Triệu chứng và chẩn đoán bệnh Gout

Bệnh xương khớp

Triệu chứng của cơn Gout cấp tính:

viêm khớp đột ngột vào ban đêm, kéo dài vài ngày đến 10 ngày, có thể có lắng đọng monodium-urat trong các tổ chức.

  • Khớp viêm sưng, nóng, đỏ, căng bóng, dãn mạch máu ở lớp nông, thường xuất hiện sưng nóng đỏ đau đột ngột ngón chân cái vào ban đêm.
  • Sốt vừa hoặc sốt cao, bạch cầu, tốc độ máu lắng tăng
  • Dịch khớp có nhiều bạch cầu, các tinh thể urat trong bạch cầu, đôi khi thấy các tế bào hình chùm nho, 60- 70% cơn Gout cấp biểu hiện ở khớp bàn ngón chân cái.
  • Hoàn cảnh thuận lợi:
  • Sau bữa nhiều rượu thịt, sau chấn thương hoặc phẫu thuật, lao động nặng, đi lại nhiều
  • Nhiễm khuẩn cấp, sau dùng một số thuốc lợi tiểu nhóm clorothiazit, tinh chất gan, vitamin B12, steroit…

Triệu chứng Gout mãn tính:

  • Dấu hiệu nổi các u cục (tophi) và viêm đa khớp mãn tính. Gout mãn phần lớn là bắt đầu từ từ, không qua các đợt cấp.
  • Lắng đọng Acid Uric( acid uric) ở xung quanh khớp, ở màng hoạt dịch , ở đầu xương, sụn .
  • Hạt tophi thường thấy ở trên các khớp bàn- ngón chân cái và ở các vị trí khác như cổ chân, gối, khuỷu, cổ tay, bàn- ngón tay . Hạt tophi có khi xuất hiện ở một vị trí rất đặc biệt, như là trên sụn vành tai

Không bao giờ thấy hạt tophi ở khớp háng, vai, cột sống.Triệu chứng Gout mãn tính

Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng cụ thể

Giai đoạn nồng độ acid uric trong máu cao và chưa biểu hiện trên lâm sàng

Hay gặp ở nam lúc tuổi dậy thì và nữ lúc tuổi mãn kinh. Có thể xuất hiện cơn đau quặn thận (10 – 40%) do sỏi urat trước.

Giai đoạn Gút cấp tínhGiai đoạn Gút cấp tính

3 tôphi viêm sưng trên các khớp gian ngón tay gần ở bệnh nhân có bệnh gút tôphi mạn tính

Gút cấp tính được biểu hiện bằng những đợt viêm cấp tính và dữ dội của ngón chân cái (khớp bàn ngón), thường xảy đến bất thình lình. Cơn Gút cấp có thể khởi phát sau một số điều kiện thuận lợi như:

Sau một bữa ăn nhiều thịt rượu.

Sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

Lao động nặng, đi lại nhiều, mang giày quá chật.

Xúc động, cảm động.

Nhiễm khuẩn cấp.

Sau khi dùng một số thuốc lợi tiểu như nhóm chlorothiazid, tinh chất gan, vitamin B12, steroid…

Khoảng 50% bệnh nhân có dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, đái nhiều và nóng buốt, sốt nhẹ…

Cơn thường xảy ra vào ban đêm, khoảng 2 – 3 giờ sáng: đau nhức dữ dội ở khớp bàn ngón chân cái, càng lúc càng đau nhiều, đến nỗi đụng vào tấm chăn mền cũng không sao chịu được.

Cơn đau kéo dài đến sáng thì dịu dần, đến đêm hôm sau lại bắt đầu đợt đau như cũ. Một cơn Gút cấp tính có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Bệnh nhân có sốt, có thể kèm theo rét run, nhiệt độ từ 38 – 390C. Sốt càng cao nếu bệnh nhân càng đau nhiều.

Nơi khớp đau nhức sẽ có dấu hiệu viêm khớp cấp, da đỏ láng, phù nhẹ, có nhiều tĩnh mạch nổi lên.

Hết cơn, bệnh nhân sẽ ngứa ở khớp, tróc da, khớp bị cứng từ 1 – 2 ngày rồi trở lại bình thường không di chứng.

Cơn cấp tính có thể tái phát nhiều lần, 7% không có cơn Gút cấp lần II, nhưng phần lớn cơn Gút cấp lần II xảy ra từ sau một năm cho tới 10 năm.

Gút mạn tính

Diễn tiến chậm, có thể có hoặc không có, kèm theo các đợt cấp. Nếu có các đợt này xảy ra ít hơn, thời gian đau ngắn hơn.

Gút mạn biểu hiện bằng dấu hiệu nổi ở các u cục (tophi) và viêm đa khớp mạn tính, do đó gọi là Gút lắng đọng.

Tophi là những cục tinh thể acid uric hoặc muối urat có ở màng khớp, sụn khớp, gân cơ, mô dưới da. Tophi xuất hiện một cách kín đáo, lớn chậm, không di động, cứng dần, hình thể không đều, không đau nhưng sự hiện diện ở khớp có thể làm cứng dần và đưa tới biến dạng khớp. Da nơi tophi xuất hiện dễ bị loét, rò lỗ, chảy ra một chất trắng như phấn. Tophi ít khi bị nhiễm trùng nhưng nếu bội nhiễm rất khó chữa lành.

Biến dạng khớp: khớp nào ở giai đoạn Gút mạn tính cũng đều có thể bị tổn thương cả. Thường bị thương tổn ở nhiều khớp một lúc và là các khớp nhỏ ngoại biên. Khớp không đau lúc nghỉ ngơi nhưng đau và cứng khớp khi hoạt động.

Biến chứng nội tạng

Khoảng 1/3 trường hợp bệnh nhân đau sau cơn Gút có cơn đau quặn thận do có sự thành lập sỏi urat.

Một số bệnh nhân có chức năng thận thay đổi, diễn tiến bệnh thận rất chậm.

Biểu hiện cận lâm sàng

Acid uric máu tăng.

Bạch cầu tăng

Tốc độ lắng máu bình thường hoặc tăng ít.

Dịch khớp đục.

Bạch cầu tăng nhiều 10.000 – 70.000/mm3; phần lớn là bạch cầu đa nhân, lượng mucin giảm, nồng độ glucose và acid uric tương tự như trong máu.X quang khớp: Gút cấp

X quang khớp: Gút cấp chưa có biến đổi trên X quang. Gút mạn: khoảng cách 2 đầu xương hẹp lại, có hiện tượng mọc thêm xương ở đầu xương và có hiện tượng tạo hang ở trong xương.

Tổ chức học hạt tophi có 2 vùng:

Vùng trung tâm : tinh thể Acid Uric hinh kim nhọn, canxi, acid axetic

Vùng rìa : là tế bào sợi xơ, tổ chức và các tế bào khổng lồ.Tỷ lệ hạt tophi có liên quan

đến mức độ tăng Acid Uric máu. Số lượng và kích thước của hạt tophi phụ thuộc vào quá trình điều trị viêm khớp.

  • gày nay nhờ có kĩ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) nên người ta đã thấy rõ sự lắng

đọng Acid Uric tại khớp, tại thận gây sỏi thận( chiếm tỷ lệ từ 10- 20%) , sỏi thận có liên quan chặt chẽ đến nồng độ Acid Uric máu và pH nước tiểu .

Acid uric lắng đọng ở một số các cơ quan khác:

AU lắng đọng ở gân, túi thanh dịch có thể gây đứt gân hoặc chèn ép thần kinh (hội chứng đường hầm).

AU lắng đọng ở da, ở móng tay, ở móng chân thành từng vùng và mang có thể dễ lầm với bệnh ngoài da khác như: vẩy nến, nấm.

AU có thể lắng đọng ở màng ngoài tim, cơ tim, có khi cả van tim nhưng hiếm gặp . Suy thận hay gặp ở thể có hạt tophi, là nguyên nhân gây tử vong khỏang 25% số bệnh nhân Gout.Thể nhẹ hiếm gặp cơn Gout cấp , không có hạt tophi. 

Chẩn đoán xác định

Tiêu chuẩn chẩn đoán của ILAR và Omeract năm 2000:
  • Có tinh thể urate trong dịch khớp, và/ hoặc:
  • Có hạt tophi chứa tinh thể urate bằng phương pháp hoá học hoặc kính hiển vi phân cực, và/ hoặc:
  • Có 6 trong 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm, X-Quang như sau:tieu-chuan-gut
  1. Viêm khớp diễn biến trong 1 ngày.
  2. Có nhiều hơn 1 cơn viêm khớp cấp.
  3. Viêm ở 1 khớp
  4. Có đỏ vùng khớp
  5. Sưng đau khớp bàn – ngón chân 1
  6. Viêm ở 1 bên
  7. Viêm khớp cổ chân 1 bên
  8. Nhìn thấy tophi
  9. Tăng axít uric máu
  10. Viêm khớp không đối xứng
  11. X-Quang khớp viêm: có nang (cyst) dưới  vỏ xương, không có hình khuyết xương (erosion)
  12. Cấy dịch khớp: Không có vi khuẩn.

Chẩn đoán phân biệt

Cơn Gút cấp cần chẩn đoán phân biệt với:

Cơn giả Gút: là bệnh viêm khớp của người già, do sự lắng đọng của những tinh thể calci trong dịch khớp, đôi khi cũng có xảy ra ở người trẻ và thương tổn tiến triển nhanh chóng ở nhiều khớp. Bệnh xuất hiện ở hai phái như nhau. Cơn giả Gút cấp cũng tương tự như Gút cấp nhưng thường là tổn thương khớp to (nhất là gối, cũng có thể thấy ở khớp cổ tay, cổ chân, mắt cá, cột sống lưng, ngón cái chân) và thời gian đau ngắn hơn 1-2 tuần.

X quang cho thấy hiện tượng hóa vôi ở sụn.

Dịch khớp chứa các tinh thể calci và giả tophi là những cục tinh thể calci kết lại thành từng đám.

Bệnh điều trị không hiệu quả với colchicin. Viêm khớp cấp trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Viêm khớp mủ. Viêm khớp do chấn thương. Thoái hóa khớp.

Gút mạn tính: cần phải phân biệt tất cả các trường hợp viêm khớp gây biến dạng khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận