Triệu chứng ho lâu ngày
Ho là một cơ chế tự nhiên nhằm loại trừ những vật lạ dính trên đường hô hấp. Đường hô hấp bắt đầu từ khí quản, thông thẳng tới phổi. Những tế bào trong thành đường hô hấp hàng ngày tiết ra một ít chất nhờn, nhằm duy trì trạng thái ẩm ướt trong đường hô hấp, để những bụi bẩn được thở vào trong cơ thể dính trên chất nhờn, không bị rơi xuống phổi. Tuy nhiên thành đường hô hấp hàng ngày phải liên tục tiết ra chất nhờn, và con người ta cứ liên tục nuốt những chất nhờn này vào bụng, cho nên trong trạng thái bình thường, chất nhờn này không đến nỗi tích tụ trên đường hô hấp. Nhưng một khi đường hô hấp bị kích thích hoặc bị viêm nhiễm, thành đường hô hấp tiết ra quá nhiều chất nhờn, nên cần mượn động tác ho để thải chất nhờn này qua miệng. Có một điều phải chú ý là, màu sắc của đờm là một yếu tố để chúng ta quan sát hiện trạng bệnh tình : đờm có màu trắng chỉ là sự kích thích đơn thuần ; đờm màu vàng hoặc xanh có nghĩa là đang bị viêm nhiễm ; màu đỏ thì là màu máu thôi.
Khi chúng ta hít vào một vật lạ gì đó cũng gây hiện tượng ho. Khi thức ăn rơi sai chỗ, rơi vào khí quản, sẽ gây phản ứng ho phản xạ. Đa số động tác phản xạ này không thể không chế bởi ý chí con người, nhất là khi thực phẩm rơi nhầm vào khí quản hay hít vào một khí gây kích thích, bạn sẽ ho không dứt mà không thể tự khống chế.
Thông thường, người ta bị ho khi mắc bệnh cảm, nếu triệu chứng cứ liên tục, thì có khả năng chuyển sang viêm phế quản mãn.
Bất kỳ một người nào bị ho liên tục trên bốn tuần, dứt khoát phải đến bệnh viện kiểm tra. Những cơn ho ngẫu nhiên có thể coi là hiện tượng bình thường, trừ khi cá nhân đó có thói quen ho dưới dạng thần kinh, nếu không những cơn ho mãn lâu dài tuyệt đối không phải hiện tượng tốt, thậm chí còn là triệu chứng mắc bệnh ung thư phổi.
Đôi khi cũng có một vài trường hợp ho bởi stress, chỉ cần đi vào giấc ngủ thì hết ho, cho nên có thể chẩn đoán rằng triệu chứng trên chỉ là tác dụng tâm lý gây nên. Vì nếu là những cơn ho mãn do các nguyên nhân khác thường phát bệnh vào nửa đêm, hoặc ban đêm thậm chí trở nên rất nghiêm trọng.
Tiểu thiệt (lưỡi gà) bị sưng cũng có thể gây cơn ho lâu ngày.
Tiểu thiệt là miếng thịt nhỏ nằm phía sau hầu, khi chúng ta ăn thức ăn đụng phải nó sẽ phát ra tín hiệu cho cơ bắp co thắt đẩy thức ăn vào đường nuốt, một khi bị sưng to gây cản trở (đôi khi những phản ứng dị ứng cũng khiến tiểu thiệt bị sưng tạm thời), sẽ liên tục lên cơn ho, cần phải làm phẫu thuật cắt bỏ.
Những cơn hen dị ứng hoặc viêm nhiễm cũng gây hiện tượng co giật ngắt quãng trên khí quản, từ đó dẫn đến triệu chứng ho và hen.
Bệnh suy tim cũng gây cơn ho. Một khi tim quá suy kiệt không thể bơm ra tất cả những máu chảy về tim, những máu đó sẽ chảy ngược vào phổi, khiến phổi đầy chất dịch, người bệnh chỉ cần nằm xuống thì bị ho hoặc thở hổn hển.
Dưới đây xin nêu một vài triệu chứng gây cơn ho, để bạn tham khảo, nhưng sự chẩn đoán chính xác vẫn là sự quyết định của bác sĩ.
Ho là một tín hiệu hết sức quan trọng, tuyệt đối không thể xem thường hoặc tự chẩn đoán, mua thuốc uống bậy bạ!
Nếu cơn ho kéo dài ba bốn ngày kèm theo hiện tượng sốt, rất có thể do viêm nhiễm đường hô hấp cấp ; nếu cơn ho kéo dài hai ba tuần, coi như là chứng bệnh mãn, lúc này cần nghĩ xem phổi có thể bị khối u hay không, nhất là người bệnh lại là một con người nghiện thuốc.
Nhiều năm trước đây, ho lao là một chứng bệnh thường gặp, sau này nhờ có thuốc kháng sinh, tỉ lệ mắc bệnh lao đã giảm nhanh chóng. Nhưng hiện nay do một số nguyên nhân như : suy tính miễn dịch của người lớn tuổi, bệnh sida, môi trường sống quá chật hẹp, cũng khiến bệnh lao có dấu hiệu trở lại. Cho nên người lớn tuổi sống trong viện dưỡng lão khi có hiện tượng lên cơn ho thì phải nghi ngờ là mắc chứng lao.
Nếu triệu chứng ho liên tục kéo dài nhiều năm, qua kiểm tra xác nhận không mắc bệnh lao hoặc ung thư phổi, thì có thể là chứng bệnh giãn phế quản hoặc viêm phế quản mãn, hoặc hút thuốc lâu ngày. Cơn ho như vậy cho thấy thành khí quản đã trở nên mềm mỏng, trong phổi bị viêm nghiêm trọng, lúc này đờm khạc ra thường có mùi hôi thối thậm chí có máu.
Bạn đột nhiên có triệu chứng ho khan hay không ? Có nghĩa là khi ho không khạc ra cái gì cả? Hiện tượng này thường xuất hiện khi mắc chứng bệnh cấp tính như bị cảm hoặc viêm phổi bởi virus. Nếu hiện tượng ho khan xuất hiện ở trẻ con thì phải chú ý xem chúng có nuốt phải những vật thể lạ như đậu phộng, kẹo hoặc những đồ chơi hay không, chính những vật lạ này làm tắc nghẽn không khí đường phổi.
Nếu như cơn ho đột ngột kèm theo đau ở ngực, trên đùi lại có hiện tượng giãn tĩnh mạch, hố chậu rất dị cảm (đụng thì đau), rất có thể có khối máu bị tắc nghẽn ở phổi. Nếu như người bệnh lên cơn sốt nhẹ, đờm có máu, thì tỉ lệ mắc chứng bệnh khối huyết ở phổi rất cao.
Nếu như vài tháng nay bạn cứ ho ra những cục đờm lớn nhỏ và có màu, rất có thể mắc chứng bệnh viêm nhánh khí quản mãn. Nếu ho ra lượng đờm khoảng hơn nửa ly màu xanh và có mùi hôi thối, có thể mắc chứng bệnh áp xe phổi, là một chứng bệnh mãn về phổi, bộ phận bị viêm đang lớn dần, dùng kháng sinh cũng rất khó chữa khỏi. Nếu như đờm trong suốt hoặc màu trắng, có lẽ do kích thích bởi không khí ô nhiễm, viêm virus, thậm chí ung thư nhưng lại không có thể là chứng bệnh viêm phế quản hoặc những viêm nhiễm khác.
Khi ho ra những cục đờm màu hồng và có bọt, đồng thời bị thở hổn hển (cảm giác như đang bị đuối), có lẽ bị chứng phù phổi, một khi chứng suy tim khiến phổi tràn đầy tích dịch, thì hiện tượng phù thũng phổi sẽ xuất hiện.
Nếu số đờm là màu đỏ nâu hoặc màu càfê, thì nguyên nhân bệnh là chứng viêm phổi do viêm phổi gây nên, ngoài triệu chứng trên người bệnh còn cảm thấy đau ở ngực và lên cơn sốt.
Nếu như ho ra máu, đây là một triệu chứng cần phải xử lý khẩn cấp, tuy nhiên khi ta ho quá mạnh cũng có thể khiến vi mạch máu ở sau họng bị nứt mà dẫn đến ra máu, đây lại là một việc không mấy nghiêm trọng, nhưng tốt nhất cũng nên nhờ bác sĩ kiểm tra để xác định bệnh tình an toàn hơn.
Những cơn ho mãn không có đờm có lẽ do khối u gây nên, hoặc bệnh tim, hoặc thói quen thần kinh, cũng có thể do tác dụng phụ của những thuốc mới ức chế men chuyển (thuốc trị huyết áp).
Viêm họng cấp hoặc viêm phế quản cũng khiến người bệnh bị ho khan kèm theo đau giữa ngực. Trái lại nếu họ ra một lượng đờm nhất định, thường là biến chứng ở những chỗ thấp hơn của khí quản hoặc ở phổi (thông thường, cơn ho do viêm nhiễm thường bắt đầu từ họng rồi lan xuống phổi). Bạn cảm thấy đau khi thở sâu, và có triệu chứng ho, chắc có lẽ mắc phải chứng viêm màng phổi. Viêm phổi giai đoạn đầu, ung thư phổi hoặc nhiễm virus cũng có thể khiến màng phổi bao bọc phổi bị tổn hại.
Lên cơn ho, ra mồ hôi trộm vào buổi tối, có thể mắc chứng bệnh lao phổi.
Lên cơn ho, sụt cân đều là triệu chứng của ung thư phổi. Giả sử bạn có những triệu chứng trên, đồng thời có hiện tượng thở hổn hển một cách nghiêm trọng, thường là viêm phổi ở những người bệnh Sida.
Ho khàn tiếng có thể do khối u, đây là một chứng tổng hợp nghiêm trọng.
Khi ho đôi khi bị hen, thường là mắc phải bệnh viêm phế quản mãn hoặc bị hen suyễn (cả hai).
Người bệnh viêm phế quản mãn nếu xuất hiện sụt cân, hút thuốc quá nhiều hoặc nghiện rượu đôi khi cũng bị ho mà dẫn đến mê sảng.
Cơn ho cũng liên quan đến nghề nghiệp của người bệnh. Hiện tượng ho của công nhân mỏ liên quan đến nghề nghiệp của họ là hiện tượng rất rõ ràng. Một khi thường xuyên sống trong môi trường làm việc bụi bẩn cũng sẽ dẫn đến triệu chứng ho khan mang tính nghề nghiệp.
ở nhà bạn có nuôi chim hay không ? Hay có bồ câu đậu bên cửa sổ ? Có một số chim truyền nhiễm cơn bệnh Psittacosis (là một chứng viêm nhiễm phổi) cũng khiến người bệnh lên cơn ho. Ngoài ra khi phổi bị nhiễm khuẩn cũng gây cơn ho.
Ở nhà bạn mới nuôi mèo hoặc chó ? Mới dọn nhà ? Mới sắm đồ dùng mới ? Mới mua quần áo mới hoặc chiếc thảm mới ? Tất cả những vật nêu trên cũng có thể khiến bạn ho bởi dị ứng. Ngoài ra có một số người dị ứng bởi những phấn hoa bay trong không khí, những bụi bẩn, những nấm, những con sâu con hoặc những hơi thuốc mà lên cơn ho không dứt.
Cuối cùng có một điều phải chú ý là : chỉ cần có triệu chứng họ, dứt khoát phải tìm ra nguyên nhân thực sự, nhất là khi bạn ho ba bốn ngày trở lên mà chưa có dấu hiệu lành, càng phải chú ý hơn chớ để bệnh tình phát triển thêm trầm trọng mà phớt lờ không điều trị ! Đây là một điều hết sức nguy hiểm !
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : HO LÂU NGÀY
Khả năng gây bệnh | Biện pháp xử lý |
1. Triệu chứng sau cảm.
2. Viêm phế quản mãn, viêm họng. 3. Ung thư phổi. |
• Uống thuốc, dưỡng bệnh.
• Kháng sinh cai thuốc lá. • Mổ, thuốc và xạ trị. |
4. Thuốc ức chế men chuyển gây nên.
5. Stress. 6. Sưng tiểu thiệt (lưỡi gà). 7. Ho hen. 8. Suy tim. 9. Viêm hệ hô hấp. 10. Giãn phế quản. 11. Dị vật rơi vào (thường gặp ở trẻ). 12. Huyết khối tắc nghẽn phổi. 13. Ápxe phổi. 14. Viêm phổi. 15. Viêm màng sườn ngực. 16. Viêm nấm do sida gây nên. 17. Sống lâu ngày trong môi trường bụi. 18. Chứng bệnh Psittacosis. 19. Dị ứng. |
• Thay thuốc.
• Thích ứng cuộc sống cho tốt. • Mổ. • Thuốc và cortisone. • Thuốc lợi tiểụ,.ăn lạt, thuốc chứa Dương địa hoàng. • Kháng sinh. • Kháng sinh, tiêu đờm. • Lấy ra vật lạ. • Thuốc chống đông huyết. • Thuốc kháng sinh. • Thuốc kháng sinh. • Điều trị. • Chỉ có thế diều trị bằng thuốc thử nghiệm. • Mang khẩu trang. • Thuốc men. • Thay đổi môi trường sông, thuôc men. |
Xem chi tiết bệnh
Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp
Viêm phế quản do lao (Bệnh lao phế quản)
Bệnh giãn phế quản – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị