Trang chủTriệu chứng bệnhTiêu chảy - Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Tiêu chảy – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Triệu chứng tiêu chảy

Có rất nhiều người do ruột dị ứng suốt đời phải chịu cơn hành hạ của chứng tiêu chảy. Ngoài ra, có những người bị thiếu chất men ảnh hưởng chức năng tiêu hóa, người bệnh tiểu đường, hay thức ăn gây dị ứng, người bị cường giáp, biến chứng tụy tạng, người bị viêm kết tràng lở loét, hay viêm khúc ruột cong cục bộ, người từng cắt bỏ khúc ruột, thành ruột biến chứng ảnh hưởng việc hấp thụ chất nước, đều là nguyên nhân gây tiêu chảy. Có thể căn cứ các triệu chứng dưới đây để phán xét chứng tiêu chảy của bạn thuộc dạng nào :

  • Những trẻ sơ sinh mới ăn vào lại thải ra, chắc do biến chứng ở bụng gây tiêu chảy, khiến thức ăn do thành ruột khác thường không thể tiếp thu chất dinh dưỡng, thức ăn phải bị thải ra trực tiếp.
  • Nếu hiện tượng tiêu chảy tồn tại lâu ngày và thỉnh thoảng phát bệnh, chắc do ruột bị kích thích, hậu quả của viêm ruột, hay không thể thích ứng với một vài thứ thức ăn.
  • Nếu hiện tượng táo bón xuất hiện luân phiên, bạn lại không phải là người quen uống thuốc xổ, chắc là kết tràng bị khối u, cần điều trị nhanh chóng. Nhưng dị ứng kết tràng hay người tiểu đường mãn cũng có triệu chứng trên
  • Nếu triệu chứng tiêu chảy không có hướng lành lặn, ít khi đi phân cứng, chắc do cường giáp, một tình hình khác còn kèm theo một số triệu chứng như : dị cảm, dễ bị kích thích khiến hưng phấn hay nổi nóng, nhịp tim quá nhanh,sự nóng, chảy mồ hôi nhiều,nếu tiêu chảy lâu ngày xuất hiện ở thanh thiếu niên đa số là do bị viêm, ruột bị nhiễm khuẩn, chức năng hấp thụ bị trở ngại.
  • Có rất nhiều người sức khỏe không kém nhưng do cơ thể thiếu men tiêu hóa đường nên không thể tiêu hoá chất đường trong sữa, nên chỉ cần ăn vào những thứ thức ăn này, sẽ sình bụng hay tiêu chảy, chỉ cần chú ý thay đổi thức ăn sẽ có thể khắc phục.
  • Nếu khi tiêu chảy, phân có dạng mỡ, trôi trên mặt nước, cho thấy ruột không thể hấp thụ chất nhờn, nên tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Trong phân có chất nhờn cho thấy kết tràng bị kích thích. Viêm kết tràng lở loét thậm chí trong đó còn mủ, nếu như phân có máu, dù có chất nhờn hay không, thì rất có thể do dị ứng ruột, hay viêm ruột ; nhưng cũng có thể là ung thư, ruột có túi thừa…
  • Khi phân không có mủ cũng không có máu thì chỉ do dị ứng ruột mà thôi… Có thể quan sát số lần đi cầu của người bệnh : 1 ngày đi cầu ít hơn 6 lần, căn bệnh có thể ở phía trên của ruột, hay ruột non hấp thụ kém ; nếu hơn 6 lần,bệnh ở phần dưới của ruột hay trong ruột già, trực tràng. Nhất là bạn phải xông vào nhà xí cho thật nhanh thì khả năng thứ hai càng cao hơn.
  • Chứng tiêu chảy xuất hiện vào buổi sáng, do dị ứng ruột và bộ phận tiêu hóa bị căng thẳng gây nên. Nếu vào buổi tối, thì là chứng bệnh cường giáp, tiểu đường, hay viêm khúc ruột cong cục bộ…
  • Cân nặng cũng là yếu tố để khám bệnh, giả sử bạn bị tiêu chảy một khoảng thời gian dài nhưng cân nặng vẫn ổn định, thì do cơ thể thiếu men tiêu hóa đường hay ăn phải một số thức ăn gây tiêu chảy. Nếu bị sụt cân thì nguyên nhân có thể do ung thư, biến chứng viêm ruột…nhất là khi bạn sụt cân trước khi bị tiêu chảy.
  • Có một số bệnh vốn không xâm phạm tới ruột, nhưng gây tiêu chảy lâu dài gọi là carcinoid, chính khối u này tiết ra một chất hormon. Hormon này gây ho, và làn da chấm đỏ, tiêu chảy. Khối u này có khả năng lan tỏa, cần phải lập tức mổ bỏ.
  • Ngoài ra, biến chứng xơ gan hay bệnh phổi mãn cũng có gây tiêu chảy.

Nếu bạn biết chức năng tiêu hóa của mình vốn bình thường, nhưng bị tiêu chảy, chắc ngoài nguyên nhân những phần nêu trên. Hay từng đi một số nước khác du lịch nên lây phải một số chứng bệnh hay không ? Nếu bạn bị nhức mỏi toàn thân thì chắc bạn bị ngộ độc thức ăn hay viêm nhiễm do virus.

Tiêu chảy cấp ở trẻ và điều trị
Tiêu chảy cấp ở trẻ

Có rất nhiều thứ thuốc gây triệu chứng tiêu chảy thường là kháng sinh, thuốc chứa Dương địa hoàng, thuốc cảm hạ đường máu dạng uống, thuốc kiềm toan, thuốc giảm cholesterol, thuốc chống ung thư…Ngoài ra, khi điều trị phóng xạ về ruột cũng gây tiêu chảy. Dưới đây xin nêu một số nguyên nhân gây tiêu chảy để các bạn tham khảo :

Nếu bạn tiêu chảy ngay sau khi ăn xong, chắc do ăn phải những thức ăn không sạch. Giả sử bạn tiêu chảy sau 12 giờ ăn những món đồ ngọt thì chắc bị ngộ độc thức ăn, nếu bạn thực sự không ăn thứ gì dẫn tới tiêu chảy chắc do những chứng viêm ruột, dạ dày, chứng này thường ngắn ngủi 1,2 ngày sẽ hết.

Hay bạn uống phải thứ gì mà gây tiêu chảy chăng ?

Khi bạn thường xuyên ăn những món nấu chưa chín chắc bị mắc chứng giun.

Khi tiêu chảy, bạn nên chú ý bề ngoài của phân, khi có chất nhờn,dù có máu hay không, cho thấy ruột bị viêm nhiễm.

Phân kèm theo nhiều nước, nếu không phải do virus thì chắc do nhiễm phải những bệnh do ký sinh trùng.

Phân có màu xanh chắc do viêm nhiễm bởi trực khuẩn,nếu kèm theo sốt thì chắc do viêm, nếu chỉ do quá căng thẳng thì không bao giờ bị sốt; nếu luôn tiêu chảy không lành lặn chớ nên uống thuốc cầm mà nên kiểm tra kỹ, nếu kéo dài thời gian tới 2, 3 tuần, nguyên nhân nhiều nhưng khả năng lớn là nhiễm vi khuẩn, viêm ruột. Cũng có thể do ký sinh trùng như amíp… Sau khi tiến hành hoá nghiệm phân, và tiến hành chữa trị đúng lúc thì sẽ hết bệnh.

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng : TIÊU CHẢY

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
1. Lo lắng, stress, ruột bị kích thích, gây biến chứng. • Tháo gỡ tâm sự. Chú ý hạn chế ăn uống, dùng thuốc an thần.
2. Biến chứng viêm ruột.

3. Ruột hâp thụ kém

• Điều trị bằng thuốc, mổ.

• Chú ý ăn uống và bổ sung chất men.

4. Bởi cắt bỏ một phần ống ruột.

5. Dị ứng bởi thức ăn

• Chú ý ăn uống

• Tránh dùng thức ăn gây dị ứng.

6. Cường giáp

7. Chức năng tuỵ tạng khác thường

8. Ưng thư ruột.

9. Dị ứng thuốc.

• Thuốc men hay mổ.

• Điều trị bổ sung chất men.

• Mổ.

• Thay toa thuốc, liều thuốc khác.

10. Viêm nhiễm (kiết, ký sinh trùng).

11. Tiểu đường.

• Thuốc men có thể dùng kháng sinh.

• Chăm sóc, chú ý không chế đường máu (chưa chắc có công hiệu).

12. Thiếu chất men đường • Thay đổi chế độ ăn, bổ sung chất men đường
13. Chứng xơ nang.

14. Ngộ độc thức ăn.

• Thuốc, bổ sung chất men.

• Điều trị.

Xem chi tiết bệnh

Hội chứng kém hấp thu (ruột kém hấp thu)

Ngộ độc thức ăn phải làm sao

Biểu hiện Dị ứng thức ăn và điều trị

Cường giáp

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây