Dùng trà thuốc dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe kéo dài tuổi thọ

Sức khỏe đời sống

Từ dưỡng sinh được nghe đến sớm nhất trong cuốn thư tịch Đạo giáo (Trang Tử). Dưỡng sinh, còn gọi là nhiếp sinh, đạo sinh, dưỡng sinh, vệ sinh, bảo sinh, thọ thế v.v… Gọi là sinh, tức là sinh mệnh, sinh tồn, sinh trường; gọi là dưỡng, tức là bảo dưỡng, điều dưỡng, bổ dưỡng. Tóm lại, dưỡng sinh là căn cứ theo quy luật phát triển của sinh mệnh, đạt tới mục đích bảo dưỡng sinh mệnh, tinh thần lành mạnh, trí tuệ tăng cao, tuổi thọ kéo dài theo đúng phương pháp và lí luận khoa học.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong trà xanh có chứa hàm lượng tannin có thể không chế quá trình oxi hóa sản sinh trên cơ thể, phòng trừ lão hóa. Tannin trà không chế tác dụng oxi hóa của axit béo tới 74%, từ đó làm vitamin E tăng lên. Vì vậy thường xuyên uống trà có thể kéo dài tuổi thọ.

Tập dưỡng sinh
Tập dưỡng sinh

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà nhân sâm hoa nhài

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đồ uống này có thể coi là thuốc, do các loại thuốc sâm đông bắc ngũ niên lão, hoa nhài, hoàng thị, trà xanh tạo thành. Đổ nước sôi vào. Uống thay cho trà.

Công dụng chữa trị: Bổ khí điều tim, giúp cho tinh thần phấn chấn.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người có hơi thở ngắn, cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh, ốm xong người còn mệt.

  • Trà sâm tây dương

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sâm tây dương 1 gam, trà xanh 3 gam. Cho nước vào đun lên uống như trà, mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Bổ khí ích âm.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người có triệu chứng về khí âm như hơi thở yếu, miệng khô, cũng có thể chữa chứng nóng khát.

  • Trà hoạt huyết

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hồng trà 5 gam, lẫm hương 5 gam, trà xanh 1 gam, đường đỏ 25 gam. Cho hồng trà, lẫm hương, trà xanh, đường đỏ vào nước đun lên lấy chất, uống nhiều như uống trà.

Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, chữa thông tắc.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người cơ thể yếu, bị nóng hoặc bị lạnh, tắc đờm dẫn đến động mạch tim bị tắc tạo ra hiện tượng phần ngực trái bị đau âm ỉ, có khi dẫn tới đau phần vai và cánh tay, rất nhiều những bệnh nhân có triệu chứng giống như huyết quản tim đều có thể uống.

  • Trà cố biểu

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoàng kỳ 12 gam, phòng phong 8 gam, bạch truật 6 gam, ô mai 5 gam. Đổ nước sôi vào 4 vị thuốc trên, ngâm trong 15 phút. Uống thay cho trà.

Công dụng chữa trị: ích khí, giải khát.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người khô miệng.

Vị thuốc Hoàng kỳ
Vị thuốc Hoàng kỳ
  • Trà hạch đào nhân sâm

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Nhân sâm 3 gam, hạch đào 3 quả. Nhân sâm cắt miếng, bỏ vào nồi nhôm cùng với hạch đào, cho thêm một lượng nước vừa đủ, dùng lửa to đun sôi lên, sau đó lại đun dưới lửa nhỏ trong một giờ. Uống nước cốt trà, ăn nhân sâm và hạch đào.

Công dụng chữa trị: ích khí bổ thận.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người thở yếu, hơi thở ngắn, cơ thể mệt mỏi, gầy yếu.

  • Trà hạt tơ hồng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạt tơ hồng 10 gam. Hạt tơ hồng đem rửa sạch, giã nát, cho thêm 30 gam đường đen vào. Đổ nước sôi vào, uống thay cho trà.

Công dụng chữa trị: Bổ thận ích tinh, bổ gan sáng mắt, kéo dài tuổi thọ.

Chú ý: Phương trà này dùng với đàn ông và phụ nữ bị yếu thận, suy gan và những người lao động trí óc quá nhiều.

  • Trà sinh mạch

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đảng sâm 15 gam, mạch môn 12 gam, hạt ngũ vị 6 gam. Đun lên uống thay trà.

Công dụng chữa trị: ích khí, dưỡng âm tăng cường sinh lực.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị nóng dẫn tới miệng khô, người có hơi thở ngắn, giọng yếu, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, suy phổi, ho, đổ mồ hôi.

  • Trà táo đỏ đảng sâm

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đảng sâm 15-30 gam, táo lớn 5-10 quả. Nấu thành canh. Uống thay trà, 4-6 ngày uống một lần.

Công dụng chữa trị: Kiện tì bổ huyết.

Chú ý: Phương trà này dùng với người bệnh xong cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, tim đập nhanh, suy tì, hơi thở ngắn, tay chân mỏi, v.v…

  • Trà từ vị hòa trung

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trúc như 3 gam, quả trám tươi 10 gam, hoa xuyên phác 1,5 gam, sừng linh dương 1,5 gam. Bốn vị thuốc trên nghiền nát thành bột thô, cho nước vào nấu thành canh. Mỗi ngày uống một thang, uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Tiêu đờm bồi bổ sức khỏe.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với người già bị suy khí, đờm nhiều, ho khạc khó khăn, khi nuốt bị đau, miệng khô, dạ dày không hấp thụ, v.v…

  • Trà tăng cường sinh lực

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Quả trám 5 quả (giã nhuyễn), cây lan hoàng thảo 6 gam, cam cúc 6 gam, mã thầy 5 quả (đã gọt vỏ), mạch môn 9 gam, lư căn tươi 2 cây (cắt nhỏ), lá dâu 9 gam, trúc như 6 gam, ngó sen tươi 10 miếng, lê vàng 2 quả (đã gọt vỏ). Đun lên thành canh uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Bổ âm tăng cường sinh lực, thanh nhiệt dưỡng ẩm.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người miệng khô nuốt khan, ho khan, cơ thể phát nóng, phổi và dạ dày bị tổn thương, ho ra nước bọt, dịch nhầy không bình thường.

  • Trà lá dâu

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá dâu, hạnh nhân, sa sâm, tượng bối mẫu, đậu thị mỗi loại 9 gam; sơn chi 6 gam, vỏ lê 30 gam. Cho nước vào đun. Uống thay trà.

Chú ý: Phương trà này trị các chứng do thời tiết khô hanh của mùa thu tạo ra như ho khan, đau đầu và sốt.

  • Trà bồi bổ cơ thể

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đảng sâm, hoàng kỳ mỗi loại 10 gam cho vào cùng nhau đun sôi 10 phút, bỏ cặn lấy nước cốt, giữ nóng để uống. Mỗi ngày uống một thang, uống thay trà.

Công dụng chữa trị: ích khí cố nguyên.

Chú ý: Phương trà này trị các chứng suy khí, chóng mặt, tim đập nhanh.

  • Trà câu kỷ tử ngũ vị

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạt ngũ vị 5 gam, hạt câu kỷ tử 5 gam. Đem hai thứ trên bỏ chung vào một cốc trà, đổ nước sôi vào. Uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Bổ gan ích thận, bổ phổi tăng cường sinh lực, hạn chế đổ mồ hôi.

Chú ý: Phương trà này chữa các chứng về thận dẫn đến đổ mồ hôi.Tác dụng của trà Kỷ tử hoa Cúc

  • Trà nhân sâm hạch đào

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Nhân sâm 3 gam, nhân hạch đào 10 gam. Đem hai thứ trên rửa sạch, nhân sâm cắt miếng, bỏ chung vào nồi, cho một lượng nước vừa đủ vào. Sau khi để lửa to đun sôi lên vặn thành lửa nhỏ đun trong một giờ là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống trước khi đi ngủ.

Công dụng chữa trị: ích khí bổ thận.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người hơi thở ngắn, đổ mồ hôi, không thể làm việc nặng nhọc, sắc mặt vàng, người gầy yếu, v.v…

  • Trà lá câu kỷ tử

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá câu kỷ tử non và kinh nhược can, ngắt vào mùa xuân, sau khi rửa sạch lấy nước sôi trần qua, để ráo nước, cắt nhỏ, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Dùng lửa nhỏ sao lên cho đến khi lá chuyển thành màu vàng, bảo quản trong túi kín; mỗi lần dùng lấy 6 gam, đổ nước sôi vào. Uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Giúp sảng khoái tinh thần, thanh nhiệt chữa khát, làm sáng mắt.

Chú ý: Phương trà này có thể chống lão hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh.

  • Trà sữa ngọt

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Một thìa sữa đặc, hồng trà 0,5-1 gam, muối ăn vừa đủ. Sau khi trộn đều, đổ nước sôi vào để trong năm phút là có thể dùng được. Mỗi ngày 1 thang, uống sau khi ăn sáng xong.

Công dụng chữa trị: Bồi bổ những bộ phận tổn hại trên cơ thể, bổ dạ dày, dưỡng ngũ tạng, tăng cường sinh lực, chữa khát.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người sau khi bệnh xong cơ thể yếu đuối, ăn không thấy ngon.

  • Trà cúc ngọt

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Cúc ngọt 6-9 gam. Đổ nước sôi vào, uống thay trà, mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Bổ âm tăng cường sinh lực.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người dạ dày yếu, miệng khô khát.

  • Trà sâm mạch

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sâm thái tử 15-30 gam, tiểu mạch 30 gam. Đổ nước sôi vào hai thứ trên. Mỗi ngày một thang, uống thay trà, uống liên tiếp 15 thang trở lên.

Công dụng chữa trị: Bổ dưỡng ngăn mồ hôi.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với người cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đổ mồ hồi. Những người bình thường cũng có thể thường xuyên dùng, đặc biệt thích hợp với người già.

  • Trà ô mai thái tử

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sâm thái tử 15 gam, ô mai 15 gam, cam thảo 6 gam. Cho nước vào ba thứ trên rồi nấu lên, cho thêm một lượng đường thích hợp vào, uống như trà.

Công dụng chữa trị: Bổ phổi kiện tì, bổ khí tăng cường sinh lực.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người thể lực mệt mỏi, ho và suy phổi, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, miệng khô, v.v…

Thái tử sâm
Thái tử sâm
  • Trà ngũ gia

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Nam ngũ gia bì 15-20 gam, cam thảo nướng 6 gam. Cho nước vào hai thứ trên nấu lên. Uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Giúp xương chắc khỏe, giảm đau.

Chú ý: Phương trà này dùng với người thể lực mệt mỏi, đau lưng, tứ chi nhức mỏi, bệnh phong thấp, v.v…

Những điều cần ghi nhớ

Dưới đây là các phương pháp dưỡng sinh được lưu truyền lại từ thời xưa của người Trung Quốc, phù hợp với người dưỡng sinh bồi bổ sức khỏe ở tuổi trung và cao niên, là phương pháp hữu hiệu nhằm kéo dài tuổi thọ.

  • Thường xuyên chải đầu. Mỗi sáng chải đầu mười lần, có thể giải nhiệt, làm mắt sáng đầu óc tỉnh táo, tăng cường chức năng của não, trì hoãn quá trình làm rụng tóc và bạc tóc.
  • Nên rửa mặt nhiều. Mỗi ngày rửa vào mỗi sáng và trước khi đi ngủ, dùng hai tay chà sát cho nóng, xoa lên mặt, sau đó lại dùng ngón trỏ và ngón giữa day hai bên huyệt thái dương xong lại day lên các huyệt phong phủ, phượng chì của vùng xương chẩm mười lần. Những động tác này có thể làm nét mặt hồng hào và có tác dụng trong việc phòng tránh cảm lạnh.
  • Thường xuyên thay đổi tầm nhìn của mắt, vào buổi sáng, buổi tối hoặc khi đọc sách trong một thời gian dài, hai mắt nên nhìn thẳng về phía trước, nhìn theo trình tự trái, trên, phải, dưới, trái, sau khi vận động mắt từ 7-8 lần như vậy thì nhắm mắt vào để mắt nghỉ ngơi rồi mới mở mắt. Các động tác này có thể chữa được chứng mỏi mắt.
  • Thường xuyên búng tai. Hai tay nắm chắc hai bên tai phải và trái; dùng ngón trỏ và ngón giữa búng, sau mỗi lần búng cảm giác như ở đầu phát ra tiếng âm âm. Cứ sau khi búng được 7-8 lần lại ngừng lại một lần, cứ như thế lặp lại từ 3-4 lần, có thể tăng thính giác, phòng tránh bệnh ù tai, điếc tai ở người già.
  • Lưỡi thẳng với hàm ếch. Đầu lưỡi đặt trên hàm ếch.
  • Nước bọt nên súc miệng. Dùng đầu lưỡi đặt trên hàm ếch, khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn, đợi đến khi nước bọt đầy trong miệng từ từ chia thành nhiều lần nuốt, đồng thời nghĩ rằng nó đã xuống tới phần dưới rốn đơn điền. Nước bọt có tác dụng trợ giúp tiêu hóa, trung hòa axit dạ dày và diệt vi khuẩn, trong nước bọt còn chứa nhiều hàm lượng các loại men kích thích của chất canxi tự do, có tác dụng chống lão hóa.
  • Ngực nên được bảo vệ. Tim phổi ở trong lồng ngực, nên thường xuyên bảo vệ nhằm tránh bị tổn thương.
  • Lưng nên thường được giữ ấm. Người xưa cho rằng phần lưng chính là phần bảo vệ của cơ thể trước những cơn gió lạnh độc từ bên ngoài, nên thường xuyên được giữ ấm có thể tránh được cảm lạnh.
  • Răng nên được gõ vào nhiều lần. Gõ răng sao cho tạo ra âm thanh ở răng hàm trên và dưới, mỗi ngày vào sáng và tối gõ 49 lần, có thể làm chân răng chắc khỏe, phòng tránh sâu răng.
  • Nên thường xuyên xoa bụng. Phần bụng thường dùng tay matxa có thể trợ giúp cho tiêu hóa và quá trình trao đổi chất, phòng tránh trướng bụng và tiêu chảy.
  • Đường khe nên thường xuyên chụm lại. Đường khe chính là hậu môn, thường xuyên vận động đường hậu môn sẽ có tác dụng trong việc phòng tránh bệnh trĩ. Nên có ý thức trong việc vận động phần cơ ở hậu môn, mỗi sáng và tối từ 30-40 lần.
  • Chỉ nên thường xuyên lắc. ở đây chính là phần tứ chi và phần eo nên thường xuyên vận động. Bơi, leo núi, chạy bộ, tập thể dục và tập thái cực quyền, nhẩy… đều là các cách vận động khá tốt, kiên trì tập thể dục có thể tăng cường thể lực, đặc biệt càng có lợi hơn với người lao động trí óc.
  • Nên thường xuyên xoa gan bàn chân. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy nước nóng rửa chân, rửa xong dùng tay xoa bóp huyệt tuyến gót chân 30 đến 40 lần, việc này có lợi cho giấc ngủ, còn có thể giúp tăng huyết áp, chữa chóng mặt, váng đầu, mất ngủ, rất có lợi cho việc đảm bảo sức khỏe của người già vào mùa đông.
  • Khi tiểu tiện đại tiện nên ngậm miệng không nói gì. Khi tiểu tiện mà nói năng tùy tiện thì lực tập trung sẽ bị phân tán, đặc biệt là đối với người trung niên và cao niên có thể dẫn tới đại tiện bị khô tắc hoặc tiểu tiện bị rắt. Khi tiểu tiện nên cắn chặt răng, điều này có tác dụng trong việc làm chắc răng, đây cũng là cách rất quan trọng đối với người luyện võ công, được coi là một trong các cách luyện nội công.

Các cách trên đây nên được thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày, nên luyện tập lâu dài vì nó rất có lợi trong việc dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận