Bệnh đau thắt lưng (đau cột sống thắt lưng, đau vùng thắt lưng)

Bệnh xương khớp

Tên khác: đau vùng thắt lưng, đau cột sống thắt lưng.

Định nghĩa

Hội chứng đau ở vùng thắt lưng.

Căn nguyên

ĐAU THẮT LƯNG THÔNG THƯỜNG: khi một bệnh nhân than phiền bị đau thận, thì đau vùng thắt lưng là triệu chứng hay gặp nhất, và thường do những hiện tượng hao mòn hoặc thoái hoá cột sống (hư khớp). Có thể gặp thể cấp tính, xuất hiện sau một động tác gắng sức không quen làm, và thuyên giảm sau gần một tuần, hoặc thể mạn tính đã xuất hiện từ hơn 6 tuần. Trong những trường hợp này thì nên tránh hai kiểu gắng sức: tránh động tác nâng đẩy theo chiều thẳng đứng (nâng hoặc mang vác vật nặng), tránh những động tác xoay người. Trong trường hợp đau vùng thắt lưng mạn tính và tái phát nhiều lần diễn biến dưới 6 tuần, người ta đề nghị làm huyết đồ, đo tốc độ máu lắng, và chụp X quang cột sống thắt lưng.

HƯ KHỚP ĐỐT SỐNG

  • Hư khớp đốt sống thắt lưng: đau tăng lên khi mệt mỏi và diễn biến thành từng đợt với những thời kỳ thuyên giảm dài hoặc ngắn. Khám thực thể thấy đoạn cột sống thắt lưng ưỡn hơn ra trước, còn đoạn ngực lại cong nhiều hơn ra sau để bù lại. Chẩn đoán xác định dựa vào X quang cho thấy hình ảnh xơ cứng và biến dạng những mỏm khớp của các đốt sống thắt lưng. Giữa mức độ tổn thương thể hiện trên hình ảnh X quang và mức độ nặng của các triệu chứng không phải bao giờ cũng tương quan với nhau (xem: bệnh hư khớp).
  • Bệnh dày xương cứng khớp sống (hoặc bệnh dày xương cứng khớp sống tuổi già, bệnh dày xương bao quanh đốt sống, bệnh dày xương giải dài cột sống, hội chứng Forestier và Rotes-Querol): hay xuất hiện nhất sau 60-70 tuổi, ở những đối tượng béo phì và thường bị bệnh đái tháo đường và/hoặc tăng acid uric huyết. Bệnh biểu hiện bởi đau cơ ở vùng cổ, vai và những dấu hiệu toàn thân. Khám X quang thấy có nhiều gai xương ở đoạn cột sống thắt lưng cùng, ở khung chậu, ở khớp cùng chậu, ở những mấu chuyển xương đùi, khớp gối và xương gót. Những gai xương có thể mọc khắp xung quanh một đĩa đệm (đĩa gian đốt sống), và tạo thành các cầu xương nối thân hai đốt sống ở liền nhau, hoặc gai xương có hình mỏ chim vẹt, hình ngọn lửa, hình sừng tê giác. Giữa hình ảnh X quang của các gai xương và dấu hiệu lâm sàng thường không có mối quan hệ tương xứng, thậm chí các dấu hiệu này có thể không có hoặc rất nhẹ (như đau vùng thắt lưng, đau khớp).

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM (hội chứng thắt lưng-thần kinh hông to): thường xảy ra ở giữa đốt L4-L5 hoặc giữa L5-S1. Đau thắt lưng thường xuất hiện sau một cảm giác như bị đứt xé ở lưng khi thực hiện một động tác gắng sức. Mới đầu đau vùng thắt lưng rất dữ dội đến nỗi không thể làm được việc gì. Nếu nằm ngửa và bất động thì đỡ hoặc hết đau, nhưng thay đổi tư thế thì thường rất khó khăn. Sau đó cảm giác đau thường lan xuống những vùng do thần kinh hông to (thần kinh toạ) chi phối. Khám thực thể thấy các cơ cạnh cột sống ở một bên co cứng rất rõ rệt so với bên đối diện, và tư thế đứng của bệnh nhân không bình thường. Giai đoạn khởi phát này kết thúc tự phát, nhưng có xu hương tái phát, về chi tiết, xem: đau dây thần kinh hông to.

LOÃNG XƯƠNG: đặc biệt ở những phụ nữ sau tuổi mãn kinh, ở người già và ở đối tượng được điều trị bằng liệu pháp corticoid kéo dài. Chẩn đoán được xác định nhờ chụp X quang cột sống, ngoài hình ảnh loãng xương cũng có thể còn thấy vết gãy xương do lún đốt sống. Biến dạng thông thường nhất là gù đoạn cột sống lưng (ngực), với tăng bù mức độ ưỡn của đoạn cột sống thắt lưng, và tư thế của đầu thường đưa quá ra phía trước.

HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG: hẹp Ống sống đoạn thắt lưng do hình thành các gai xương ở quanh các diện khớp nói chung thường thấy ở trường hợp ống sống đã hẹp bẩm sinh. Nếu các rễ của dây thần kinh hông to (thần kinh toạ) bị chèn ép trước khi chúng ra khỏi các lỗ liên hợp, thì thường gây đau vùng thắt lưng và một hội chứng giống với tật đi khập khểnh (cà nhắc) gián cách do viêm tắc các động mạch chi dưới. Bệnh nhân cảm thấy đau lan từ thắt lưng tối cẳng chân khi bước đi và hết đau khi nghỉ (giả khập khễnh). Thực ra, đau đỡ không phải do ngừng bước đi mà là do gấp lưng hoặc do tư thế ngồi. Nếu bệnh nhân tiếp tục cố gắng bước đi dù vẫn đau, thì chân sẽ trở nên yếu hơn và bị bủn rủn. Thường chi dưới còn bị dị cảm và cả hai bên chân đều yếu. Khám thực thể, thấy mạch bình thường. Chẩn đoán bệnh chỉ dựa vào X quang (được xác định bởi chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, và chụp quét tuỷ sôrig-rễ thần kinh sống) và phải điều trị bằng phẫu thuật (cắt mảnh đốt sống và giải phóng chèn ép bằng mở rộng ống sống).

RỐI LOẠN TĨNH CỘT SỐNG THẮT LƯNG: vẹo hoặc ưỡn quá mức sẽ tạo thuận lợi cho hư khớp phát triển.

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP: đau vùng thắt lưng dai dẳng, nhất là ở nam giới trẻ tuổi. Khám thực thể thấy cột sống bị cứng, các cơ cạnh cột sống co cứng, độ ưỡn của đoạn cột sống thắt lưng mất dần và đoạn lưng (ngực) bị gù khi bệnh lan tới đoạn này. Đôi khi quá trình viêm ở khớp đốt sống tác động tối cả mông mắt và tim. Chẩn đoán được xác định nhờ chụp X quang (biến đổi ở các khớp cùng chậu, cột sống có dạng một thân cây tre). Kháng nguyên HLA-B27 có trong 90% số trường hợp. Bệnh viêm cột sống dính khớp có thể còn kết hợp với hội chứng Reiter, với bệnh ruột mạn tính, với bệnh vảy nến, bệnh Whipple hoặc với hội chứng Reiter.

VIÊM ĐỐT SỐNG NHIỄM khuẨn (xem bệnh này): những trường hợp nhiễm khuẩn hay xảy ra nhất là: bệnh lao (bệnh Pott), bệnh do brucella, do actinomyces, bệnh giang mai, bệnh sốt thương hàn, và những bệnh nhiễm khuẩn mủ.

NỨT ĐỐT SỐNG THAT LƯNG CÙNG: dị tật bẩm sinh này đôi khi cũng gây đau.

KHỐI U CỘT SỐNG

  • Nguyên phát (hiếm gặp): u mạch-tế bào quanh mao mạch, u xương, u nguyên sống (u ác tính xuất phát từ tuỷ sống).
  • Di căn: tìm ung thư nguyên phát ở vú, phổi, tuyến tiền liệt, tuyến giáp trạng, u lympho ác tính, đa u tuỷ xương. Chẩn đoán xác định bằng chọc dò thân đốt sống nghi ngờ có tổn thương di căn.

TRƯỢT ĐỐT SỐNG: đốt sống thắt lưng thứ 5 trượt trên đốt sống cùng thứ nhất ra phía trước, vì dị tật bẩm sinh hoặc vì chấn thương của cung sau đốt sống thắt lưng 5, có thể nhìn thấy trên phim X quang chụp nghiêng (chụp từ phía bên). Thường có thể chẩn đoán trượt đốt sống khi quan sát vùng thắt lưng thấy một rãnh ở trên đường giữa và khi bệnh nhân cúi thì thấy một mỏm nhô ra sau như bậc cầu thang.

BỆNH BAASTRUP: hư khớp gian mỏm gai của cột sống thắt lưng gây đau khu trú, đau xuất hiện mỗi khi bệnh nhân duỗi (ưỡn) cột sống hoặc khi ấn vào các mỏm gai. Chẩn đoán xác định dựa vào khám X quang: thấy một vùng những mỏm gai tiếp giáp với nhau, những mỏm này có thể bị sửa sang lại và xơ hoá.

BỆNH LYME: có thể có biến chứng là viêm màng tuỷ-rễ thần kinh sống với triệu chứng đau. Trong tiền sử bệnh nhân đã có lần bị bọ tic đốt.

MÒN ĐỐT SỐNG: khi có phồng cung động mạch chủ.

CÁC BỆNH Ở TRONG Ổ BỤNG: đặc biệt là những trường hợp sau: sưng hạch bạch huyết sau phúc mạc, apxe dưới cơ hoành, viêm ruột thừa sau manh tràng, ung thư tuỵ, loét và khối u dạ dày tá tràng, viêm đại trực tràng loét chảy máu, viêm túi thừa và khối u đại tràng, V…V…

NHỮNG BỆNH SINH DỤC-TIẾT NIỆU: sỏi thận, thận ứ nước, thận ứ mủ, apxe quanh thận, u thận, u tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, V..V…

NHỮNG BỆNH THẦN KINH: chèn ép tuỷ sống, hội chứng đuôi ngựa, viêm màng tuỷ sống, viêm màng nhện, cơn bệnh tabes, V..V…

TƯ THẾ XẤU CỦA CỘT SỐNG: do đi giày, hoặc ghế ngồi không thích hợp, tư thế xấu do nghề nghiệp.

VIÊM MÔ TÊ BÀO: khi kẹp hoặc nắn bóp vào da ở vùng thắt lưng sẽ gây ra đau dữ dội và những lỗ chân lông giãn rộng làm cho da trồ nên giống như vỏ cam. Thường hay có những nốt mỡ (cục hoặc u nhỏ tạo nên bởi các tế bào mỡ) rất đau.

VIÊM XO CO: có thể gây ra đau và cứng mạn tính ở vùng thắt lưng do các cơ bị căng.

APXE NGOÀI MÀNG TUỶ CỨNG: (xem bệnh này)

CÁC RỐI LOẠN TÂM-THỂ: nghĩ tới chẩn đoán này dựa vào nhân cách của bệnh nhân, trạng thái lo âu, các triệu chứng chủ quan không hệ thống, không có những dấu hiệu khách quan, khả năng đòi hỏi đối với bảo hiểm y tế, V..V…

Triệu chứng

Đau vùng thắt lưng là bệnh rất hay xảy ra. Có 60-90% số người đã từng bị chứng đau này trong đời mình. Tỷ lệ mới mắc bệnh hàng năm là 5%. Bệnh có thể có những thể khác nhau sau đây:

ĐAU TẠI CHỖ: bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng thắt lưng, đau cấp tính hoặc mạn tính, đau liên tục hoặc cách quãng, đau nông hoặc ỗ sâu, thường đau tăng lên khi ở một tư thế hoặc làm một động tác nhất định.

ĐAU LAN: đau xuất phát từ phần trên của cột sống thắt lưng thường lan xuống mặt trước đùi. Nếu đau xuất phát từ phần dưới cột sống thắt lưng thì lại lan ra vùng mông, mặt sau đùi, và bắp chân (phần sau cẳng chân) (gọi là chứng giả đau dây thần kinh toạ). Khám thần kinh không có ý nghĩa.

BỆNH RỄ DÂY THẦN KINH: đau xuất phát từ vùng thắt lưng, lan xuống tới cẳng chân thuộc vùng chi phối nông của một rễ thần kinh. Đau tăng khi ho, hắt hơi, và khi làm một số động tác đặc biệt (ví dụ: thử nghiệm Lasègue). Khám thần kinh thấy có bệnh, nguyên nhân thường là thoát vị đĩa đệm.

CO THẮT CƠ: đau vùng thắt lưng thường kèm theo co thắt đau khối cơ cạnh cột sống, dễ gây ra những rối loạn tư thế và càng làm đau thắt lưng tăng thêm.

Điều trị

Những trường hợp đau thắt lưng thông thường diễn biến sau 15 ngày rồi khỏi tự nhiên trong 90% số trường hợp dù điều trị thế nào, thông thường là sau 4 đến 10 ngày. Điều trị bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: không yêu cầu tất cả mọi bệnh nhân đều phải nghỉ ngơi tuyệt đôi tại giường: một số nghiên cứu đã chứng minh rằng trong bệnh đau thắt lưng cấp tính thông thường, thời gian có các triệu chứng cũng như thời gian nghỉ lao động tỷ lệ với thời gian phải nằm nghỉ tại giường. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, thì bệnh nhân nằm nghỉ tại giường khoảng 2 ngày, cẳng chân nửa gấp, giảm sức ép trên các đĩa đệm (đĩa gian đốt sống) cũng đủ đỡ đau.
  • Thuốc, trong trường hợp đau nhiều, kê đơn trong 2-7 ngày:

+ Thuốc giảm đau ngoại vi: acid acetylsalicylic (aspirin), hoặc paracetamol.

+ Thuốc chống viêm không steroid (ví dụ: ibuprofen, diclofenac).

+ Thuốc giãn cơ: ví dụ diazepam.

  • Lý liệu pháp: chỉ thực hiện trong thời kỳ không đau. Kéo giãn và làm các thủ thuật trên cột sống phải thực hiện một cách thận trọng nhất để tránh nguy cơ gây ra quá tải cơ học tại chỗ là điều nguy hiểm. Tập thể dục có ích để tăng cường khối cơ và cải thiện tính ổn định của cột sống thắt lưng.
  • Các trang thiết bị: chỉ sử dụng cho những bệnh nhân không có thể giữ được đủ lực cơ vững chãi. Người ta sử dụng một nịt ngực bằng vải hoặc có thêm nẹp cứng hơn. Đeo nịt ngực phải kèm theo tập luyện cơ bắp nếu không thì các bắp cơ không được bù.
  • Phẫu thuật: gây cứng khớp đốt sống thắt lưng nhằm giải phóng rễ các dây thần kinh khỏi bị chèn ép, và để cắt bỏ gai xương gây kích thích, có kết quả trong một số trường hợp đau vùng thắt lưng mạn tính.
  • Trong trường hợp rối loạn tâm- thể, có thể là đơn độc hoặc đưa tới biến chứng thực thể, thì phải làm cho bệnh nhân yên tâm sau khi khám thực thể đầy đủ, tránh không kê đơn những thuốc gây tình trạng lệ thuộc, và tuỳ tình hình nên hội chẩn với một thầy thuốc chuyên khoa tâm thần.

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận