Trang chủChăm sóc béHãy cảnh giác với bệnh tim bẩm sinh của trẻ

Hãy cảnh giác với bệnh tim bẩm sinh của trẻ

Bệnh tim bẩm sinh của trẻ phát hiện thời kì ban đầu, nếu chữa trị kịp thời, thích đáng, sẽ thu được hiệu quả điều trị tương đối tốt. Các bậc bố mẹ trẻ cần chú ý những trường hợp như sau:

Nếu trẻ khi mới ra đời nhẹ cân, đẻ non, khi đẻ ra ngạt thở, sau khi cấp cứu ra mẹ tròn con vuông, phát hiện sắc mặt đen tím hoặc là nhịp tim có tạp âm, thì phải nghĩ đến khả năng bệnh tim bẩm sinh.

Có trẻ bị bệnh bắt đầu sau khi sinh ra 2 – 3 tháng, phát sinh triệu chứng khó thở, lười ăn, da trắng nhợt ra mồ hôi nhiều, tay chân lạnh, thường xuyên cảm mạo, ho và bị nhiễm đường hô hấp, cũng thường được liệt vào bệnh tim bẩm sinh.

Những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh người bầm tím nghiêm trọng. Khi bú, khi ăn, khi khóc hoặc khi đại tiểu tiện thường phát sinh thiếu oxi, khó thở, toàn thân tím bầm nặng thêm, thậm chí xuất hiện co giật mà mất đi tri giác, trẻ bị nặng có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp đó thường xảy ra ở trẻ 3 – 4 tháng, đến khoảng 5 tuổi thì bệnh tự khỏi dần cho đến khỏi hẳn. Cần chú ý rằng, trẻ bình thường khi khóc quấy quyết liệt cũng có thể xuất hiện tím bầm, thậm chí co giật, đó gọi là bệnh lên cơn tức khí, không cần điều trị, sẽ tự nhiên khỏi dần.

Trẻ bị bệnh này, thời gian biết bò, biết ngồi cũng muộn hơn trẻ bình thường, thời gian đứng một mình cũng ngắn. Khi ngủ thích nằm nghiêng, đồng thời chân tay đều co theo. Sau khi lớn đến tuổi nhi đồng, khi chạy nhảy hoặc bơi lội, thể lực kém hẳn so bạn cùng tuổi bình thường. Có em sau khi hoạt động cảm thấy mệt mỏi, thích ngồi xuống một lát, rồi lại đứng dậy hoạt động, mà sau khi hoạt động một thời gian lại phải ngồi xuống nghỉ. Thầy thuốc gọi đó là “hiện tượng thích ngồi”. Có những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh da thịt bầm tím, khi vừa ra đời lại hoàn toàn không bầm tím, sau khi lớn lên dần dần xuất hiện; Đồng thời ở đầu mút ngón tay và ngón chân đều phình to ra thành dạng dùi trống, gọi là “ngón đầu chầy”.

Về bệnh tim bẩm sinh với lịch sử gia tộc có mối quan hệ nhất định. Thành viên trong gia tộc có ai bị dị dạng bẩm sinh không? Có bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non? Trong gia đình có ai bị bệnh tim bẩm sinh không? v.v… Ngoài ra còn phải xem tình hình sức khỏe của người mẹ trong thời gian mang thai, như trong thời kì đầu có thai bị chứng mề đay hoặc bị nhiễm các loại virut khác, tình hình dùng thuốc, và đã chiếu chụp X quang? Nếu như đã có những trường hợp nói trên, thì càng phải chú ý đến tình trạng thân thể của trẻ, để kịp thời đưa đến bệnh viện tiếp tục kiểm tra và điều trị thỏa đáng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây