I. ĐẠI CƯƠNG:
Mất ngủ không phải là một bệnh mà là một triệu chứng, được định nghĩa như “khó khởi đầu giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, giấc ngủ bị ngắt quãng, hay thức dậy sớm, hay giấc ngủ không hồi phục kéo dài ít nhất 1 tháng, xảy ra ít nhất 3 lần/tuần, gây ra khó chịu hay các biến chứng trong ngày”.
30% người lớn ở Mỹ thỉnh thoảng bị mất ngủ, 10 – 20% mất ngủ mạn tính, nhưng chỉ có < 5% người mất ngủ khám chuyên khoa. Phụ nữ, người lớn tuổi, trình độ học vấn và kinh tế xã hội thấp, stress gần đây, lạm dụng rượu hay thuốc dễ mất ngủ hơn.
Nguyên nhân: có thể là
- Yếu tố cơ địa: Chu kỳ thức ngủ cơ bản của mỗi người, nhịp sinh học, nhân cách, cơ chế thích nghi và tuổi;
- Các yếu tố thúc đẩy: Bệnh nội khoa hay thần kinh, dùng thuốc kê toa và không kê toa, các yếu tố tâm lý, tâm thần, hoàn cảnh, môi trường, thai kỳ, mãn kinh dùng hormon hoặc thuốc ngừa thai;
- Các yếu tố duy trì: Hành vi thích nghi, vệ sinh giấc ngủ kém, lo âu, lạm dụng thuốc.
II. CHẨN ĐOÁN:
Chẩn đoán mất ngủ phải tập trung vào các yếu tố có thể gây mất ngủ cũng như thời gian bệnh. Thầy thuốc cần ghi nhận thời gian mất ngủ:
Mất ngủ thoáng qua (tạm thờì): Chỉ vài ngày, thường do stress cấp tính hay thay đổi môi trường (lạ chỗ, du lịch sang nước có múi giờ khác…).
Mất ngủ ngắn hạn: Dưới 4 tuần thường khởi phát do các thay đổi hoàn cảnh nặng nề.
Mất ngủ mạn tính: Kéo dài trên 4 tuần, các yếu tố thúc đẩy gồm bệnh thực thể hay tâm lý (bệnh nội khoa: GERD, trầm cảm, hô hấp, xương khớp……), dùng thuốc (chống trầm cảm, kích thích hệ thần kinh trung ương, glucocorticoid…), rượu, caffein, thuốc lá.
III. XỬ TRÍ VÀ ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ:
- Cần xác định kiểu mất ngủ:
- Khó bắt đầu giấc ngủ (mất ngủ đầu hôm, người trẻ)
- Thức giấc quá sớm (người cao tuổi)
- Khó duy trì giấc ngủ
- Xác định nguyên nhân gây mất ngủ.
- Thực hiện các “Biện pháp không dùng thuốc” giúp ngủ tốt:
- Nên ngủ và thức giấc vào một giờ nhất định.
- Hạn chế việc ngủ trưa (nếu cần chỉ nằm nghỉ nếu khó ngủ vào ban đêm).
- Chuẩn bị giường ngủ thích hợp (thoáng, tối, yên tĩnh). Cần xem giường ngủ là nơi chỉ để ngủ (Không đọc sách báo, xem ti vi hoặc học hành trên giường).
- Tránh uống cà phê, trà đậm vào tối trước khi ngủ.
- Tránh đi ngủ với bụng no quá hoặc đói quá.
- Thường xuyên tập thể dục nhưng không nên tập ít nhất 4 giờ trước khi ngủ.
- Luyện tập phương pháp thư giãn, chống stress (như yoya, thở dưỡng sinh).
- Dùng dược thảo theo kinh nghiệm dân gian có tác dụng an thần: lạc tiên (nhãn lồng), tâm sen (lá mầm hạt sen), trinh nữ (mắc cỡ), lá vông nem…
- Thuốc từ dược thảo: Rotunda (củ Bình vôi)…
- Dùng thuốc kháng histamin (loại OTC): Doxylamin, promethazin, alimemazin, diphenhydramin,
- Dùng thuốc an thần gây ngủ (theo chỉ định của bác sĩ)
- Nhóm barbiturat (amobarbital, butabarbital, immenoctal, ..): rất ít dùng.
- Nhóm benzodiazepin : Diazepam (Seduxen, Valium), flurazepam (Dalmane), estazolam (Prosom, Nucfalon), tetreazepam (Normison, Restoril), triazolam (Halcion) quazepam (Doral): thông dụng hiện
– Các thuốc khác: Cloral hydrat, meprobamat, chống trầm cảm (amitriptylin). zolpidem (Ambien), zaleplon (Sonata), zopiclon có lợi điểm T½ ngắn (1-2 giờ), không ức chế giấc ngủ REM, ít tiềm năng gây nghiện.
- Thuốc chống lo âu : Etifoxine chlorhydrate 50mg (1-4 viên/ngày), Sulpiride 50 mg (1-3 viên/ngày)…
- Thuốc khác: Rotundin
Xem thêm:
https://thuocchuabenh.vn/tai-lieu-y-hoc/suc-khoe-thuong-thuc/chua-mat-ngu-khong-dung-thuoc.html