Vì thân thể luôn phải đứng thẳng, chính điều này khiến cột sống thường xuyên phải chịu sức nặng rất lớn. Mặt khác, nếu tư thế không chích xác, béo phì, ngồi và ngủ trên giường không đúng, cơ bắp của bụng và lưng yếu, bị thương do nâng vật nặng, do di truyền, viêm khớp… đều là nguyên nhân dẫn đến đau lưng.
Cột sống được tạo bởi những miếng xương tròn có số lượng nhất định xếp chồng lên nhau tức là những đốt xương sống, giữa chúng có cách nhau bằng những miếng mô mềm chịu sức nặng mà ta gọi chúng là đĩa đệm. Cột sống giúp chúng ta có thể đứng thẳng, nên chúng có đủ sức dẻo dai, giúp cơ thể có thể uốn éo, vặn xoay, di động. Đồng thời cột sống còn giúp bảo vệ tuỷ sống và các dây thần kinh não ở sau lưng, từ đó phân tỏa đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Đau lưng dạng tê liệt (Crippling back pain) thông thường do xương sống bị tổn thương. Nơi đau thường nằm ở chỗ như cổ, cột sống lưng, vì đây là hai nơi chịu nhiều sức ép nhất. Còn đau ở lưng thường do cột sống, đĩa đệm, các dây thần kinh và cơ bắp xung quanh bị tác động.
Nhìn chung đau lưng thường do viêm khớp cột sống (arthritis), và đau sẽ tăng theo độ tuổi. Viêm khớp có nghĩa là trên xương mọc thêm những gai xương, gai này xâm phạm tới những khớp liên quan tới cột sống, khiến lối đi phân tỏa các nơi của dây thần kinh bị hẹp, tới một mức nào đó, những tổ chức tăng sinh đó sẽ chèn ép vào dây thần kinh, gây nên đau lưng. Ngoài ra, áp lực từ chỗ chật hẹp của đường đi các dây thần kinh cũng dẫn tới các nơi khác bị đau.
Các dây thần kinh này có lẽ bị các cột xương đụng phải, khiến những nơi liên quan tới số dây thần kinh.đó cũng đau theo, thông thường nhất là gây nên đau-thần kinh tọa, vì đĩa đệm nằm nơi thấp của lưng kích thích dây thần kinh thông tới đùi và mông, khiến phía sau đùi bị đau ê ẩm. Nếu bạn chỉ cảm thấy đau lưng, nhưng tập trung một nơi, không truyền tới các nơi khác, thì không thể nào do đĩa đệm gây nên. Đau ở cổ cũng có giải thích tương tự.
Đa số phụ nữ đến tuổi già đều dễ mắc chứng bệnh loãng xương, thường bị gãy xương và nứt xương, nhất là ở vùng cột sống. Chính hiện tượng đau đó khiến những phụ nữ lớn tuổi thấp đi hoặc còng lưng.
Rất ít chị em bị bệnh loãng xương trước thời hết kinh, nếu có ai bị như vậy chắc là mắc phải chứng cường cận giáp (hyperparathyroidism), gây ra đau xương khớp, loãng xương và sỏi thận. Tuyến cận giáp là một tuyến nhỏ nằm cạnh tuyến giáp, tiết ra vài thứ kích thích tố”, giúp duy trì lượng canxi bình thường của xương. Khi mắc chứng bệnh này có nghĩa là khối u trong tuyến khiến kích tố nêu trên tiết ra quá nhiều, làm cho canxi chảy vào trong máu, khiến xương trở nên mềm yếu, thận khi lọc máu, phải lọc quá nhiều canxi mà hình thành sỏi, nhưng vì tuyến phụ này nhỏ nên thường khó phát hiện, chỉ khi kiểm tra hàm lượng canxi trong máu mới có thể phát hiện. Cho nên nếu như bạn chưa hết kinh nhưng luôn dễ bị gãy xương, trong thận lại có vài viên sỏi thì nên nhanh chóng đi kiểm tra máu.
Ngoài ra, cũng có trường hợp khác gây đau lưng nhưng không phải do lưng có vấn đề. Đó là dị vị tử cung (Malpositioned uterus), nhất là sau khi đứng vài giờ, hoặc lạc nội mục tử cung (Endometriosis) tức là những tổ chức thông thường có tại tử cung lại xuất hiện các vị trí khác ở vùng chậu, cũng có thể gây tới đau lưng, nhất là trong lúc trước và trong khi hành kinh.
Còn một nguyên do gây đau lưng khác là tế bào ung thư đã lan vào xương sống. Ở nam thường gặp là chứng u ác tính tiền liệt tuyến, thường xuất hiện ở những người đàn ông trên 50 tuổi, giai đoạn đầu không thấy đau đớn, sau đó đột nhiên cảm thấy lưng bị đau dữ dội và liên tục, phải kiểm tra kỹ mới phát hiện, bằng chụp cắt lớp xương hoặc chụp X quang. Phía nữ thì do ung thư vú, có khi vài tháng hoặc vài năm sau mới cảm thấy bị đau lưng, nhưng nguyên nhân không phải loãng xương mà tế bào ung thư đã tiến sâu vào xương sống.
Còn các bệnh khác thường trong vùng bụng như viêm kết tràng, u… cũng gây nên đau lưng.
Vọp bẻ cũng là nguyên nhân gây đau lưng, nhất là trường hợp viêm khớp cột sống.
Nếu bạn đang ở trong tình trạng căng thẳng và stress, cho dù xương, thần kinh, đĩa đậm đều chẳng có vấn đề gì, cũng có thể xảy ra hiện tượng bắp thịt bị co giật. Như trước kia có một thanh niên đang cùng vợ hưởng tuần trăng mật tại một nơi xa, vì tâm trạng hết sức phấn khởi, nhưng lại hơi lo vì cuộc sống mới đang chờ đợi ở phía trước, anh ta cúi mình xuống khiêng hành lý, khi nâng một cái túi nặng lên, đột nhiên lưng anh ta bị co giật, đau đớn vô cùng, phải nhờ người vợ xoa bóp và ngâm mình trong nước nóng mới thấy đỡ hơn, suốt hai tuần trăng mật, anh ta hầu như một người tàn phế, không thể cùng vợ đi chơi đâu cả. Tại sao tôi lại biết rõ câu chuyện trên như vậy ? Vì tôi chính là chú rể đáng thương đó ! Bởi vậy chớ nên coi thường đau lưng, vì nó vừa tốn thời gian, lại khiến bạn mất đi nhiều vui thú.
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : ĐAU LƯNG
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý |
1. Bị thương | • Tìm bác sĩ ngay |
2. Viêm khớp | • Thể thao, thuốc chống viêm, vật lý trị liệu |
3. Bệnh đĩa đệm | • Nghỉ ngơi, phẫu thuật |
4. Loãng xương | • Thể thao, bổ sung chất canxi, estrogens |
5. Dị vị tử cung | • Trị bằng phẩu thuật |
6. Lạc nội mạc tử cung | • Tìm tới bác sĩ phụ khoa, điều trị bằng thuốc |
7. Ung thư trong xương | • Xạ trị, điều trị bằng kích tố |
8. Bệnh tật vùng bụng | • Điều trị |
9. Bắp thịt bị co giật | • Nghỉ ngơi, thể thao, vật lý trị liệu. |
Xem chi tiết bệnh:
Các nguyên nhân gây Đau Lưng dưới và hướng điều trị mới nhất
Bệnh đau lưng ở người cao tuổi
Bệnh đau thắt lưng (đau cột sống thắt lưng, đau vùng thắt lưng)