Sai lầm: khi sốt nên dùng ngay thuốc hạ sốt

Sức khỏe đời sống

Sốt chỉ là hiện tượng nhiệt độ cơ thể vượt quá tiêu chuẩn bình thường. Trong bệnh viện, nói chung các thầy thuốc coi trị số sau đây là giới hạn của sốt: Nếu cặp nhiệt độ ở trong nách đã vượt quá 37°c, nếu đo nhiệt độ ở khoang miệng vượt quá 37,5°c. Thông thường chúng ta hay đo nhiệt độ ở nách và chia ra sốt nhẹ 37°c – 38°c, sốt vừa 38°c – 39°c, sốt cao 39°c – 40,5°c, sốt quá cao trên 40,5°c.

Sốt là một triệu chứng bệnh thường thấy nhất, trong cả đời người, người chưa bao giờ sốt thật cực kỳ hiếm thấy. Rất nhiều người khi sốt vẫn cảm thấy bất an, thường hay tự ý dùng thuốc hạ nhiệt.

Sốt cao ở trẻ dễ gây co giật
Sốt cao ở trẻ dễ gây co giật

Thực ra, sốt không đáng lo, nó chỉ là một phản ứng sinh lý sản sinh ra do cơ thể đã bị cảm nhiễm phải vi khuẩn hoặc virus. Sốt là một công năng đặc biệt của cơ thể chống lại với cảm nhiễm. Trong cơ thể các loài động vật mà sự biến đổi nhiệt độ thấp hoặc bằng, tự thân không thể điều tiết nhiệt độ cơ thể, mà nhiệt độ cơ thể cao hay thấp tùy theo sự cao thấp của khí trời bên ngoài (tục gọi là những động vật máu lạnh) thì không có công năng này, vì thế nên khả năng chống cự lại với những cảm nhiễm bên ngoài của chúng rất yếu. Trong quá trình biến hóa từ một động’vật máu lạnh đến một động vật máu nóng, tức là động vật mà nhiệt độ cơ thể không biến đổi hoặc biến đổi rất ít, tự nó có thể điều tiết thân nhiệt để thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài, động vật dần dần có công năng phát sốt. Chính sự xuất hiện công năng này làm cho động vật đã tăng cường được khả năng chống cự lại với những cảm nhiễm ở bên ngoài vào, trong sự cạnh tranh sinh tồn ở mọi nơi rất khốc liệt đó may mà tồn tại được. Con người ta cũng giống như vậy, không có ngoại lệ.

Sau khi các vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu sẽ bao vây nó để thôn tính, đồng thời phóng ra một chất gọi là “từ nguồn bên trong dẫn tới nguyên nhân gây sốt”. Nó cùng với huyết dịch nhanh chóng truyền đến khâu não dưới chủ quản thân nhiệt, khâu não dưới lập tức ra lệnh cho cơ thể sản sinh ra nhiệt lượng nhiều hơn, người ta sẽ vì nhiệt độ cơ thể tăng cao mà cảm thấy phát sốt. Người ta khi sốt tim đập cũng tăng nhanh, nhiệt độ cơ thể mỗi khi tăng cao 1°c, mỗi phút tim đập tăng nhanh khoảng 10 – 20 lần. Tim đập tăng thêm làm cho tuần hoàn huyết dịch tăng nhanh, lượng huyết dịch chảy qua chỗ cảm nhiễm tăng nhiều. Về mặt này có thể pha loãng, mang theo những vi sinh vật gây bệnh và những độc tố mà chúng sản sinh ra, có lợi cho việc tiêu trừ những bộ phận bị cảm nhiễm; mặt khác cũng có thể làm cho càng nhiều bạch cầu đến chỗ bị cảm nhiễm, phá hoại và thôn tính những vi sinh vật gây bệnh. Nguồn gây nên sốt từ bên trong cơ thể còn có thể kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời với cái đó, nguồn gây nên sốt từ bên trong cơ thể còn làm cho các chất sắt và kẽm bên trong huyết dịch tạm thời chuyển dịch và cất giữ ở trong gan. Vì thế các vi khuẩn khó có những chất không thể nào thiếu được trong sự sinh tồn và sinh sôi nảy nở của chúng, từ đó có tác dụng ức chế vi khuẩn. Hơn nữa, khi bị sốt, môi trường nhiệt độ tương đối cao trong cơ thể cũng gây khó khăn cho sự sinh tồn và sinh sôi nảy nở của các vi khuẩn; sốt còn có thể thúc đẩy những tế bào bị cảm nhiễm sinh ra chất làm nhiễu loạn (Interferon) để chống lại virus, đồng thời ngăn chặn nó truyền nhiễm sang người khác.

Do khi sốt, bạch cầu tăng nhiều lên, các kháng thể trở nên hoạt bát, công năng giải độc của gan được tăng cường, tốc độ thay thế chuyển hóa chất tăng nhanh, có thể làm cho sức đề kháng của người bệnh có phần tăng lên, những biến đổi này có lợi cho việc tiêu diệt các nhân tố gây bệnh và thúc đẩy cơ thể khôi phục lại sức khỏe. Do đó, trong trường hợp rất nhiều bệnh cấp tính, nhiệt độ cơ thể tăng cao thường được coi là biểu hiện có khả năng phản ứng tốt của cơ thể.

Ngược lại, trong một số trường hợp nào đó, nhất là người già, người cơ thể yếu và những người bệnh tình nguy kịch xuất hiện tình trạng sau khi bị cảm nhiễm không thấy sốt rõ rệt thì thường là triệu chứng báo trước là bệnh tình đã trở nên nguy hiểm đáng lo ngại. Thực trạng đó chứng tỏ sức đề kháng trong cơ thể người bệnh đã suy vi, cơ thể đã không thể sản sinh ra những phản ứng đầy đủ để chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh.

Ngoài ra, trong thực nghiệm trên động vật cũng chứng tỏ sốt cao có thể giúp cho động vật khống chế cảm nhiễm, từ đó đã cung cấp cho chúng cơ hội quý báu để tranh thủ sinh tồn. Ví dụ như rắn, thằn lằn là động vật máu lạnh, bản thân không thể phát sốt, nhưng khi chúng bị cảm nhiễm thì sẽ theo bản năng đi tìm sự giúp đỡ của ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác. Để con rắn thằn lằn đã bị cảm nhiễm dưới bóng đèn phát nhiệt, cùng với sự tăng cao thân nhiệt của nó, bệnh tình của rắn rất nhanh có sự chuyển biến tốt.

Vì vậy nói khi cơ thể người ta bị các vi sinh vật xâm nhập, hiện tượng phát sốt của cơ thể tuy sẽ làm cho người ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó thực ra không phải là hoàn toàn vô ích. Trước hết, sốt là tín hiệu cảnh

báo cho biết là cơ thể đã bị bệnh. Thứ hai, nó chứng tỏ cơ thể có khả năng phản ứng khá tốt, hệ thống miễn dịch tiến hành đấu tranh kịch liệt với kẻ thù xâm nhập. Thứ ba, nó có khả năng thúc đẩy cơ thể điều động lực lượng về các mặt chống lại và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh càng tốt hơn.

Đương nhiên, nếu sốt quá cao, quá lâu cũng làm cho các cơ năng điều tiết trong cơ thể rối loạn, gây cho người bệnh hàng loạt những ảnh hưởng bất lợi. Khi đó, sử dụng những loại thuốc giải nhiệt hạ sốt thích đáng là điều cần thiết, nhưng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Sốt nhẹ kéo dài
Sốt nhẹ kéo dài

Nếu vừa mới bị sốt đã sử dụng ngay thuốc giải nhiệt hạ sốt để cưỡng chế hạ sốt thì không những sẽ làm rối loạn cơ chế đề kháng cảm nhiễm bình thường của cơ thể, làm cho hàng loạt những tác dụng nói trên khó mà thực hiện được, tự mình sẽ kéo dài bệnh tình; đồng thời còn có thể che giấu bệnh tình gây nên khó khăn cho chẩn đoán chính xác bệnh, kéo dài sự điều trị sai lệch. Hơn nữa, thuốc giải nhiệt hạ sốt chỉ có thể hoãn giải được triệu chứng chứ không thể tiêu trừ được nguyên nhân gây bệnh. Do đó, trước khi cảm nhiễm bị khống chế, vi sinh vật gây bệnh bị tiêu trừ mà sử dụng thuốc giải nhiệt hạ sốt thì chỉ có thể có tác dụng tạm thời hạ thấp được nhiệt độ, hơn nữa rất nhiều loại thuốc giải nhiệt đều có độc tính và tác dụng phụ nhất định, ví dụ thuốc Aspirin là loại thuốc hạ nhiệt thông thường nhất, nếu dùng nó, rất có thể gây những phản ứng xấu như xuất huyết ở dạ dày và ruột, buồn nôn, nôn mửa, bạch cầu và tiểu cầu giảm v.v…; một số thuốc giải nhiệt khác còn có thể gây nên những phản ứng dị ứng như viêm da, hen suyễn, nổi các nốt mẩu mụn và những tổn hại đối với gan và với công năng tạo máu, khi nghiêm trọng thậm chí còn có thể gây nên tử vong.

Vì thế cho nên, khi cơ thể bị sốt, trước khi xác định chính xác được bệnh tình hoặc trong trường hợp không có sự chỉ dẫn của bác sĩ thì đều nghiêm cấm lạm dụng thuốc giải nhiệt hạ sốt. Khi nguyên nhân sốt chưa được làm rõ thì chỉ có khi gặp phải một trong những trường hợp sau đây mới có thể chọn dùng thích đáng thuốc giải nhiệt hạ sốt tương ứng:

  1. Sốt quá cao (trên 38°5C), nhất là trẻ nhỏ sốt cao có kèm theo bị kinh quyết.
  2. Nhiệt độ tuy không quá cao, nhưng đã xuất hiện đau đầu, đau mỏi cơ bắp rõ rệt, mất ngủ, ý thức có chướng ngại, ảnh hưởng đến nghỉ ngơi của người bệnh.
  3. Vì sốt liên miên đã gây nguy hại đến công năng của tim phổi hoặc sốt cao không chịu nổi.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận