Thuốc chữa bệnh gút

Tác dụng thuốc

Colchicin

Colchicine (Hondé)

Alcaloid của cây Colchicum autumnale

Chỉ định và liều dùng

Điều trị cơn gút gấp: ngày đầu lmg, 3 lần (sáng, trưa và tối): liều tối đa 4mg/ 24 giờ; giảm dần liều dùng vào 1 – 2 ngày tiếp sau tuỳ theo tiến triển tốt. Colchicin có thể thay thế bằng indometacin (xem mục riêng về thuốc này).

Phòng các cơn bệnh gút ở người bị gút mạn tính: 0,5 – lmg/ ngày; chẳng hạn như khi bắt đầu trị liệu giảm acid uric huyết hoặc tăng thải trừ acid uric qua nước tiểu, nhất là với allopurinol.

Bệnh theo chu kỳ, xơ cứng bì, bệnh Behcet: lmg/ ngày, sau đó cứ 2 ngày dùng 0,5mg.

Thận trọng

Dùng thận trọng ở người cao tuổi, có bệnh tim hoặc dạ dày, ruột (nguy cơ độc tính tích luỹ).

Giảm liều ở trường hợp suy thận vừa phải.

Không kéo dài trị liệu quá thời gian cần thiết.

Không phối hợp với các thuốc chống tiêu chảy vì có thể che dấu tiêu chảy, dấu hiệu đầu tiên khi dùng quá liều.

Lời khuyên cho bệnh nhân: cho dùng colchicin ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn gút gấp: nếu đã dùng một thuốc làm giảm acid uric huyết (như allopurinol); không được ngừng điều trị này, phải kiêng đồ uống có rượu.

Chống chỉ định

Suy thận nặng.

Suy gan nặng.

Khi có thai (độc tính đến phôi thai ở súc vật).

Tác dụng phụ

Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều là biểu hiện của dùng quá liều và bảo vệ bệnh nhân khỏi dùng quá liều.

ức chế tuỷ xương (hiếm gặp): giảm bạch cầu và tiểu cầu.

Hiếm gặp bệnh thần kinh ngoại vi, nhát ban ngoài da, hói tóc, mất tinh trùng.

Dùng quá liều

Ngộ độc từ 10mg trở lên, rất nặng từ 40mg trở lên (tử vong 30%).

Triệu chứng: tiềm ẩn từ 1- 8 giờ: đau bụng, tiêu chảy (nhiều khi là dấu hiệu đầu tiên dùng quá liều đề ra ngừng điều trị), nôn, rối loạn nưổc và điện giải; hội chứng xuất huyết kèm giảm nồng độ prothrombin; mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu xuất hiện chậm. Nguy cơ sốc giảm thể tích và sốc ở tim trong các ngộ độc nặng.

Điều trị: rửa dạ dày trong 6 giờ đầu, nhập viện vào cấp cứu hồi tỉnh, hút ở ruột tá, điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải; truyền huyết tương tươi.

Allopurinol

Allopurinol – tên thông dụng Zyloric ® (Glaxo Wellcome).

Tính chất: Hạ acid uric – huyết, do ức chế tổng hợp acid uric, dùng điều trị cơ bản bệnh Gút mạn, nhưng các tác dụng phụ làm sử dụng hạn chế và liều dùng cần giảm đi khi có suy thận.

Chỉ định

Điều trị cơ bản bệnh gút mạn (không có hiệu lực ở bệnh gút cấp) và bệnh thận ở người bị gút.

Phòng sỏi thận ở trường hợp tăng acid uric huyết.

Hội chứng phân huỷ u: tăng acid uric huyết liên quan đến trị liệu có hiệu lực các bệnh máu ác tính (tăng hồng cầu vô căn, các chứng tăng bạch cầu, u lympho ác tính, dị sản dạng tủy bảo), thường phối hợp với tăng kali huyết.

Không nên dùng trong các chứng tăng acid uric huyết vừa phải không có triệu chứng vì nguy cơ các tác dụng phụ.

Phối hợp với azathioprin hoặc mercaptopurin trong trị liệu chống ung thư.

Liều dùng

Người lớn (bị gút mạn): 200 – 400 mg/ ngày dùng 1 lần sau bữa ăn với lượng lớn chất lỏng (tối đa 800mg/ ngày chia lam fnhiều lần), ở các bệnh nhân máu ác tính, cần xác định cho mỗi trường hợp liều tối thiểu bình thường hoá acid uric huyết. Với người cao tuổi, liều khởi đầu 100mg/ ngày.

Trẻ em (các bệnh máu ác tính, hội chứng Lesch – Nyhan) dưới 6 tuổi: 150mg/ ngày; từ 6-10 tuổi: 300mg/ ngày; vài tác giả khuyên liều 10-20mg/kg/ngày.

Người ta khuyên phối hợp lmg/ ngày colchicin khi mới điều trị đề phòng xảy ra cơn gút gấp.

Thận trọng

Đảm bảo đi tiểu nhiều trong suốt thời gian điều trị (ít ra là 2 lít).

Nếu suy thận, giảm liều dùng tới 150-300 mg/ ngày nếu độ thanh thải trên 20ml/ phút; tối 150 mg/ ngày nếu từ 10-20 ml/phút và tới 75mg/ ngày nếu dưới 10ml/ phút.

Ngừng điều trị nếu bị ngứa hoặc nổi mẩn ngoài da.

Chống chỉ dịnh

BỊ dị ứng với allopurinol.

Cơn gút cấp ( thời hạn tối thiểu 15 ngày sau khi đã khỏi cơn).

Nhiễm sắc tố sắt mô tự phát.

Khi có thai (tác động gây quái thai ở súc vật) và cho con bú (chuyển vào sữa mẹ).

Tác dụng phụ

Gây cơn gút cấp do huy động các tích tụ acid uric ở mô (phòng ngừa bằng sử dụng khi mới điều trị bằng colchicin hoặc một thứ thuốc chống viêm không phải steroid)

Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy.

Phản ứng ngoài da: ngứa đôi khi xuất hiện chậm, ban dát sần, hiếm gặp nổi mẩn bụng da, hội chứng Lyell.

ức chế tạo hồng cầu: giảm bạch cầu, thiếu máu bất sản và mất bạch cầu hạt, nhất là ở trường hợp suy thận; giảm tiểu cầu, ban xuất huyết.

Biến đổi thuận nghịch được các thử nghiệm về chức năng gan; hiếm có viêm gan u hạt kèm vàng da.

Bệnh hạch mạch – miễn dịch nguyên bào thuận nghịch sau khi dừng điều trị.

Tương tác

Allopurinol tăng cường tác dụng của azathioprin và mercaptopurin do ức chế phản ứng oxy hoá các chất này bằng enzym (giảm đi 1/3 liều dùng các thuốc này nếu dùng phối hợp với allopurinol); với cyclophosphamid (tăng độc tính đến gan); với các thuốc lợi tiểu dẫn chất thiazid (tăng liều của allopurinol để kiểm định chứng tăng acid uric huyết); với ampicillin và các penicillin khác nhóm A (tăng nguy cơ phản ứng dị ứng ngoài da); với các thuốc chống đông coumarin (giảm liều dùng các thuốc chống đông); với các thuốc acid hoá nước tiểu (dễ tạo ra các sỏi thận); với các muối sắt (nguy cơ tích tụ các muôi này ở gan).

CÁC THUỐC TĂNG THẢI TRỪ ACID URIC

Chúng làm tăng thải trừ acid uric qua nước tiểu do ức chế sự hấp thụ lại ở ống thận.

Benzbromaron

Désuric ® (Sanofi Winthrop).

Liều dùng: người lớn 100-200 mg/ ngày dùng 1 lần.

Probenecid

Bénémide ® (Doms-Adrian).

Liều dùng: người lớn 0,5-l,5g/ ngày chia 2-3 lần.

CÁC THUỐC PHÂN HUỶ ACID URIC

Ụrat oxydase (Uricase)

Uricozyme ® (Sanofi Winthrop).

Enzym có tác dụng phân huỷ acid uric gây ra sự hoá giáng acid uric thành allantoin, chất này thải trừ nhanh qua nước tiểu. Đề nghị dùng ở các chứng tăng acid uric huyết cấp gây nguy cơ kết tủa trong ống thận (trị liệu các bệnh về máu, gút nặng kèm suy thận) với liều 1000 – 2000 đơn vị/ ngày trong 4 – 12 ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, rồi tiếp đến các thuốc làm giảm acid uric huyết.

DỪNG PHỔI HỢP

Allopurinol + Benzbromaron

Désatura ® (Sanofi Winthrop).

 

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận