Muối sắt (đường uống)
ASCORBAT SẮT II
Ascorfer ® (Gerda) [sắt 33mg/viên].
CHLORID SẮT II
Fer UCB ® (ỤCB Pharma) [+acid ascorbic] [sắt: 50mg/ống]
FEREDETAT NATRI
Ferrostrane ® (Parke – Davis) [sắt: 34mg/5ml].
FUMARAT SẮT
Fumafer ® (Sanofi Winthrop) [sắt: 66mg/viên].
GLUCONAT SẮT II
Losferon ® (Besins-Iscov)
[sắt: 80,5mg/viên].
Tofhema ® (Innothéra)
[sắt: 50mg/ống].
SUCCINAT SẮT II Inofer ® (Lab.AJC)
[sắt: 33mg/viên]
SULFAT SẮT II
Fero – Grad ® (Abbott)
[+ acid ascorbic] [sắt: 105mg/viên]. Tardyferon ® (Robapharm)
[+ acid ascorbic] [sắt: 80mg/viên].
Tính chất: các muôi sắt II được dùng theo đường uống để bình thường hoá tỷ lệ hemoglobin trong thiếu máu nhược sắc thiếu sắt; các chế phẩm uống là đủ trong phần lớn các trường hợp; đường tiêm chỉ là hữu hạn.
Chỉ định
Thiếu máu thiếu sắt (nhược sắc thiếu sắt).
Dự phòng thiếu sắt (có thai, đẻ non, sau khi cắt dạ dày, người cho máu).
Không hiệu quả trong thiếu sắt do tình trạng nhiễm khuẩn.
Liều dùng
Liều trung bình là 1-2 viên (tương ứng với 40-60mg sắt kim loại), 3 lần mỗi ngày trong ít nhất 3 tháng (hay liên tục nếu nguyên nhân thiếu không kiểm soát được).
Với người ít dung nạp sắt, bắt đầu với liều thấp, được dung nạp tốt hơn sau khi ăn, ,ngay khi người bệnh đã quen uống sau ăn, chuyển qua giữa bữa ăn (hấp thu tốt hơn ở tiêu hoá) và tăng dần liều.
Sự hấp thi sắt tối đa là khoảng 25mg/ngày; cần trung bình 2 tháng để bình thường hoá tỷ lệ hemoglobin trong thiếu máu thiếu sắt nặng; sau đó, cần tiếp tục điều trị cơ bản trong nhiều tuần để hồi phục dữ trữ sắt của cơ thể.
Không thấy đáp ứng sau 3 tuần có thể là do người bệnh không uống theo đơn kê hay người đó hấp thu kém hoặc là chẩn đoán sai.
Sự hấp thu sắt bị giảm khi cho dùng cùng lúc calci carbonat hay cholestyramin.
Chống chỉ định
Quá liều sắt: bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, tan huyết mạn tính.
Thiếu máu thừa sắt trong máu, thiếu máu thiếu sắt kiểu kháng cao gan
Thalessemi.
Thiếu máu nhược sắc trong các tình trạng viêm mạn tính (không có hiệu quả).
Tác dụng phụ
Buồn nôn, đau dạ dày, táo bón, kích ứng dạ dày – ruột tỷ lệ theo lượng sắt có trong chế phẩm, bất kể loại muôi được sử dụng.
Xuất hiện phân nâu đen (chứa Fe2S) không có ý nghĩa gì đặc biệt nhưng có thể che lấp chảy máu dạ dày – ruột.
Quá liều (gần như chỉ thấy ở trẻ em): nôn, đau bụng, đi ngoài phân đen, tình trạng choáng; các hội chứng này xuất hiện vài giờ sau khi uống và giảm dần nhưng tiếp sau là nhiễm toan chuyển hoá nặng tiến triển thành hôn mê. Điều trị: rửa dạ dày bằng bicarbonat 1% (kiềm hoá) và deferoxamin, nên dùng đường tiêm bắp nếu sắt trong máu quá 5pg/ml).
Hydroxid sắt III polymaltose
Maltofer ® (Thérabel Lucien) [sắt: 100mg/ông tiêm].
Chỉ được chỉ định dùng sắt bằng đường tiêm khi không dung nạp được các chế phẩm bằng đường uống trong hội chứng kém hấp thu hay thất bại khi điều trị bằng uống.
Liều dùng
Tiêm bắp sâu 1,5 – 2mg/kg mỗi tuần trong 5-10 tuần.
Tổng liều cho dùng không được vượt quá nhu cầu.
Cần có 250mg sắt cho mỗi gam hemoglobin (mỗi 100ml máu) bị thiếu).
Thận trọng
Tiêm một liều thử 0,5ml; nếu không có phản ứng sau 3-5 phút, ta mới tiêm cả liều.
Theo dõi tỷ lệ sắt trong máu cách quãng đều đặn cũng như khả năng bão hoà của siderophillin để tránh mọi nguy cơ phá liều.
Chỉ được tiêm bắp sâu và chậm.
Một số” chế phẩm đã gây sôc phản vệ chết người.
Nhuộm màu da không mất đi khi tiêm quá nông hay tiêm bằng cùng kim lấy thuốc vào bơm tiêm.
Các muối Calci
CARBONAT CALCI
Calcit ® (Procter & Gamble)
[+ acid citric].
Calcidia ® (Roche Nicholas) Calcidose ® (Opocalcium). Calperos ® (Doms – Adrian). Caltrate 600mg ® (Whitehall). Orocal ® (Théramex) GLUBIONAT CALCI
Calcium (Sandoz) [dung dịch tiêm].
CALCIGLUBIONAT + LACTOBIONAT CALCI
Calcium (Sandoz) [sirô]
CALCI GLUCOHEPTONAT
Calcium (Corbière) [dung dịch tiêm].
CALCIGLUCONAT
Gluconate de Calcium Lavoisier (Chaix et Du Marais).
Calcium (Aguettant)
GLUCONAT + GLUCOHEPTONAT CALCI
Calciforte ® (Serozym).
GLUCOLACTAT + CARBONAT CALCI.
Sandocal ® (Sandoz) [bột uöng]
PIDOLAT CALCI
Efical ® (Sanofi Winthrop)
PHOSPHAT TRICALCI
Ostram ® (Merk – Clévenot).
Tương dương: lg calci = 25mmol (50mEq) Ca++.
Chỉ định
CÁC DẠNG THUỐC UỐNG:
– Thiếu calci trong thời kỳ tăng trưởng, có thai, cho con bú.
Hạ calci và phospho trong máu do suy thận mạn tính.
Hỗ trợ cho vitamin D trong bệnh còi xương.
Điều trị phụ trợ mất chất vô cơ của xương khi bị bất động kéo dài; các muối calci chỉ được cho khi cử động trở lại.
Loạn dưỡng xương do thận (calci carbonat).
CÁC DẠNG THUỐC TIÊM
Thiếu calci cấp, có thể biểu hiện bằng co cứng cơ.
Giai đoạn đầu của điều trị còi xương do hạ calci huyết.
Chống chỉ định
Đã bị mẫn cảm với chế phẩm.
Cường calci huyết > 105mg/lít và/hoặc cường calci niệu trên 300mg/24 giờ.
Sỏi calci niệu, vôi hoá thận, vôi hoá tổ chức.
Bất động kéo dài với cường calci niệu và cường calci huyết: các muôi calci chỉ được dùng khi cử động trở lại.
Các dạng thuốc tiêm: bệnh nhân dùng digitalin.
Thận trọng
Khi điều trị kéo dài, kiểm tra calci niệu (ngừng điều trị nếu calci niệu vượt quá 350mg/25 giờ ở người lớn và 5mg/kg/ngày ở trẻ em) và kiểm tra calci huyết (ngừng điều trị nếu vượt quá 105mg/lit).
Tiêm tĩnh mạch: tiêm chậm (3 phút cho 10ml) ở người bệnh trong tư thế nằm.
Không tiêm dưới da.
Chống chỉ định
Không tiêm calci ở người bệnh điều trị bằng digitalin.
Tác dụng phụ
Dạng uống: Rối loạn dạ dày – ruột.
Dạng tiêm: Khi truyền tĩnh mạch kéo dài, có nguy cơ vôi hoá mạch máu.
Nhũ nhi và trẻ em: ngừng tăng trưởng khi điều trị kéo dài.
Việc đưa thêm calci vào làm tăng calci huyết, kìm hãm tiết hormon cận giáp và giảm phospho huyết.
Quá liều (cường calci huyết): khát, đa niệu, uống nhiều nước, nôn, mất nước, hạ huyết áp động mạch. Điều trị: ngừng mọi nguồn calci và Vitamin D, corticoid, calcitonin, thẩm phân phúc mạc.
Tương tác: với các digitalin (tăng ■ độc tính của digitalin); với các tetracyclin, muối fluo, diphosphonat (giảm hấp thu ở đường tiêu hoá của các thuốc này).
Ghi chú: cung ứng thêm calci làm tăng calci huyết, kìm hãm tiết hormon cận giáp và giảm phospho niệu.
Fluorid Natri
Với liều thấp để phòng sáu răng
Fluoge © (Dentoria)
Fluogum © (Synthelabo)
Fluor ex © (Crinex)
NaF Crinex ©
Zy ma fluor ® (Zyma)
Chỉ định và liều lượng
Tại một số nước, nguồn nước uống được bổ sung fluor tới lmg/lit và bổ sung vào muối ăn tới lmg cho 4g muôi.
Liều khuyến cáo hàng ngày natri florid huyết sau đây để dự phòng.
Khi nước đã fluor hoá, không cho dùng các viên có flour.
Khi muôi không fluor hoá: 0,25mg mỗi ngày cho tới 2 tuổi: 0,’õmg từ 2 đến 4 tuổi: 0,75mg từ 4 đến 5 tuổi và lmg tới 16 tuổi.
Khi muôi có fluor: 0,25mg mỗi ngày cho tới 3 tuổi.
Ớ phụ nữ có thai từ tháng thứ 5: lmg mỗi ngày.
Liều tôl đa là 2mg/ngày.
Các thuốc có chứa calci và thực phẩm giàu calci (sản phẩm từ sữa) có thể làm giảm hấp thu fluor ở đường tiêu hoá.
Các thuốc tại chỗ (thuốc đánh răng) không có tác dụng dự phòng nhưng có vẻ làm tặng cường tác dụng của natri fluorid dùng theo đường uống.
Fluorogel bôi tại chỗ dưới máng được dùng để phòng sâu răng do điều trị bằng tia xạ.
Tác dụng phụ: Các liều thấp trong dự phòng sâu răng không gây ra tác dụng phụ, trừ đôi lúc men răng bị đốm do quá liều.
Với liêu cao để điều trị loăng xương nặng
Ostéofluor ® (Merck – Clévenot)
Rumafluor ® (Zyma)
Chỉ định và liều dùng
Điều trị bệnh loãng xương: dùng fluorid natri đã được đề nghị trong điều trị bệnh loãng xương nặng, chỉ trong trường hợp bị lún cột sống, liều hàng ngày là 50mg, uống làm 2 lần trước bữa ăn trong tôl đa là 2 năm; người ta khuyên không vượt quá liều 27mg fluor nguyên tố.
Điều trị này phải được phối hợp với liều hàng ngày 1-2 g calci nguyên tố (để tránh nhuyễn xương). Calci phải uổhg cách xa với fluo. Sự phối hợp vitamin D có thể cần thiết khi kém hấp thu vitamin D nhưng cần theo dõi nghiêm ngặt calci trong máu và nước tiểu.
Thận trọng
Theo dõi chức năng thận: độ thanh thải creatinin trước điều trị và 6 tháng một lần trong điều trị, nhất là ở người có tuổi.
Dùng thận trọng cho người có tuổi.
Theo dõi đặc biệt khi tăng phosphatase kiểm.
Hấp thu ở ruột bị giảm khi có nhôm và magiê.
Chống chỉ định
Suy thận, ngay cả bị nhẹ (nguy cơ đọng fluo bất thường).
Bệnh nhuyễn xương.
Trẻ em và thiếu niên đang trong thời kỳ phát triển xương.
Có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ
Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Rất đau ở các khốp chồng lên nhau (10% trường hợp), giảm đi khi ngừng điều trị.
Đau ở các khốp do các vết gãy nhỏ kém lành, gây ra các cơn đau, đặc biệt là mắt cá chân.
Với liều cao có nguy cơ bị nhuyễn xương nên dự phòng bằng phối hợp với calci.
Tăng tính giòn của xương với nguy cơ gãy xương, nhất là ở cô xương đùi, được thuận lợi thêm do dùng fluo không có calci.
Quá liều cấp: rối loạn tiêu hoá, hội chứng thần kinh vận động liên quan đến hạ calci huyết (yếu cơ, đau cơ, co cứng cơ); suy hô hấp, co giật, thiểu niệu. Điều trị bằng gây nôn, rửa dạ dày bằng nước vôi hay calci Chlorid 1% và bù calci, nhập viện.
Quá liều mạn tính: đau khóp, xơ cứng xương, thiếu máu (từ khi dùng liên tục 15-20mg/ngày).
Muối Magiê
CLORID MAGIÊ
Magnogène ® (Monal)
LACTAT MAGIÊ Ionimag ® (Byk)
Magnéspasmyl ® (Fisons) PICOLAT MAGIÊ
Efimag ® (Rosa – Phytopharma) Mag ® (Theraplix)
Soplumag ® (Boehringer Ingelheim) Top Mag ® (Génévier)
SULFAT MAGIE
Spasmag ® (Serozym)
Magnesium Lavoisier ® (Chaix et Du Marais) [dung dịch tiêm].
Nhu cầu hàng ngày: nhu cầu magiê hàng ngày ước tính vào khoảng 200-400mg; quả khô, rau, ngũ cốc, cacao có nhiều magiê.
Chỉ định
Dùng trong các trường hợp được chứng minh là thiếu magiê, nhất là không đủ cung cấp bằng thức ăn (nhịn ăn kéo dài, chế độ quá nghiêm ngặt, nuôi dưỡng nhân tạo qua tiêm truyền, thiếu ăn) hay do giảm hấp thu ở ruột (kém hấp thu, chứng ỉa chảy phân mỡ, ỉa chảy mạn tính, rò đường mật và tiêu hoá); thiếu magiê biểu hiện bằng run và chuột rút cơ, nhịp tim nhanh và hôn hến, dễ cáu gắt và co giật trong những thể nặng.
Được khuyên dùng khi không phải thiếu magiê, trong “dễ co rút” hay “tạng tetani” với các cơn lo âu và thở nhanh (hiệu quả còn phải xác định thêm).
Tác dụng phụ
ía chảy (đưa vào quá nhiều).
Chậm hay giảm hấp thu các thuốc khác dùng qua miệng (đảm bảo giãn cách ít nhất 2 giờ).
Hội chứng “tiệm ăn Trung Hoa” với nhức đầu, ỉa chảy và đau bụng do thừa pidolat magiê trong thức ăn (muôi pyroglutamat và glutamat).
Muối Kali
THEO ĐƯỜNG UỐNG:
CLORID CALCI
Difflu – K ® (UCB pharma)
[nang chứa 8mmol].
Kaleorid ® (Leo) [viên nén chứa 8 và 13,4 mmol].
GLUCONAT KALI
Gluconate de potassium Egic ® (Synthélabo) [Sirô có ÍOmmol/ thìa canh].
TACTRAT KALI
Nati-K ® (Centrapharm) [viên nén 4,26mmol].
THEO ĐƯỜNG TIÊM
CLORID KALI (dung dịch tiêm):
Potassium Aguettant 0
Potassium Lavoisier ® (Chaix et Du Marais)
Potassium Richard ®
Tương đương
lg KC1 = 13,4mmol ion K+ lg ion K+ = 25mmol ion K+
Chỉ định và liều lượng
Theo đường uống: hạ kali huyết vừa phải. Kali clorid được cho dùng dưới dạng dung dịch hay sirô; viên tan trong ruột kéo theo nguy cơ loét ruột non; có các muôi kali khác có vị dễ chịu hơn, nhưng khi nhiễm kiềm huyết hạ kali thì phải dùng kali clorid vì ion clorid là cần đề điều chỉnh tình trạng thiếu kali huyết phối hợp. Thức ăn giàu kali được dung nạp dễ hơn các dược phẩm, nhất là cam (8-10mmol), cà chua (16-22mmol), chuôi (20mmol).
Truyền tĩnh mạch: hạ kali huyết; cho thêm vào huyết thanh mặn hay ngọt l-2mmol/kg trong 24 giờ; tốc độ truyền không vượt quá 20mmolkg/giờ; nồng độ ion kali trong dịch truyền không được vượt 40mmol/lit; tổng liều trong 24 giờ không được vượt 200mmol, ngay cả nếu cần nhiều ngày để bù cho thiếu kali.
Thận trọng
Theo dõi kali huyết bằng điện tâm đồ định lượng nồng độ kali huyết trong huyết tương; việc bù quá nhanh có thể kéo theo cường kali huyết với rối loạn nhịp tim.
Theo dõi bài tiết nước tiểu (ngừng thuốc khi thiểu niệu).
Cho dùng cẩn thận ở người dùng digitalin
Các viên nén kali chlorid có thể gây loét ruột non.
Chống chỉ định
Suy thận hay thiểu niệu hoặc vô niệu.
Suy tuyến thượng thận mạn tính (bệnh Addison).
Nhiễm toan trong bệnh tiểu đường lúc đầu khi có thiểu niệu (ngay khi bài tiết trở lại, mất kali nặng cần được bù).
Tác dụng phụ
Cường kali huyết (nhất là khi cho tiêm).
Chảy máu đường tiêu hoá (viên tan trong ruột).
Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau dạ dày (thuốc uống).
Viêm tĩnh mạch ở chỗ tiêm.
Tương tác: với thuốc lợi tiểu không
thải kali (tích tụ kali với nguy cơ
cường kali huyết); với các muôi calci (cho tiêm có tác dụng đối vận độc tính với tim của kali); benzyl penicillin (dạng muối kali), máu được bảo quản có tới 65mEq kali/lit và các thê phẩm của muôi trong các chế độ ăn không có muối có thể đưa thêm kali vào mà ta cần phải tính toán đến khi bù kali.
CÁC LOẠI NHỰA GẮN HẠ KALI
Natri polystyren sulfonat: chứa 100mg natri cho lg bột.
Kayexalate ® (Sanofi Winthrop).
Liều dùng: 20-60mg/ngày trong 4 lần, hoà 10g trong 50ml nước.
Calci polystyren sulfonat: chứa 90mg calci trong lg bột.
Calcium-Sorbisterit ® (Fresenius).
Các nhựa trao đổi cation được dùng trong điều trị cường kali huyết; chúng gắn kết kali trong ruột và tạo ra các phức chất không tan, được thải ra theo phân.
Natri polystyren sulfonat trao đổi một ion natri lấy một ion kali.
Calci polystyren sulfonat trao đổi một ion calci lấy một ion kali và được dùng cho người bệnh cần bù calci trong cường kali huyết biến chứng giữ muôi và nước, ở những người suy thận nặng có thiểu niệu hoặc vô niệu hay thẩm phân máu mạn tính.
MUỐI PHOSPHO
Phospho (Sandoz) (24mmol/viên).
Phosphọneuros ® (Doms – Adrian).
Phocytan ® (Aguettant) [truyền tĩnh mạch].
Các chế phẩm được dùng trong trường hợp thiếu phospho, nhất là trong một số trường hợp loãng xương tiến triển.
CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG
Người ta gọi là “nguyên tố vi lượng” một số kim loại và phi kim loại có lượng tối thiểu trong cơ thể và không thể thiếu trong đời sống; bù nguyên tố vi lượng tương ứng theo nhu cầu có thể được coi là cần thiết và không nguy hiểm; ở các nước công nghiệp hoá, phần lớn các nguyên tố này được cung cấp rộng rãi bằng thức ăn nhưng các chế phẩm này là cần để phòng và chũa sự thiếu hụt khi nuôi dưỡng bằng đường tiêm kéo dài.
Molybden
Molybden tiêm (Aguettant)
Selen
Bio ■ Selenium ® (Herbaxt) Celnium 50gg ® (Sanofi Winthrop) Selenium tiêm (Aguettant) Gluconatkẽm
Zymizinc ® (Aguettant)
Kẽm tiêm (Aguettant)
CÁC DUNG DỊCH CÓ CHỨA GLUCOSE VÀ CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI
Glucose (Dextrose)
Dung dịch tiêm:
Dung dịch đẳng trương 5%.
Dung dịch ưu trương 10%, 15%, 20%, 30%, 50%.
Chỉ định: (tiêm đường tĩnh mạch):
Nuôi dưỡng nhân tạo (dung dịch đẳng trương): glucose cung cấp 4 calo/gam; cho dùng thừa glucose so với khả năng sử dụng của cơ thể dẫn đến tăng glucose huyết, glucose niệu và tăng bài niệu; cần phải cho thêm chất điện giải và các chất khác khi dùng kéo dài.
Mất nước nhưng không mất chất điện giải.
Hạ đường huyết, nhất là hôn mê do hạ đường huyết (dung dịch ưu trương).
Cường natri huyết (dung dịch đẳng trương).
Giảm thể tích do thiếu đồng thời cả nước và natri (dung dịch glucose 4% và natri chlorid 0,18%).
Cường kali huyết nặng (dung dịch ưu trương).
Giai đoạn thứ hai của điều trị hôn mê đái tháo đường; dung dịch đẳng trương để chỉnh sự giảm glucose huyết quá nhanh.
Tăng áp lực nội sọ, phù não (dung dịch ưu trương).
Không nên tiêm dưới da các dung dịch glucose.
Tác dụng phụ
Cơn sốt (chất lượng glucose đóng một vai trò quan trọng).
Xơ tĩnh mạch tại chỗ tiêm.
Hạ kali huyết và cường glucose huyết khi bị quá liều.
Việc trộn máu với dung dịch glucose gây vón hồng cầu, tiếp theo là tan huyết.
Hạ glucose do phản ứng sau ngừng đột ngột một đợt truyền kéo dài, ví dụ khi nuôi dưỡng bằng đường tiêm truyền hoàn toàn; trong các trường hợp đó, ngừng truyền glucose phải tiến hành dần dần.
Làm nặng thêm cường amoni trong máu đã có, khi bị hôn mê gan hay bệnh lý về não do mạch cảnh – cửa.
Hạ phospho huyết và thiếu vitamin B1 khi truyền liên tiếp.
Clorid Natri
Theo đường uống: l-20g tuỳ theo mức độ mất muối.
Dung dịch đẳng trương (0,9%) để truyền (154mmol/lit natri và 154 mmol/1 clo): truyền tĩnh mạch khi mất đồng tỷ lệ nước và muối (mất nước đẳng trương).
Dung dịch ưu trương 10% (1709 mmol/lit natri và 1709 mmol/1 clo).
Dung dịch ưu trương 20% (3410 mmol/lit natri và 3410 mmol/1 clo).
Dung dịch natri clorid (0,2%) và glucose 5% (có 34 mmol/lit natri và 34 mmol/1 clo).
Lactat natri
Dung dịch đẳng trương 1,72% (17,2g/lit): dung dịch này có chứa 167mmol/lit ion natri và 167 mmol/1 ion lactat (dung dịch l/6mol).
Dung dịch mol đẳng trương 11,2% (112g/lit): dung dịch này chứa
1000mmol/lit ion natri và 1000 mmol/1 ion lactat.
Các dung dịch này được dùng khi nhiễm toan chuyển hoá cấp nặng nề. Lactat thường được chuyển hoá thành bicarbonat; sự chuyển đổi có thể không hoàn toàn khi bị suy gan; trong trường hợp này, người ta thích dùng dung dịch natri bicarbonat.
Natri bicarbonat (mono natri bicarbonat)
Dung dịch đẳng trương (1,4%) để truyền (167mmol/lit natri và và 167 mmol/1 HC03).
Trong nhiễm toan chuyển hoá cấp và nặng, với pH động mạch dưới 7,2, người ta cho truyền tĩnh mạch 500ml dung dịch bicarbonat đẳng trương trong 3-4 giờ, nếu không có suy tim. Việc điều chỉnh nhiễm toan quá nhanh có thể dẫn đến hạ kali huyết nặng hay quá tải tuần hoàn.
Các chỉ định khác: tan huyết cấp (để giảm độc tính với thận do sắc tố của máu); ngộ độc barbituric, salycilat và cồn methylic.
Dung dịch mol ưu trương (8,4%) để truyền (lml = 1 mmol natri).
Được dùng trong hồi sức để điều trị ngừng tim khi nhiễm toan chuyển hoá làm cho sốc chống rung mất hiệu quả; tiêm lml/kg dung dịch này vào tĩnh mạch trong 10 phút, sau đó 0,5ml/kg cách 5-10 phút tuỳ theo sự tiến triển.
CÁC THUỐC TOAN HOÁ NƯỚC TlỂU
ACID PHOSPHORIC
Phosoforme ® (Monin – Chanteau) CLORID AMON
Chloramonic ® (Promedica)
Toan hoá nước tiểu được chỉ định trong bệnh sỏi tiết niệu hỗn hợp calci oxalat + magiê phosphat và amomi phosphat (sỏi san hô).
CÁC THUỐC KIỂM HOÁ NƯỚC TIỂU
TROMETAMOL
Alcaphor 0 (Théraplix).
ACID CITRIC
Foncitril ® (Lafon)
Việc kiềm hoá nước tiểu được chỉ định trong sỏi đường tiết niệu hay bàng quang và quang nhiễm toan ống thận.