Trang chủChứng trạng Đông yNôn mửa (ẩu thổ) - Chẩn đoán bệnh Đông y

Nôn mửa (ẩu thổ) – Chẩn đoán bệnh Đông y

Khái niệm

Ẩu, Thổ, Can ẩu (sách vở sau đời Kim Nguyên gọi là uế) đều là những chứng trạng xuất hiện khi Vị khí nghịch lên. Các sách Nội kinh, thương hàn luận, Kim quĩ yếu lược từng phân tích rõ ràng ba chứng này. Sách Y kinh xô hồi tập viết: “Chứng Ấu, Đông Viên cho là tiếng và vật cùng phát sinh. Chứng Thổ, Đông Viên cho là vật ra mà không có tiếng (theo Đông Viên thí hiệu phương). Còn như Can ẩu với uế, đều là có tiếng mà không có vật. Nghĩ như trọng Cảnh lấy tiếng và vật cùng phát ra gọi là Ẩu, lấy vật ra gọi là Thổ, lấy chỉ có tiếng ra gọi là Can ẩu”. Cho nên nói Thổ, có thổ diên, thổ trọc thoá (tức đờm) thổ toan thủy, thổ khổ thủy v.v… đều bất tất có tiếng ẩu. Nếu nói là ẩu, phải ra cả vật và tiếng, mà đời sau lại gọi chung là Ẩu thổ, cũng tức là đời xưa gọi là Ẩu phần nhiều chỉ thực vật từ trong Vị mửa ra. Còn như uế (Can ẩu) thì có mục chuyên luận riêng.

Ẩu thổ với ố Tâm cả hai chứng trên lâm sàng thường cùng xuất hiện. Ố Tâm có thể là chứng trạng ban đầu của Ẩu thổ. Ẩu thổ thường đa số kiêm cả ố tâm, còn ố tâm, vị tất có ẩu thổng (Ố Tâm, tham khảo ở chuyên mục này).

Mục này bàn Ẩu thổ là chỉ chứng trạng Ẩu thổ do thực vật từ trong Vị phát ra.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Ẩu thổ do ngoại tà can thiệp vào Vị: Là chứng hạng hoặc là ngoại cảm phong hàn, hoặc là cảm nhiễm phải khí thổ thấp. Ngoại cảm phong hàn, Ẩu thổ tất kiêm các chứng trạng phát nhiệt, ố hàn, đau đầu, đau mình, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn. Ẩu thổ do cảm mạo thử thấp tất phải có các chứng trạng phát nhiệt nặng, ố phong hoặc không ố phong, đau đầu mình nặng, bụng khó chịu buồn nôn, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng, mạch Phù mà Sác.

Ầu thổ do thương thực: Có các chứng nôn mửa, dạ dầy và bụng trướng đầy, ợ hăng nuốt chua, sợ ngửi mùi đồ ăn, chán ăn, buồn nôn, khi mửa được thì dễ chịu, rêu lưỡi và mạch tượng bình thường.

Ẩu thổ do Vị hàn: Nếu thể trạng vốn Trung tiêu dương hư thì sau khi ăn không bao lâu, thường phiên vị nôn mửa, vật mửa ra lượng nhiều, Vị quản bĩ đầy, thường kiêm Vị thống, Ợ hơi, sợ lạnh, gầy còm, chân tay bứt dứt, lưỡi nhợt, mạch Nhược. Nếu do ăn sống lạnh đột ngột, thì Vị quản đau kịch liệt, nôn mửa có thể trước ra nước trong tiếp theo là ra cả cặn bã đồ ăn, mửa ra thì đỡ, rêu lưỡi và mạch thường không biến hóa rõ rệt.

Ẩu thổ do Vị nhiệt: Có chứng nôn mửa kiêm cả nuốt chua, ợ hăng, đồng thời hôi miệng, bụng đầy, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng hoặc nhớt, mạch Huyền hoặc Hoạt có lực.

Ẩu thổ do Vị âm hư:Có chứng nôn mửa dữ dội, trước tiên mửa ra vật chất, khi hết vật chất thì mửa ra nước trong, mửa ra hết nước trong thì tiếp theo mửa ra đởm chấp, không ăn uống được, thậm chí nước cũng không uống được, khát nước không uống được, họng khô lưỡi đỏ, mạch Tế Nhược.

Ẩu thổ do Can Vị bất hoà: Có chứng buồn nôn, ợ hơi, ngực bụng bĩ đầy, nôn mửa từng lúc, nhưng lượng vật mửa ra không nhiều, ngực sườn đau, đắng miệng rêu lưỡi vàng, mạch Huyền. Khi gặp sự kích thích về tình tự thì chứng trạng ẩu thổ nặng thêm.

Phân tích

Chứng Ẩu thổ do ngoại tà can thiệp Vị: Ngoại tà một là chỉ hàn tà xâm phạm phần biểu, một là chỉ thử thấp làm thương Vệ. Loại trên là biểu hàn thực chứna. Loại sau là Biểu nhiệt thực chứng. Ngoại cảm hàn tà, như Thương hàn luận – Biên Thái dương bệnh mạch chứng tính trị có nói: “Hoặc đã phát nhiệt, hoặc chưa phát nhiệt, tât ố hàn, đau mình, ẩu nghịch, mạch âm dương đều Khẩn”, loại ẩu nghịch ở đây tức là ẩu thổ, là hàn tà bó ở ngoài cơ phu, vệ dương không được phát việt, khí không vượt theo ra ngoài mà úng lên trên,” Vị khí gặp hàn thì nghịch” (Thương hàn quán châu tập). Điều trị nên tân ôn giải, biểu, ngoại hàn giải thì khỏi ẩu nghịch, dùng các phương Ma hoàng thang gia giảm. Nếu thử thấp làm thương vệ, thì phát nhiệt mà hơi ô phong hàn, vì thấp ngăn trở Trung tiêu cho nên ngoài chứng Âu thổ, tất kiêm các chứng bụng đầy, biếng ăn, mình nặng, chân tay khốn đốn hoặc trong miệng có vị ngọt nhớt, hoặc đại tiện lỏng nhão, rêu lưỡi nhớt .v.v… điều trị nên sơ tán biểu tà, phương hương hoà trung hóa thấp, dùng phương Hoắc hương chính khí tán gia giảm.

– Chứng Ẩu thổ do Vị hàn với chứng Ầu thổ do VỊ nhiệt: Hai chứng một thuộc hàn một thuộc nhiệt, thuộc VỊ hàn, nếu thể trạng vốn Trung tiêu Tỳ VỊ dương hư, bệnh trình kéo dài là Hư chứng. Nếu do ăn uống sống lạnh đột ngột làm trở ngại đến Vị dương, phát bệnh nhanh, bệnh trình ngắn, phần nhiều là Thực chứng, Hư chứng thì cơ thể lạnh mà gầy, Vị quản đau, ăn uống kém, hụt hơi yếu sức, đại tiện lỏng loãng, lưỡi nhạt, mạch Nhược, xuất hiện một loạt chứng trạng Tỳ Vị hư nhược, chứng nôn mửa lượng ít nhưng luôn luôn, gặp lạnh bệnh tăng, gặp ấm bệnh giảm. Thực chứng thì Vị quản đau kịch liệt, nôn mửa cũng dữ dội, mửa được thì dễ chịu, rất ít kiêm chứng khác, về điều trị, đều lấy ôn Vị, tán hàn, giáng nghịch làm chủ yếu, dùng các phương Lý trung thang, Phụ tử Lý trung thang, Lương phụ hoàn gia giảm. Ẩu thổ do Vị nhiệt, nguyên nhân phần nhiều do ăn uống nồng hậu, nghiện rượu chè, thấp nhiệt nung nấu ở Trung tiêu; ngoài chứng Âu thổ, còn có những biểu hiện Vị nhiệt như ợ hăng nuốt chua, hôi miệng bụng đầy,táo bón rêu lưỡi vàng .v.v… nên dùng Nhị trần thang gia Sơn chi Hoàng liên, Sinh khương.

  • Chứng Ẩu thổ do thương thực với chứng Ầu thổ do Can Vị bất hoà: Do thương thực thì phát bệnh gấp, nôn mửa, chán ăn, mửa được thì dễ chịu, điều trị nên tiêu đạo, dùng phương Bảo hào hoàn, chỉ thực đạo trệ hoàn gia giảm. Do Can Vị bất hoà thì bệnh tình kéo dài, Vì Can uất không thư thái, hoành nghịch phạm Vị, ẩu thổ buồn nôn liên tục, nhưng chứng trạng không dữ dội, kiêm các chứng trạng Can khí uất trệ như ngực khó chịu, bụng bĩ đầy, đau sườn, đắng miệng, mạch kết .V.V.. Điều trị nên sơ Can hoà Vị, dùng phương Tiểu Sài hồ thang hợp với Tả kim hoàn gia giảm.
  • Chứng Ẩu thổ do Vị âm hư: Thường phát sinh ở thời kỳ cuối của nhiệt bệnh, Vị âm bất túc, Vị khí nghịch lên gây mửa; hoặc là qua thời kỳ tiến hành phẫu thuật lớn, âm dịch bất túc, hư nhiệt ở trong Vị nghịch lên mà gây mửa; hoặc là bị ẩu thổ kịch liệt không khỏi, lại bị tổn hại Vị âm, đến nỗi hư hoả nghịch lên, nên mửa lại càng dữ dội, thậm chí một giọt nước cũng không uống được. Ngoài chứng trạng nôn mửa, phải có kiêm các chứng miệng khô muốn uống nước, lưỡi đỏ ít tân dịch, điều trị chủ yếu là nuôi Vị âm, giáng hư hoả, dùng phương Quất bì trúc nhự thang gia Hoàng liên, Trúc lịch.

Tóm lại, Ẩu thổ là một chứng trạng thường gặp trên lâm sàng xuất hiện ở nhiều loại bệnh chứng. Xuất hiện ở trường hợp bệnh dữ đột ngột phần nhiều thuộc Thực; xuất hiện ở bệnh kéo dài phần nhiều là Hư, lâm sàng thường thấy “Do Vị hàn thì chiếm tám, chín phần mười, do nội nhiệt thì mười phần chỉ có một, hai” (Cảnh Nhạc toàn thư). Cho nên điều trị nên lấy ấm Vị chống nôn là biện pháp thường dùng, cổ nhân gọi Sinh khương là thánh dược để chữa mửa, nên sử dụng nhiều. Ngoài ra còn trường hợp đờm ẩm ứ đọng ở trong mà gây nên Ẩu, nên điều trị theo phép ôn hóa hàn ẩm thì sẽ hết mửa, dùng phương Toàn phúc đại giả thang. Nếu như có ứ huyết nghẽn ở trong mà gây nên mửa, điều trị nên theo phép hoạt huyết khư ứ, dùng phương Cách hạ trục ứ thang gia giảm.

Trích dẫn y văn

Mửa ra nước đắng là do tà ở Đởm, Đởm lấn lên Vị cho nên nghịch mà mửa ra Đởm chấp đến nỗi mửa ra nước đắng, nên dùng Ngô thù, Hoàng liên, Can khương, Phục linh, Hoàng cầm. Mửa ra nước trong, khát muốn uống nước nhưng uống vào mửa ra ngay gọi là chứng Thủy nghịch, nên dùng Thần truật hoàn, Ngũ linh tán, Mửa ra bọt dãi là do Tỳ hư không giữ gìn được tân dịch, cho nên bọt dãi tự tiết ra, nên dùng Lục quân tử thang gia ích trí nhân, Sinh khương, hoặc dùng Bán hạ, Can khương liều lượng bằng nhau, cùng tán bột… nhưng mà Ẩu thổ còn có phép trị chung tất cả, nên dùng Bạch đậu khấu thang (Thẩm thị tôn sinh thư – Ẩu thổ uế nguyên lưu).

Mửa kịch liệt, khát uống nước thì chết, cho uống Đồng tiện, rất hay (Đan Khê Tâm pháp – Ẩu thổ).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây