Trang chủTriệu chứng bệnhBiếng ăn, buồn nôn, nôn mửa - Triệu chứng bệnh gì, phải...

Biếng ăn, buồn nôn, nôn mửa – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Biếng ăn

Bất cứ chứng bệnh gì từ cảm tới chứng sida hay ung thư… đều khiến người bệnh biếng ăn. Nếu do chứng bệnh có thể trị khỏi thì khả năng thèm ăn sẽ được khôi phục.

Tuy nhiên thuốc cũng có thể khiến con người ta biếng ăn, như thuốc có chứa chất Dương địa hoàng dùng để chữa trị loạn nhịp tim hay yếu cơ tim, bạn dùng có theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để uống thuốc nhưng độc tố của thuốc vẫn thấm dần vào máu, nhất là người lớn tuổi, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới ngon miệng. Còn một số thuốc khác cũng gây người bệnh biếng ăn :

  • Hầu hết các loại thuốc kháng sinh.
  • Thành phần Phenylpropanolamine (PPA) trong thuốc cảm, cũng có tác dụng tương tự, khi bạn dùng thuốc đó để chữa trị nghẹt mũi, sẽ thấy mình biếng ăn ngay sau hôm đó, cho nên thị trường thích dùng thuốc trên để ức chế những lúc thèm ăn.
  • Cocain, morphin tuy là một thứ thuốc giảm đau, thậm chí là aspirin, đồng thời cũng ức chế cả sự thèm ăn.

Cho nên, khi uống thuốc do bác sĩ kê toa hay tự mua ở tiệm thuốc tây, khi phát hiện uống vào sau đó thấy biếng ăn, thì phải kiểm tra xem mình bị bệnh hay do thuốc mà ra.

Triệu chứng biếng ăn
Triệu chứng biếng ăn

Tâm lý không ổn cũng gây kém ngon miệng, như quá căng thẳng, khó chịu trong lòng, mệt mỏi, buồn bã, stress, lo lắng, và do thần kinh cũng khiến bạn biếng ăn dù trước mắt bầy biện quá nhiều đồ ăn mà thường ngày bạn rất thích.

Cho nên nếu bạn phớt lờ đi mối quan hệ giữa tâm trạng và thèm ăn, sẽ tốn nhiều công sức tiền của để kiểm tra mà vẫn khó phát hiện bệnh trạng.

Còn một nguyên nhân khác khiến bạn ăn không ngon miệng vào bữa chính. Đó là trường hợp tuy bề ngoài trông bạn như không thèm ăn, thật ra trong bụng lại có rất nhiều thức ăn, vì thực tế bạn ăn quá nhiều quà vặt.

Buồn nôn

Mỗi người chúng ta dù ít hay nhiều đều đã bị nôn và nhiều lần buồn nôn : khi bạn đột .nhiên lo lắng, hay ngộ độc thức ăn, mang thai, viêm gan,… đều xuất hiện triệu chứng trên. Đây là một phản ứng phức tạp khi các bộ phận ở cơ thể đưa ra những tín hiệu tác động cho nhau, đôi khi buồn nôn còn gây nên hiện tượng ói mửa.

Thông thường con người đều biết rõ tại sao mình buồn nôn thường do ăn phải thức ăn không tốt, thuốc trị ung thư, hay bị say sóng, say nắng… Tuy nhiên trong chương này, chúng ta chỉ thảo luận những chứng buồn nôn không rõ nguyên nhân, đại loại như sau :

  • Khi bạn cảm thấy buồn nôn khi thay đổi tư thế, đang nằm mà ngồi dậy hay xoay lắc đầu, như vậy chắc do tai trong có thể viêm tai, hay
    một số chứng bệnh xâm phạm tới cơ chế cân bằng trong cơ thể, hay màng nhĩ bị thủng.
  • Thuốc cũng là một tác nhân gây ói thông thường (dù là loại thuốc do bác sĩ kê toa hay tự mua). Ngoài ra, còn có những thứ thuốc như vitamin mới, thuốc tăng sinh lực, thuốc mọc tóc, giảm lông nách, thuốc kéo dài tuổi thọ hay thuốc biếng ăn cũng đều có thể khiến bạn bị buồn nôn.

Một số thuốc chứa Dương địa hoàng như nêu tại phần trên, cũng gây buồn nôn không kém. Trong một số hiện tượng ngộ độc thông thường, phản ứng trước tiên là có tiềm thức ghét bỏ thức ăn, đa số khi ngửi thấy thức ăn thì có cảm giác như muốn nôn. Còn nếu do Dương địa hoàng thì dù chỉ nghĩ tới thức ăn thôi cũng đủ khiến người bệnh buồn nôn, như một khi thuốc có chứa độc tố tích lũy nhiều trong cơ thể làm mất nhu cầu thèm ăn của bạn, nhưng một số người rất thích khi được bác sĩ kê toa cho uống thứ thuốc này nhằm giúp đương sự giảm cân. Thật ra sau khi thôi thèm ăn thì dần dần cũng tiêu diệt luôn khả năng ăn của bạn và cả sinh mạng của bạn.

Ngoài ra, còn một số thuốc gây buồn nôn như thuốc trị hen suyễn, nhiều thứ thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc bổ sung có hàm lượng Kali và kẽm cao, một số chất chống ung thư, và một số thuốc trị ho chứa cocain ….

Buồn nôn
Buồn nôn

Cho nên, khi bạn bị buồn nôn không rõ nguyên nhân, nên nghĩ tới nguyên nhân của thuốc, nhưng tuyệt đối không nên tự tiện ngưng thuốc khi chưa có bác sĩ cho phép, giả sử đã ngưng thuốc nhưng vẫn còn có triệu chứng buồn nôn thì phải nghĩ tới nguyên nhân sau đây :

Nếu lâu nay cứ thỉnh thoảng lại có triệu chứng buồn nôn, thì có lẽ do tâm trạng gây nên. Vì nếu là chứng bệnh lý thì ngoài buồn nôn ra chắc chắn còn có triệu chứng khác trên bộ phận có bệnh, trong tình hình này, phải xét tới trạng thái tâm trạng bất ổn.

Những chị em đang trong giai đoạn tuổi sinh đẻ, nếu có hiện tượng buồn nôn và nhất là khó chịu khi vào buổi sáng nên nghĩ ngay tới chuyện có mang bầu hay không. Nếu tắt kinh vào lúc cách đây 2-3 tháng thì chẩn đoán trên càng có lý. Tuy nhiên buồn nôn vào giấc sáng cũng có thể do hút thuốc lâu ngày hay mới dùng thuốc nhỏ mũi.

Sau 24 tiếng ăn phải những thức ăn nhiều dầu mỡ, có cảm giác buồn nôn, thì nên chú ý căn bệnh về túi mật, nhất là đối với những chị em từng đẻ sau 40 tuổi (hay số chị em uống thuốc ngừa thai có độ tuổi trẻ hơn), vượt cân, thường xuyên có hiện tượng no hơi, và những bà mẹ có biến chứng về túi mật càng dễ mắc chứng bệnh trên.

Khi buồn nôn hoặc có nôn thật, nhức đầu thời gian lâu, nguyên nhân chứng bệnh có thể do đau một bên đầu, hay bị khối u, nhưng tỉ lệ thấp hơn.

Khi buồn nôn kéo dài thật lâu, kèm theo đau bụng, khó chịu, có thể là chứng bệnh loét hệ tiêu hoá, túi mật hay tuy tạng…

Nếu buồn nôn kèm theo ói mửa, sụt cân, nếu không phải cơ thể có khối u thì là ngộ độc thuốc, như uống phải thứ thuốc có thành phần Dương địa hoàng chẳng hạn.

Trong quá trình xấu đi của bệnh tim, có triệu chứng điển hình là buồn nôn dữ dội, toát mồ hôi, ngực có cảm giác như bị đè nặng.

Có hiện tượng sốt kèm theo triệu chứng buồn nôn không ? Hút thuốc có cảm giác vô vị không ? Bụng trên phải có khó chịu không ? Tất cả đều là triệu chứng viêm gan, sau đó sẽ xuất hiện vàng da, phân có màu lợt, nước tiểu có màu như nước trà.

Một khi thận không hoạt động bình thường, chất độc tố không thể tách ra khỏi máu mà tích tụ trở lại, gọi là chứng urê máu, người bệnh sẽ có triệu chứng buồn nôn lâu dài.

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng :

BIẾNG ĂN, BUỒN NÔN, ÓI MỬA

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
1. Bất kỳ chứng bệnh, nhưng tai biến do viêm gan, ung thư và bệnh thận thì dễ xuất hiện triệu chứng trên hơn.

2. Thuốc gây nên.

• Điều trị đúng triệu chứng.

• Điều chỉnh lượng thuốc, hay thay thuốc khác.

3. Tâm trạng bất ổn.

4. Ngộ độc thuốc.

5. Quá trình điều trị ung thư.

• Chăm sóc động viên.

• Thuốc cầm ói.

• Thuốc cầm ói, và dùng thuốc Marijuana một cách hợp pháp.

6. Buồn nôn do giao thông. • Sử dụng thuốc Meclizine, Scopolamine, Compazine để điều trị.
7. Viêm tai trong.

8. Mang thai.

9. Hút thuốc lá quá nhiều.

10. Thuốc nhỏ mũi.

• Sử dụng thuốc Meclizine.

• Ráng chịu đựng.

• Cai thuốc.

• Trị viêm xoang mũi do viêm nhiễm.

11. Biến chứng túi mật mãn.

12. Đau một bên đầu.

• Giảm hấp thụ chất mỡ, mô cắt bỏ túi mật.

• Dùng thuốc Fiorina.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây