Các loại trà chữa Đau răng

Sức khỏe đời sống

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Các nghiên cứu cho thấy, trong trà có chứa hàm lượng kiềm rất phong phú, có thể trừ tanh, khả năng làm sạch hơn rửa bằng nước rất nhiều, mỗi ngày sau mỗi ba bữa cơm, đặc biệt là sau khi ăn cá, nếu dùng nước trà ngậm trong miệng, có thể làm sạch miệng, khử mùi tanh. Hơn nữa, còn có thể phòng ngừa được bệnh sâu răng. Đối với những người thường xuyên uống trà Ô long, tỷ lệ mắc chứng sâu răng giảm xuống khoảng 60%.

hình răng sâu đến tủy răng
hình răng sâu đến tủy răng

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà xanh bạch chỉ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh loại ngon, bạch chỉ. Đầu tiên lấy 5 gam bạch chỉ, 10 gam cam thảo cho vào 600 ml nước, đun sôi 5 phút sau, cho thêm 2 gam trà xanh vào là được. Mỗi ngày làm uống 1 lần, chia ra làm 3 lần để uống.

Công dụng chữa trị: Giải nhiệt trừ phong, tiêu viêm, lành vết thương.

Chú ý: Phương trà này chủ trị cảm mạo, đau răng, ghẻ lở sưng tấy.

  • Trà chữa chứng đau răng miệng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam sa nhân, 3 gam tế tân. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nghiền thành bột, cho thêm nước sôi vừa đủ vào ngâm trong cốc, đậy nắp

Công dụng chữa trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, tán hoả cầm đau.

Chú ý: Loại trà này chủ trị âm vị không tốt, dạ dày nóng, viêm dẫn đến chứng đau răng, đau miệng. Tì vị hư hàn hoặc thận âm không tốt dẫn đến đau răng, đau miệng không nên dùng.

Sa nhân cam tính vị hơi đắng, hàn, quy phế, vị, có chức năng dưỡng âm sinh dịch, nhuận phổi cầm ho. Phương thuốc trên rất trọng dùng sa nhân, vì nó có chức năng đặc biệt để dưỡng vị âm mà dẫn đến nóng bụng. Tế tân có tính vị ôn, mùi thơm, có tác dụng trừ phong, cầm đau. Về lâm sàng, tế tân nếu phối hợp cùng với thạch cao để trị chứng dạ dày nóng dẫn đến đau răng cũng đem lại hiệu quả rất tốt. Phương thuốc này thích hợp với những người âm vị không tốt, dạ dày nóng dẫn đến đau răng, đau miệng.

  • Trà chắc răng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 1-3 gam lá trà (hồng trà, lục trà, ô long trà, thiết quan âm trà, có thể chọn 1 trong các loại trà trên là được). Cho trà vào cốc, thêm nước sôi, chờ cho đến khi nước âm ấm lại thì dùng, uống nước trà. Mỗi ngày ngâm uống từ 1-2 cốc.

Công dụng chữa trị: Trừ sâu răng, bảo vệ chống lại bệnh sâu răng.

Chú ý: Để đề phòng bệnh sâu răng cần ghi nhớ, trước khi đi ngủ nên dùng nước trà để súc miệng, nhưng không nên uống, để tránh mất ngủ.

Bệnh sâu răng, có tên gọi khác là bệnh mọt răng. Bệnh xảy ra có liên quan chặt chẽ đến việc vệ sinh răng miệng, đặc biệt là luôn luôn thích ăn cao lương mỹ vị, các loại bánh kẹo có chứa đường, hoặc axit, liên cầu khuẩn trong sữa… rất dễ dàng làm mất đi chất phôt pho trong men răng, răng mất đi phốt pho, lâu ngày sẽ dẫn đến sâu răng. Ngoài việc thiếu các vi sinh tố ra, việc thay thế và bổ sung chất phốt pho trong răng cũng có thể dẫn đến bệnh sâu răng. “Trà là loại thuốc trị vạn bệnh”, không chỉ có thể giải độc, hạ hoả, giúp tiêu hoá tốt, trà còn có thể tẩy những chất bẩn trên răng, làm sạch miệng, là một loại thuốc rất tốt để phòng chống bệnh sâu răng.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong trà có chứa tới hơn 300 loại thành phần hoá học, trong đó có nhiều loại axit có tác dụng khống chế được nhiều loại vi khuẩn. Hàm lượng các vi sinh tố trong trà rất phong phú, không chỉ có các vi sinh tố như A, D, E, K …, mà còn chứa các vi sinh tố nhóm B và C. Đặc biệt là hàm lượng tiền tố vi sinh tố A (beta caroten) và hàm lượng vi sinh tố C trong trà cũng rất cao, có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển và hồi phục của chức năng sinh lý và răng.Trong lá trà cũng có rất nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt là can xi. Can xi chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổ chức cơ thể là ở răng, nếu hấp thụ can xi không đầy đủ, có thể khiến răng phát triển không tốt, dễ dàng xảy ra chứng bệnh sâu răng. Uống trà thường xuyên và dùng trà để súc miệng thường xuyên là một cách rất tốt để vệ sinh khoang miệng, làm chắc răng và phòng ngừa bệnh sâu răng.

  • Trà hoa cúc cam thảo

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam hoa cúc trắng, 5 gam cam thảo; 0,5 gam trà xanh. Cam thảo cho nước sôi vào ngâm trong 10 phút, sau đó thêm hoa cúc trắng, trà canh vào khuấy đều. Mỗi ngày làm uống 1 lần, chia ra làm 3 lần để uống.

Công dụng chữa trị: Làm mát, kháng khuẩn, tiêu viêm.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng viêm khoang mũi, bệnh sâu răng.

trà hoa Cúc
Trà hoa Cúc
  • Trà rau muống bồ công anh

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 250 gam rau muống, 100 gam bồ công anh tươi. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào thái nhỏ, giã nát, lọc lấy nước, cho thêm lượng mật ong vừa đủ vào, khuấy đều, đun sôi lên chia ra uống làm 2 đến 3 lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, làm mát, giải độc, trừ hoả.

Chú ý: Phương trà này chủ trị dạ dày nóng, đau răng.

  • Trà tam hoa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 20 gam hoa kim ngân, 20 gam hoa cúc dại, 25 bông hoa nhài. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nước nóng, đun sôi trong 5 phút, thêm đường vào uống như uống trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, giải độc, hoà trung.

Chú ý: Phương trà này chủ trị dạ dày nóng, đau răng.

  • Nước ngưu bàng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 250 gam rễ ngưu bàng, đun sôi lên, uống như uống trà.

Công dụng chữa trị: Trừ phong tán nhiệt, tiêu thũng chống đau.

Chú ý: Phương trà này chủ trị phong nhiệt đau răng.

  • Trà bạc hà

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam bạc hà tươi (hoặc 10 gam bạc hà khô). Bạc hà rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nước sôi hãm như trà.

Công dụng chữa trị: Trừ phong, thanh nhiệt, chống đau.

Chú ý: Phương trà này chủ trị phong nhiệt, đau răng.

  • Nước vừng (thăng ma)

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam vừng, 6 gam bạc hà. Cho tất cả các loại nguyên liệu trên vào đun sôi lên, uống thay trà.

Chú ý: Loại trà này thích hợp với chứng phong nhiệt, đau răng.

Những điều cần ghi nhớ

Tục ngữ nói: “Đau răng không phải là bệnh, nhưng khi đau thì đau muốn chết đi được”. Thực ra, đau răng là một loại triệu chứng do nhiều chứng bệnh về răng mang lại, nó có tính kích thích, đau một cách tự nhiên và phân chia ra làm 2 loại là đau nhức và đau buốt, làm cho bệnh nhân không thể chịu đựng được cơn đau đó, và nên nhanh chóng đi khám. Nhưng chúng ta, đôi khi do những việc khác như công việc, công tác bận rộn nên làm mất thời gian, không thể đi khám ngay được. Như vậy, có cách nào đơn giản để trị chứng đau răng này không?

Bệnh sâu răng có tên gọi dân dã là “mục răng”. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, chúng ta sẽ cảm thấy đau, đặc biệt là khi ăn những đồ ăn cứng, hoặc khi ăn chua, ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng, cơn đau càng tăng thêm. Người trung niên và người già, nếu nướu (lợi) nhỏ lại hoặc chân răng bị lộ ra ngoài cũng có thể gặp phải những cảm giác đau như vậy. Có thể dùng tỏi tươi củ to, bỏ vỏ, giã nát ra, để vào chỗ răng đau, cũng có thể dùng lượng vừa đủ bạch dược Vân Nam, cho vào nước sôi chế thành dạng keo, trám hoặc bôi vào chỗ răng đau. Hoặc có thể dùng 10 giọt nước, dầu gió trừ phong, hoặc liên tục dùng kem đánh răng có chứa chất chống axit để đánh răng đều có thể làm cho chứng đau răng dần dần giảm đi, sau đó có thể mất hẳn. Đối với những người răng quá mẫn cảm với axit, có thể dùng cây tô thái mỏng ra thành 2 -3 lát, ngâm trong 1 cốc nước nóng, mỗi ngày súc miệng 3 lần, hoặc dùng tỏi bỏ vỏ ngâm trong rượu màu rồi bôi lên chỗ đau, cũng có kết quả rất tốt.

Xem tiếp

Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận