Trang chủSức khỏe đời sốngCách chữa Say nắng bằng uống trà thuốc

Cách chữa Say nắng bằng uống trà thuốc

Say nắng là chỉ thời gian chịu tác dụng của nhiệt độ cao và các tia bức xạ nóng, sự điều tiết nhiệt độ cơ thể bị ngăn trở, đây là cách gọi vắn tắt của các trạng thái rối loạn chất điện phân và thủy phân và chức năng hệ thống thần kinh bị tổn hại. Người có bệnh về não, người già yếu và sản phụ có khả năng chịu nhiệt kém rất dễ bị Say nắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới Say nắng, khi ngồi trong xe có nhiệt độ cao, nếu thông gió kém cũng rất dễ bị Say nắng; khi làm về nông nghiệp hoặc khi làm ngoài trời phải chịu sự chiếu nắng trực tiếp của ánh sáng mặt trời, lại thêm ánh nắng phản chiếu từ mặt đất khiến nhiệt độ không khí càng tăng cao làm màng não bị sung huyết, lớp vỏ não lớn bị thiếu máu dẫn tới hiện tượng Say nắng, nhiệt độ không khí tăng cao càng dễ khiến bị Say nắng; tại nơi công cộng hoặc trong nhà, nếu tập trung đông người, sự tỏa nhiệt tập trung lại, do đó tản nhiệt càng khó hơn.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Trà giúp tăng cường sinh lực và là thứ nước giải khát vào mùa nóng. Do trong nước trà có chứa các chất phenol, các loại đường, nước hoa quả, axit amin và các chất hóa học được sinh ra do sự biến đổi từ nước bọt trong miệng khiến khoang miệng luôn ướt, tạo ra cảm giác mát mẻ. Chất cafein còn có thể điều tiết nhiệt độ cơ thể, chất ở đồ uống trà có thể làm tăng cường sinh lực và làm giải khát trong mùa nóng. Vào mùa hè nóng bức, uống trà nóng còn có tác dụng giải khát hơn bất cứ một thứ đồ uống nào khác, thậm chí nó còn kéo dài thời gian nhiệt độ giảm hơn.Cảm thấy khát nước

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà giải nhiệt

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Phương trà này được coi như thuốc, do các loại thuốc như ngải xanh, hoạt thạch, lư căn, cam thảo tạo thành. Những vị này gói thành thang thuốc, mỗi gói 50 gam. Mỗi lần dùng lấy 10 gam, đổ nước sôi vào hoặc đun lên. Uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải nóng, chữa khát tăng cường sinh lực, hạ nhiệt trong mùa nóng.

Chú ý: Phương trà này điều trị các bệnh nóng, hay cảm lạnh, sốt.

  • Trà lá mẫu kinh

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá mẫu kinh non phơi khô 6-9 gam. Đun lên uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt tăng cường sinh lực.

Chú ý: Phương trà này có thể phòng tránh Say nắng.

Say nắng
Say nắng
  • Trà thanh nhiệt hóa thấp

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lư căn tươi hai cây (cắt nhỏ), trúc như 4,5 gam, sơn tra rang 9 gam, cốc nha sao 9 gam, vỏ quýt 2,4 gam, lá dâu sương 6 gam. Đun nước lên uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt hóa thấp, điều hòa tì vị, thanh lợi đầu mắt.

Chú ý: Phương trà này dùng cho chứng lá lách bị tổn thương do nóng, miệng đắng hoặc khô.

  • Trà nóng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ngải xanh 150 gam, thạch cao 120 gam, lá bạc hà 150 gam, cam thảo 30 gam. Những vị thuốc trên đem nghiền nhỏ, trộn đều, gói thành 10 gói. Mỗi lần dùng 1/3 gói, đổ nước sôi vào uống thay trà, mỗi ngày dùng 3 lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải nóng, tăng cường sinh lực giải khát.

Chú ý: Phương trà này có tác dụng phòng nóng, chữa Say nắng.

  • Trà điều tản

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoàng linh 60 gam, xuyên khung 30g, trà tế nha 9 gam, bạch chỉ 15 gam, bạc hà 5 gam, kinh giới 12 gam. Nghiền nhỏ những vị thuốc trên, mỗi lần dùng 5-6 gam, cho thêm nước trà vào.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt.

Chú ý: Phương trà này để chữa phong nhiệt, đau đầu và mắt đau không ngừng.

  • Trà tam đậu

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đậu đỏ 50 gam, đậu xanh 50 gam, đậu đen 50 gam. Cho ba thứ trên vào nồi. Cho nước vào nấu thành canh, cho một lượng đường thích hợp vào. Uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Giải nhiệt lợi thấp, bổ thận tăng cường sức khỏe.

Chú ý: Phương trà này có tác dụng dưỡng sinh tiêu nóng.

Hạt đậu xanh tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Hạt đậu xanh tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Những điều cần ghi nhớ

Giữa mùa hè nóng nực nên lựa chọn những phương pháp giải nhiệt và chống nắng khoa học, nhằm tránh các bệnh về Say nắng.

Trước tiên nên tạo thói quen chủ động uống nước, vì khi ta cảm thấy khát thì cơ thể đã ở trạng thái thiếu nước rồi. Vì vậy không nên đợi khi khát mới uống nước, nhất định phải bổ sung định kì lượng nước, mỗi ngày sau khi thức dậy vào buổi sáng, khoảng 10 giờ trưa, 3-4 giờ chiều, buổi tối trước khi đi ngủ là “thời gian uống nước tốt nhất”, nên uống 1-2 cốc nước trắng, khi ra mồ hôi nhiều có thể bổ sung một lượng nước muối thích hợp nhằm bổ sung thành phần lượng muối đã mất do cơ thể đổ mồ hôi.

Tiếp đó, nên duy trì ngủ đủ giấc, vì mùa hè ngày dài đêm ngắn, nhiệt độ không khí cao, quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra mạnh mẽ, lượng tiêu hao cũng lớn, dễ cảm thấy mệt mỏi; giữ cho việc ngủ đủ giấc có thể khiến đại não và các bộ phận khác trên cơ thể đều cảm thấy thoải mái, từ đó sẽ có lợi cho công việc và học tập, đây cũng là biện pháp hữu hiệu để đề phòng Say nắng.

Tiếp nữa, chú ý không được ngủ dưới cửa thông gió của điều hòa và quạt điện nhằm tránh bị bệnh do điều hòa hoặc gió độc. Ngoài ra, khi ăn phải thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, chủ yếu dùng những thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, không nên ăn nhiều đồ lạnh, cũng không được uống bia và các đồ uống khác để giải nhiệt, nên ăn nhiều rau và hoa quả tươi.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây