trên. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống để cầm nôn.

Công dụng chữa trị: Hoà vị, chống nôn.

Chú ý: Loại trà trên thích hợp để chống nôn.

  • Trà tỳ bà lô căn

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 10-15 gam lá tỳ bà, 10 gam lô căn tươi, đường trắng đủ dùng. Cho lá tỳ bà vào bỏ hết lông, sấy khô, cho vào nồi đun sôi lên cùng lô căn, bỏ bã, lấy nước. Cho thêm một lượng ít đường trắng đủ dùng vào, hoặc dùng nước nóng thật sôi ngâm hãm lấy nước uống nóng.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt hoà vị.

Chú ý: Loại trà này có tác dụng vị trung táo nhiệt, chống buồn nôn.

Tỳ bà diệp
Tỳ bà diệp
  • Trà ô mai băng sa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 2 gam ô mai, 1 gam băng sa; 1,5 gam hồng trà. Cho tất cả ba vị trên vào cốc bảo ôn, cho nước sôi nóng đủ dùng, ngâm hãm, đậy nắp trong 10 phút, uống nhiều lần thay trà. Mỗi ngày làm 1 thang.

Công dụng chữa trị: Chống nôn.

Chú ý: Loại trà này chủ trị viêm dạ dày mãn tính hoặc thần kinh dã dày có vấn đề khiến cho buồn nôn. Trong phương trà này, ô mai tính vị ôn, có tác dụng giúp hấp thu và sinh dịch, cầm nôn. Băng sa chủ yếu có tác dụng giải độc, loại bỏ cặn bã, chống nôn. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho rằng, băng sa không chỉ có tác dụng khống chế vi khuẩn lỵ thường thấy trong đường ruột và tiêu hoá, mà còn có thể tiêu trừ các chứng viêm niêm mạc, ví dụ như viêm kết mạc, viêm dạ dày. Lá trà có tác dụng trừ chất béo, giảm chán ăn, ăn nhiều tức ngực, có hỗ trợ cho tác dụng chống nôn của ô mai và băng sa. Kết hợp dùng 3 vị này có thể tạo ra khả năng chống nôn rất tốt.

  • Trà tiêu thực

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 30 gam tích thực sao khô, 60 gam bạch truật sao khô, 50 gam lục thần khúc sao khô. Theo liều lượng trên, cho tất cả các loại nguyên liệu vào giã thành bột chuẩn bị dùng. Mỗi lần dùng uống lấy ra 20 gam, cho vào túi vải nhỏ, rồi ngâm hãm trong cốc bảo ôn, đậy nắp trong khoảng 15 phút, sau đó lấy nước uống nhiều lần thay trà. Uống xong trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Mỗi ngày làm 1 – 2 thang.

Công dụng chữa trị: Kiện thận, chống khó tiêu, hành khí, dẫn khí.

Chú ý: Loại trà này chủ trị thận khí hư nhược, ăn uống không tiêu. Biểu hiện bụng đầy trướng, đau khó chịu, chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Những người thận khí hư nhược mà thức ăn không bị khó tiêu không nên dùng. Loại thận hư nhược mà loại trà trên chủ trị là do thức ăn không tiêu hoá được gây ra. Trong phương thuốc này, lấy bạch truật làm chủ, chủ yếu có tác dụng kiện thận, hỗ trợ sự vận hành của thận làm chính. Thứ đến là tích thực, có tác dụng hạ khí chống khó tiêu, giải trừ chứng đầy bụng. Bạch truật dùng nhiều hơn tích thực gấp 2 lần, chủ yếu chú ý bồi bổ là chính, trong bồi bổ phải có tiêu hoá, trong tiêu hoá phải có bồi bổ. Ngoài ra còn có lục thần khúc có tác dụng tiêu hoá những loại thức ăn tích tụ lại. Kết hợp dùng cả 3 loại vị này có thể làm cho thận vị điều hoà, tiêu hoá tốt, ăn uống bình thường. Theo sách “Dược lý học của các loại thuốc” có ghi lại: “thần khúc có chức năng lên men để hỗ trợ tiêu hoá, nhưng nếu người bệnh có axit dạ dày quá nhiều, sẽ dẫn đến lên men nhiều bất thường, cho nên khi đó không nên dùng”. Thần khúc có thể trị chứng dạ dày đầy trướng, nhưng những người bị chứng khó tiêu nhưng lại bị loét dạ dày lại không nên dùng.

bạch truật phiến
bạch truật phiến

Những điều cần ghi nhớ

Nếu không có biểu hiện buồn nôn đoạn phát, sau khi nôn xong, dạ dày có cảm giác nhẹ nhõm, thì đa phần đó là nôn do nguyên nhân từ dạ dày. Kèm theo đó là hiện tượng dạ dày trướng, dạ dày lên men nhiều, đầy hơi, đa phần tiêu hóa không tốt, thì chỉ cần khống chế ăn uống thanh đạm, không cần phải điều trị đặc biệt gì. Nếu kèm theo hiện tượng dạ dày đau, đa phần là do viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính gây ra, có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Nếu bệnh nhân đau bụng dữ dội, có kèm theo tiêu chảy, thì phải nghĩ đến khả năng bệnh nhân bị trúng độc, phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện để cấp cứu.

Không buồn nôn mà lại nôn, nôn rất dữ dội, sau khi nôn mới cảm thấy nhẹ nhõm, đa phần do các bệnh của trung khu thần kinh gây ra áp cao dẫn đến, thường thấy do các bệnh như viêm não, viêm niêm mạc não, u não, xuất huyết não, đặc biệt là khi bị sốt cao cũng có thể gây ra. Những bệnh nhân loại này nên đi đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác, tuyệt đối không tự dùng các loại thuốc chống nôn.

Buồn nôn nhiều, có khi bị nôn, trong các thứ nôn ra đôi khi có cả dịch mật, sau khi nôn xong vẫn không thấy nhẹ nhõm, thậm chí có bệnh nhân nôn hết cả các thứ trong dạ dày ra rồi mà vẫn muốn nôn, nôn như một phản xạ, thường thấy là các cơ quan tạng khí trong người vị mắc chứng viêm, ví dụ như viêm túi mật, viêm tuyến tuỵ và viêm nhiễm độc gan. Những loại nôn này không thể coi thường được, mà phải nhanh chóng, kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện chẩn đoán, điều trị. Nếu thường xuyên xảy ra, nhưng đối với những bệnh nhân mắc bệnh không nặng, thì đa phần là do các chứng bệnh do viêm gây ra, có thể uống thuốc sinh dịch tạm thời cầm nôn, rồi điều trị bệnh nôn sau.

Nếu buồn nôn nhiều mà những thứ nôn ra không chua, lượng không nhiều, nôn ra không ảnh hưởng đến những thức ăn ăn vào, như vậy có mối quan hệ chặt chẽ đến tinh thần. Biểu hiện thường thấy là có quan hệ với thần kinh dạ dày. Loại nôn này quan hệ mật thiết, đặc biệt với việc điều tiết tinh thần, áp dụng biện pháp hít sâu vào để cầm nôn. Có thể uống oryzanol, vitamin B1, vitamin B6, kèm theo các thuốc an thần. Theo Đông y, có thể dùng trần bì, trà Tô châu, lá tỳ bà, gừng tươi mỗi thứ 10 gam, đun lên uống là cũng có hiệu quả điều trị nhất định.

Ngoài ra, những người bị nôn kèm theo cảm giác choáng váng, tai ù ù (hội chứng tổng hợp meniere) hoặc do vận động hoa mắt gây ra, thường thường đều có thể uống an thần có thể trừ được chứng choáng váng đó, và cầm nôn.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận