Miễn dịch học bệnh phong

Bệnh da liễu

ĐẠI CƯƠNG

Miễn dịch là cơ chế được các cơ thể đa bào sử dụng để tự bảo vệ chống lại các yếu tố ngoại lai. Khi có vật lạ xâm nhập (protein lạ, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, vi nấm…) cơ thể sẽ tự bảo vệ bằng hai hình thức:

Phản ứng bằng cách sinh sản những chất đặc hiệu có thể lưu hành trong các thể dịch của cơ thể, ta gọi đó là cơ chế miễn dịch dịch thể (Humoral Immunity).

Phản ứng bằng cách sinh sản những nhóm tế bào đặc biệt có khả năng xử lý và đối phó với các tác nhân ngoại lai, ta gọi đó là cơ chế miễn dịch trung gian tế bào (Cell-mediated Immunity – CMI).

CƠ SỞ CỦA CÁC CƠ CHẾ MIỄN DỊCH

Miễn dịch dịch thể

Các tế bào đặc biệt phát sinh từ những tiền thân của lympho bào hoặc tương bào (plasma cell, plasmocyte) đã đi qua những cơ cấu lympho ở ruột, tương tự như Cloacal Bursa, được gọi là các tế bào lympho B, tức là lympho đã đi qua Bursa. Những lympho B này có khả năng sản xuất những kháng thể thể dịch mà bản chất là những protein có phân tử lớn đặc hiệu với mỗi một kháng nguyên riêng biệt. Các kháng thể này lưu hành trong máu và trong thể dịch vào những thời gian khác nhau.

Miễn dịch trung gian tế bào

Bắt nguồn từ những quần thể lympho đặc biệt đã từng đi qua tuyến ức (Thymus) và nhờ vậy chúng có khả năng xử lý chống lại các kháng nguyên đặc hiệu. Những tế bào này được gọi là lympho T tức là lympho đã đi qua Thymus.

Sau khi đi qua tuyến ức, chúng đi đến vùng gần lớp vỏ của các hạch bạch huyết hoặc đến vùng chất trắng của lách, ở lại đó và sau này sẽ được huy động đến nơi cần thiết. Lúc bấy giờ, các quần thể lympho T này được nhân lên và di chuyển đến xung quanh địa điểm có kháng nguyên. Chúng tiết ra các chất có khả năng khuếch tán gọi là “lymphokines”. Các chất này đi dần đến các tế bào mục tiêu (target cells) tức là các tổ chức bào (histiocyte) đang chứa đựng kháng nguyên hay ký sinh vật hay những chất ngoại lai và làm cho tổ chức bào đó trở nên có khả năng xử lý một cách hữu hiệu đối với các vật lạ trên.

Miễn dịch học bệnh phongMỗi cá nhân có sự khác biệt nhau trong khả năng triển khai cơ chế miễn dịch này hay cơ chế miễn dịch kia. Người ta nghĩ rằng sự khác biệt này do những yếu tố di truyền quyết định.

MIỄN DỊCH HỌC TRONG BỆNH PHONG

Miễn dịch trung gian tế bào (CMI)

Mycobacterium leprae xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường khác nhau và sau khi đã xâm nhập cơ thể, trực khuẩn có thể hoặc bị tiêu hủy hoặc sinh sản và nhân lên. Trực khuẩn Phong là một ký sinh vật nội tế bào, nhân lên một cách chậm chạp cho nên cần rất nhiều thời gian mới đủ số lượng trực khuẩn cần thiết để tạo nên những biến đổi bệnh lý. Trong thời gian mà trực khuẩn Hansen đang sinh sản một cách chậm chạp, các tế bào lympho có thẩm quyền miễn dịch được báo động và di chuyển đến vùng có Mycobacterium leprae. Sau đó, thông qua các chất “lymphokines”, các lympho bào này tác động lên tổ chức bào và làm cho tổ chức bào này có khả năng đối phó với Mycobacterium leprae.

  • Ba khả năng có thể xảv ra:

Miễn dịch trung gian tế bào mạnh

Một phản ứng viêm xuất hiện, qua đó, không những vi khuẩn mà cả các tổ chức chứa đựng chúng cũng bị tổn hại. Các tổ chức bào bắt đầu có thêm những điểm đặc biệt và biến thành những tế bào dạng biểu mô (cellule épithéloïde). Một số tế bào dạng biểu mô liên kết lại tạo thành tế bào khổng lồ. Một phản ứng như vậy bao gồm tế bào khổng lồ ở giữa được bao quanh bởi tế bào dạng biểu mô và ngoài cùng là lympho bào biểu thị một phản ứng loại quá mẫn chậm (delayed hypersensitivity) và được gọi là PHẢN ỨNG củ. Tùy theo vị trí của thương tổn mà một vài biến đổi thứ phát có thể xảy ra như viêm dây thần kinh, tổn thương da. Nói chung, thương tổn bị giới hạn lại vì sự lan truyền của vi khuẩn cũng bị giới hạn. Đây là trường hợp của bệnh Phong thể ít khuẩn như thể TT.

Miễn dịch trung gian tế bào không có hiệu lực

ơ cực bên kia, những bệnh nhân không có miễn dịch trung gian tế bào, Mycobacterium lep­rae được nhân lên một cách không hạn chế và ngày càng xâm nhập thêm vào các tế bào tổ chức. Một u hạt được hình thành bao gồm chủ yếu là nhiều tổ chức bào có chứa M. leprae. Một số tổ chức bào bị thoái triển và trở thành tế bào có hốc, ta gọi là tế bào bọt hay tế bào Virchow. Trong các thương tổn như thế không hề thấy các tế bào lympho. Vì các tổ chức bào ở đây không có khả năng đối phó với vi khuẩn một cách hữu hiệu cho nên trực khuẩn nhân lên một cách không hạn chế. Khi một tổ chức bào đã chứa đầy trực khuẩn, các trực khuẩn này sẽ làm vỡ tế bào ra và đi sang ký sinh vào tế bào bên cạnh, vì thế u hạt ở thể Phong nhiều
khuẩn bao gồm chủ yếu là một số rất nhiều tổ chức bào kế tiếp nhau và không thấy loại tế bào nào khác. Đây là trường hợp của bệnh Phong thể nhiều khuẩn LL.

Miễn dịch trung gian tế bào có hiệu lực trung bình

Giữa 2 trạng thái cực trên đây, có những trường hợp trong đó miễn dịch trung gian tế bào tuy có mặt nhưng không thật hữu hiệu như trong trường hợp bệnh Phong thể TT. Trong điều kiện như vậy, các biến đổi tổ chức cũng nằm ở dạng trung gian giữa Phong thể TT và Phong thê LL, trực khuẩn có chiều hướng thắng thế ở một số bệnh nhân và bị kiềm chế ở một số khác. Đó là các trường hợp nhóm bệnh Phong Trung gian như BT, BB, BL.

Đánh giá miễn dịch trung gian tế bào

Nói chung có ba cách đánh giá miễn dịch trung gian tế bào

Dưa vào tổ chức hoc tế bào:

Tính chất của các thương tổn tổ chức học trong bệnh Phong ở một bệnh nhân lệ thuộc vào tính hữu hiệu của miễn dịch trung gian tế bào vì đáp ứng về tổ chức học được điều tiết ra sao cho phù hợp với tính hữu hiệu của miễn dịch trung gian tế bào. Cho nên tính chất thay đổi về tế bào học của một tổ chức có thể sử dụng như một chỉ số của CMI ở bất kỳ thời điểm nào.

Bằng phản ứng với lepromin (Mitsuda):

Trong phản ứng với lepromin, nếu phản ứng dương tính là dấu hiệu của miễn dịch trung gian tế bào hữu hiệu và nếu âm tính là dấu hiệu của tình trạng không có miễn dịch trung gian tế bào.

Bằng chuyển dang lympho bào (Test de transformation lymphoblastique – TTL):

Tế bào lympho (lymphocyte) đã mẫn cảm với kháng nguyên trước đó, nay tiếp xúc lại với kháng nguyên sẽ chuyển sang dạng non (lymphoblast).

Miễn dịch dịch thể

Mặc dầu miễn dịch dịch thể không có ích gì trong việc đối phó với Mycobacterium leprae, sự xuất hiện của trực khuẩn Hansen vẫn kích thích một số bệnh nhân Phong sản xuất những kháng thể thể dịch.

ở bệnh nhân Phong thể LL và gần LL (LLs, BL) miễn dịch dịch thể rất hữu hiệu nên các kháng thể kháng Mycobacterium leprae hay kháng các thành phần của nó được sản xuất.

Thử nghiệm “kháng thể trực khuẩn huỳnh quang có triệt hút” tức FLA-Abs cho phép phát hiện được các kháng thể dịch thể nói trên. Các kháng thể này sẽ kết hợp với những kháng nguyên là xác của trực khuẩn Hansen đã chết dưới tác dụng của thuốc điều trị (như DDS) thành những phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Các phức hợp này sẽ đọng lại ở thành mạch của một số cơ quan và tổ chức gây nên một phản ứng gọi là Hồng ban nút và gây các thương tổn ở da, thần kinh, viêm khớp, viêm mống mắt, viêm mông mắt thể mi, viêm tinh hoàn và viêm thận.

BỆNH PHONG: MÔ HÌNH BỆNH LÝ MIỄN DỊCH

Như đã trình bày ở trên, miễn dịch đã ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình hình thành các thể bệnh Phong (miễn dịch trung gian tế bào) cũng như trong quá trình diễn tiến của bệnh như Hồng ban nút (miễn dịch dịch thể) hay Phản ứng đảo nghịch (miễn dịch trung gian tế bào thay đổi).

Như vậy toàn bộ các biểu hiện lâm sàng của bệnh Phong và những biến chứng của bệnh có thể coi như là một quá trình bệnh lý tùy thuộc vào diễn biến của các yếu tố miễn dịch khiến cho bệnh Phong có thể coi như một hình mẫu của một bệnh lý miễn dịch cổ điển.

Bệnh da liễu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận