Trang chủChăm sóc béTrẻ bị đau đầu gối - Nguyên nhân, hướng xử lý

Trẻ bị đau đầu gối – Nguyên nhân, hướng xử lý

Hầu hết các trường hợp bị đau đầu gối ở thanh thiếu niên là do một tai nạn nhỏ nào đó, hoặc do chấn thương khi chơi thể thao, hoặc do đầu gối bị quá tải. Tuy nhiên, một số ít trường hợp đau đầu gối ở trẻ có nguyên nhân là một bệnh nghiêm trọng như bệnh viêm khớp, u bướu và rối loạn máu.

Xương bánh chè được liên kết với xương đùi tại khớp bánh chè bằng các dây chằng bánh chè (ở phía trên xương bánh chè) và gân bánh chè (ở phía dưới xương bánh chè). Khớp bánh chè được giữ ổn định bằng một lực tổng hợp của các dây chằng và cơ bắp, cũng như nhờ sự cân đối của kết cấu xương. Phần phía dưới của xương bánh chè (có hình chữ V) được trượt trên bề mặt rãnh xương đùi có hình dạng tương thích. Xương bánh chè không trượt thẳng mà chỉ dịch chuyển nhẹ nhàng sang hai bên khi di chuyển, do lực chuyển động đã được dồn sang phần cơ bắp và gân. Bất cứ sự không đồng đều nhỏ nào trong xương hay phân phối không đều trong lực của cơ bắp, gân và dây chằng đều có thể làm cho xương bánh chè chuyển động không bình thường, do đó gây ra chứng đau đầu gối. Chứng bệnh này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu trẻ tham gia vào các hoạt động cần phải gắng sức.

Những chấn thương ở dây chằng đầu gối thường khá phổ biến ở người lớn, song lại ít thấy ở trẻ em, vì các dây chằng chưa hoàn thiện của trẻ khỏe hơn phần xương mà chúng liên kết vào. Khi có những tác động mạnh mẽ, xương sẽ gãy .trước khi dây chằng bị rách, đặc biệt là gần những vị trí xương phát triển. Tuy nhiên, khi xương trẻ trở nên cứng chắc hơn trong giai đoạn thiếu niên, những chấn thương ở đầu gối và dây chằng dần trở nên giống với ở người lớn. Những người chơi trượt tuyết, trượt patanh nghệ thuật hoặc chơi tennis, những người chơi bóng rổ hoặc bóng đá là những người đặc biệt dễ bị chấn thương đầu gối. Do đó, các vận động viên trẻ luôn luôn phải đeo đồ bảo vệ khi luyện tập và thi đấu các môn thể thao.

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu:

  • Con bạn bị đau đầu gối hoặc sưng đầu gối trong hơn ba ngày, hoặc tình trạng càng ngày càng nặng
  • Đầu gối bé bị đau và sưng lên nhanh chóng sau khi gặp chấn thương
  • Khớp gối bé đau, đỏ lên, chạm vào thấy ấm nóng, mặc dù có hoặc không có chấn thương
  • Bé cảm thấy đầu gối yếu đi hoặc không vững.

CẢNH BÁO!

Mặc dù các điều kiện trực tiếp ảnh hưởng lên đầu gối thường là những nguyên nhân gây ra cơn đau, song đau đầu gối cũng có thể là triệu chứng của một loại rối loạn ở hông.

Phòng ngừa các chấn thương đầu gối

Nguyên nhân phó biến nhất gây ra đau đầu gối là do đầu gối bị quá tải, là tình huống trong đó một chấn thương nhẹ nhưng lặp lại thường xuyên dần dân làm mất đi sức mạnh của toàn bộ bên chân bị thương. Những bài tập nâng cao thể lực đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa những chấn thương khớp và chấn thương cơ bắp cho trẻ. Các huấn luyện viên và người hướng dẫn tập thể thao của nhà trường cần nhấn mạnh tầm quan trọng của các động tác khởi động và kéo giãn cơ cho trẻ trước khi chơi thể thao.

Các chấn thương cơ bắp nhỏ có thể được xử lý bằng cách đặt một miếng gạc lạnh lên chỗ bị đau ngay lập tức sau chấn thương, sau đó cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và nghỉ ngơi trong 1-2 ngày. Nếu đầu gối trẻ bị sưng hoặc đau dai dẳng, mà nguyên nhân có liên quan đến việc luyện tập, hoặc bị đau ở những vị trí cụ thể trong xương hoặc khớp gối, hãy gọi cho bác sĩ nhi để bác sĩ kiểm tra cho trẻ hoặc giới thiệu trẻ đến một chuyên gia y tế thể thao hay một chuyên gia chỉnh hình. Sau khi đánh giá chấn thương của trẻ, bác sĩ sẽ có thể tư vấn cho trẻ những bài tập giúp tăng cường sức mạnh và chức năng cho đầu gối. Sau đó, trẻ không nên tiếp tục chơi thể thao cho đến khi được bác sĩ cho phép.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Khắp đầu gối con bạn bị căng nhức, cảm giác ấm nóng, chuyển màu đỏ hoặc bị sưng. Một loại viêm nhiễm nào đó. Có một vết thương ở đầu gối. Viêm khớp. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho trẻ và có thể sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia khác nếu thấy cần thiết.
Con bạn thấy đau, có vết sưng và đau khi chạm vào ở phía mặt ngoài của càng chân và các triệu chứng này lại tái phát mỗi lần trẻ chơi thể thao. Bầm dập.

Căng cơ.

Bệnh Osgood – Schlatter (một bệnh gây đau nhưng lành tính và khá phổ biến ở thanh thiếu niên).

Đưa trẻ đến bác sĩ nhi để được kiểm tra. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh Osgood – Schlatter, trẻ sẽ cần nghỉ ngơi, giảm chơi thể thao và dùng thuốc giảm đau nếu thấy cần thiết.
Con bạn cảm thấy như đầu gối bị trật ra khỏi khớp, cảm giác này xuất hiện sau khi bị chấn thương. Xương bánh chè bị trật khớp.

Rách dây chằng.

Chondromalacia patellae (hội chứng đau patellofemoral – sụn ở xương bánh chè bị mềm).

Đưa trẻ đến bác sĩ nhi để được khám xem có chấn thương nào ở đầu gối không. Liệu pháp điều trị là “thể dục với khớp xương bất động” (isometric exercise) sau khi nghỉ ngơi cho khỏi chấn thương.Trẻ hiếm khi phải phẫu thuật.
Con bạn đi khập khiễng vì đau sau khi hoạt động gắng sức. Trẻ nói rằng thấy khớp gối bị cứng, oàn, khó cử động và cảm giác như không đỡ được trọng lượng cơ thể như bình thường được, ở đâu gối trẻ nghe thấy tiếng kêu khi chuyển động và bị sưng lên. Viêm xương sụn bóc tách (có thể là do chấn thương, bệnh này gặp phổ biến hơn ở nam thiếu niên).

Sụn chêm hình đĩa (một dị tật của sụn đầu gối).

Đưa trẻ đến bác sĩ nhi để được khám. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách xử lý hiện tượng thường gặp này, mà nguyên nhân là do sự tách biệt của một mảnh xương nhỏ, khiến cho sụn bị viêm và tách ra. Bác sĩ cũng có thể sẽ giới thiệu trẻ đến một chuyên gia chỉnh hình để được kiểm tra chuyên sâu.
Con bạn nói rằng có những cảm giác đau đâu gối không rõ ràng, đặc biệt là sau khi hoạt động mạnh.

Tuy nhiên đầu gối trẻ trông vẫn bình thường, và có vẻ như vẫn đảm nhận được các chức năng thông thường của chúng.

Xương bánh chè bị trật khớp (patella maltracking).

Đau đầu gối do nguyên nhân không xác định.

Bệnh trật đầu trên xương đùi (đầu xương đùi bị trật ra khỏi vị trí).

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho trẻ để loại trừ khả năng các bệnh nguy hiểm gây ra đau đầu gối. Bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho trẻ các bài tập “thể dục với khớp xương bất động” để tăng cường độ linh hoạt và sức chịu đựng của đầu gối. Bạn có thể cho trẻ chườm đá để làm giảm cơn đau, thường thì cơn đau sẽ giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, nếu trẻ bị bệnh trật đầu trên xương đùi thì đây lại là trường hợp nguy cấp và có thể phải tiến hành phẫu thuật để cố định đầu xương, vl căn bệnh này có thể dẫn đến chứng viêm khớp hoặc phải thay khớp khi tuổi đời còn rất trẻ.
Con bạn bị sưng ở mặt sau đầu gối u nang bao hoạt dịch (một loại bệnh lành tính ở trẻ em trong độ tuổi đi học). Đưa bé đến bác sĩ nhi để được khám. Hầu hết trường hợp các u nang này sẽ tự mất đi mà không cần phải can thiệp. Phẫu thuật chỉ cần thiết trong trường hợp bé bị đau dữ dội do chỗ sưng hoạt dịch tăng kích cỡ.
Con bạn bị đau đầu gối đến nỗi bị tỉnh giấc vào ban đêm. Đầu gối vận động quá tải – u bướu.

Rối loạn máu (như chứng leukemia).

Viêm khớp hoặc một bệnh hệ thống khác.

Gọi cho bác sĩ nhi nếu bé bị đau cả vào ban ngày hoặc đi khập khiễng, hoặc cơn đau kéo dài trong nhiều ngày.
Đầu gối con bạn bị đau và sưng, và khi gập phát ra tiếng kêu. Bệnh sụn chêm hình đĩa (một tật hiếm gặp của sụn chêm – một mảnh sụn ở phía trên cùng của xương cẳng chân, có hình tròn thay vì hình bán nguyệt). Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia chỉnh hình.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây