Trang chủSức khỏe đời sốngCách chế biến trà thuốc

Cách chế biến trà thuốc

Căn cứ vào những thành phần không giống nhau tạo ra trà thuốc, người ta cũng có các cách dùng không giống nhau, có mấy cách phân loại và sử dụng dưới đây:

  1. Trà bột

Bột giã nhỏ, hỗn hợp lại với nhau và phân làm ba bước. Bột giã là thảo dược sau khi phơi khô, giã thành bột dạng thô, qua 14-20 lần sàng. Phải tránh khi giã có quá nhiều bột nhỏ. Cho hỗn hợp những loại bột đã giã ở dạng thô vào máy đánh tan đánh đều, hoặc dùng máy trộn đến khi màu đều rồi làm lại 1-2 lần. Bột nghiền là dùng loại giấy có tính năng chống ẩm tốt, hoặc túi làm bằng polyethylen, mỗi túi phân thành từng lượng thuốc nhất định. Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát. làm bột trà, không được để vón cục, bột mịn cũng ít.Tác dụng giống như vị thuốc của trà

  1. Trà viên

Gồm năm bước là giã thành bột, trộn đều, nặn thành viên, sấy khô, đóng gói. Dùng cách giã giống như trên, tạo thành bột thô. Loại thuốc này là lấy bột mì cho thêm một lượng nước thích hợp vào nấu lên thành loại thuốc sánh như bột, trộn lẫn vào cùng với bột trà, tạo thành viên. c của bột cần vừa phải, nếu quá đặc sẽ khó nhào, thậm chí còn ảnh hưởng đến độ dính. Yêu cầu mầu sắc của các viên nặn phải đồng nhất, không được rời rạc. Cũng có thể lấy những nguyên liệu thuốc có thành phần không bốc hơi được trong phương thuốc, đun nước cô đặc thành thuốc cao thay cho thuốc dạng hồ bột, trộn hỗn hợp với những loại thuốc ở dạng bột thô đấy thành viên. Nếu độ kết dính không đủ thì tùy tình hình mà cho thêm lượng bột hồ thích hợp vào. Lấy một lượng thuốc nhất định cho vào một khuôn tròn bằng đồng, lấy phần tâm của khuôn gỗ đặt vào thuốc, dùng một chiếc gậy để gõ cho rơi ra là có thể dùng được. Khi sấy nên bắt đầu từ nhiệt độ thấp mới đến nhiệt độ cao, mới đầu vào khoảng 60 o C, đợi đến khi mặt ngoài khô mới từ từ tăng nhiệt độ lên 70-80 o C, như thế mới tránh cho bề mặt bên ngoài khỏi nứt. Trong quá trình sấy khô nên đảo đều các vị trí để bề ngoài được khô đều, tránh cho màu sắc của viên trà không giống nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng. Cuối cùng dùng loại giấy có tính chống ẩm tốt để đóng gói các viên, cất giữ tại nơi kín, yêu cầu bề mặt phải toàn vẹn, không có hiện tượng nứt.

  1. Trà hạt

Còn gọi là trà cô đặc, gồm bốn bước là ngâm, làm thành hạt, sấy khô, đóng gói. Ngâm là lấy 10- 20% nguyên liệu trong phương thuốc nghiền thành bột nhỏ (70-100 lần sàng). Tiếp đó cho nước vào nguyên liệu đun một lần hoặc nhiều lần, đem lọc, chất được lọc cô lại thành bột đặc. em những hạt cô đặc và bột thuốc trộn lẫn với nhau, trộn đều cho đến khi các chất kết dính lại, sàng tiếp 12-14 lần để tạo thành hạt. Những hạt này đạt đến nhiệt độ 60-80 o C là tiến hành sấy khô, lai lọc tiếp 12 lần nữa, để ở nơi kín đáo. ng gói cùng với thang thuốc, thông thường vẫn đóng gói bằng túi polyethylen, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Trà ở dạng hạt yêu cầu không có hiện tượng hút ẩm, kết hạt.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây