Bệnh khó tiêu là để chỉ chứng bệnh ở trẻ sau khi cai sữa, thức ăn tích luỹ trong dạ dày, không tiêu hoá được, dẫn đến những chứng bệnh về đường dạ dày. Biểu hiện lâm sàng ở trẻ là triệu chứng trẻ sợ ăn, ăn mà không tiêu hoá được, bụng đầy trướng, đau bụng, nôn ra thức ăn, đại tiện tanh hôi. Chứng khó tiêu có quan hệ mật thiết với sữa, thức ăn và bệnh cam (bệnh bụng ỏng da vàng) ở trẻ, nếu tiêu hoá không tốt, điều trị lâu không khỏi, có thể dẫn đến sự tích tụ thức ăn trong cơ thể trẻ, thức ăn tích tụ lâu mà không tiêu hoá được, lâu dần sẽ không trị khỏi được, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ, lâu dần sẽ tạo thành bệnh còi, thậm chí lại dẫn đến chứng bệnh cam (bụng ỏng da vàng). Đông y cho rằng, do trẻ nhỏ chưa biết tự mình ăn uống điều độ, có thể ăn uống bất hợp lý, ăn quá uống quá nhiều thực phẩm, hoặc ăn quá nhiều chất béo và chất lạnh bụng, dẫn đến khó tiêu hoá, thức ăn bị tích tụ lại, dẫn đến những tổn thương cho dạ dày, làm cho dạ dày mất đi sự hoạt động bình thường, hoạt động quá nhiều hoặc quá ít dẫn đến khó tiêu. Cũng có thể là do nguyên nhân dạ dày của trẻ nhỏ còn rất non yếu, tiêu hoá thực phẩm không tốt, khó nghiền thức ăn, đình trệ lại không tiêu hoá được, dẫn đến chứng khó tiêu.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Uống trà có thể trừ được chất dầu mỡ, hỗ trợ tiêu hoá. Khi gặp gỡ bạn bè, ăn quá nhiều chất béo, nếu có thể uống một chén trà đặc, sẽ dễ dàng giúp tiêu hoá chất béo. Đây là do trong trà có chứa một loại hợp chất có khả năng hoà tan chất béo, hỗ trợ tiêu hoá các loại thức ăn có nguồn gốc động vật. Đối với người dân tộc thiểu số của vùng biên cương, họ chỉ ăn thịt là chính, nên đã hiểu rất rõ kinh nghiệm này, họ nói: “Một ngày có thể không ăn muối, nhưng không thể không uống trà”.
Các loại trà nên sử dụng
- Trà tiêu hóa
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sơn tra ngũ tiền, mạch nha tam tiền, thái phục tử nhị tiền, đại hoàng 5 phần. Cho tất cả 4 loại dược liệu trên vào cùng một cốc trà, hoặc túi gói trà, cho vào nước đun sôi trong chốc lát, rồi uống. Mỗi ngày uống 1 lần thay trà.
Công dụng chữa trị: Giúp tiêu hoá tốt.
Chú ý: Loại trà này thích hợp với chứng khó tiêu, ăn mà không tiêu.
- Trà hoa quýt hồng trà
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà hoa quýt, hồng trà bột mỗi thứ 30 gam, phơi (sao) khô, cho vào hãm cùng với nước sôi, làm trà uống, ngày 1 lần.
Công dụng chữa trị: Điều trị chứng tiêu hoá không tốt.
Chú ý: Loại trà này dùng để trị chứng đau bụng, nôn mửa do ăn phải hoa quả lạnh bụng gây nên.
- Trà hồng khúc
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 15 gam hồng khúc. Cho hồng khúc vào đun sôi, làm thành trà uống.
Công dụng chữa trị: Tốt cho thận, hỗ trợ tiêu hoá.
Chú ý: Phương trà này chủ trị tiêu hoá không tốt, ăn mà không tiêu, trướng bụng, chán ăn.
- Trà củ cải trắng
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 250 gam củ cải trắng, đường đỏ đủ dùng. Cho củ cải vào đun sôi, thêm đường đỏ, làm thành trà uống nhiều lần.
Công dụng chữa trị: Hành khí, hỗ trợ tiêu hoá.
Chú ý: Phương trà này chủ trị trẻ nhỏ ăn uống không tiêu, trướng bụng, miệng nôn trôn tháo, khóc đêm không ngủ.
- Trà đại mễ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 100 gam đại mễ, 6 gam lá trà. Đại mễ nhặt sạch, cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ vào ngâm. Cho lá trà vào đun sôi trong 6 phút, lấy lá trà ra cho vào nồi, đun cùng với đại mễ là có thể dùng được. Mỗi ngày làm 1 lần, uống khi nóng.
Công dụng chữa trị: Bổ thận, hoà vị, giúp tiêu hoá tốt.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng tiêu hoá không tốt.
- Trà hoắc hương bội lan
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 3 gam hoắc hương, 6 gam bội lan, 4,5 gam bạc hà; 4,5 gam nhân bạch khấu. Cho cả 4 vị thuốc trên vào chế thành bột, hãm nước sôi, đậy nắp hãm trong khoảng 10 phút, dùng thay trà, mỗi ngày 1 lần.
Công dụng chữa trị: Giúp tiêu hoá tốt, trị chứng khó tiêu, tốt cho dạ dày.
Chú ý: Phương trà này phù hợp với người ăn nhiều chất béo, tiêu hoá không tốt, ăn ít, nhạt miệng, hôi miệng, sau khi ngủ dậy miệng hôi khó chịu.
Những điều cần ghi nhớ
Để phòng ngừa bệnh khó tiêu ở trẻ nhỏ, đầu tiên cần xây dựng được cho trẻ một thói quen tốt trong ăn uống và sinh hoạt. Thứ nữa, người lớn cần xây dựng một thói quen ăn uống tốt. Cuối cùng, phải điều chỉnh hợp lý chức năng dạ dày của trẻ nhỏ. Dạ dày của trẻ nhỏ rất non yếu, việc điều chỉnh chức năng dạ dày cho trẻ phải hết sức chú ý. Bình thường, cần chú ý đến vấn đề ăn uống hợp lý cho trẻ, ít dùng những loại thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến dạ dày như ít uống nước ngọt, nước đá, đồng thời kết hợp giữa học tập và nghỉ ngơi, không nên tạo áp lực cho trẻ, chú ý bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Một khi dạ dày có dấu hiệu bất bình thường hoặc ăn uống không tốt, cần kịp thời điều trị sớm. Nếu thực sự mắc phải chứng viêm dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến dạ dày, cũng không cần phải quá hoang mang, điều trị bằng thuốc Đông – Tây y đều có hiệu quả tương đối tốt. Đặc biệt là cách điều trị bệnh của Đông y, vận dụng hợp lý để giúp tiêu hoá tốt. Nếu cần trị bệnh, cần nâng cao dần dần khả năng tiêu hoá và hấp thụ ở trẻ. Như vậy, sẽ có lợi cho sự phát triển ở trẻ.