Chữa Choáng váng – hoa mắt chóng mặt bằng trà thuốc

Sức khỏe đời sống

Choáng váng thường được gọi là chứng hoa mắt chóng mặt, đây là một loại bệnh rất thường gặp. Nếu người bệnh mắc bệnh ở mức độ nhẹ, chỉ cần nằm nghỉ ngơi, nhắm mắt nghỉ một lúc là có thể hồi phục bình thường. Những người bị bệnh nặng có cảm giác giống như kiểu lên tàu thuyền, cảm thấy đất dưới chân rung động, chỗ ngồi không ổn định. Đa số bệnh nhân bệnh này lúc nặng lúc nhẹ, và thường mắc kèm thêm một số loại bệnh khác, bệnh kéo dài một thời gian rất dài hoặc chỉ một thời gian ngắn. Những bệnh thường đi kèm với bệnh choáng váng này là cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu, các bệnh về chức năng thần kinh, bệnh ù tai, hoa mắt.

Đông y cho rằng, váng đầu là do tình cảm, ăn uống bị nội thương, thể chất hư nhược trong thời gian dài gây ra, các chứng phong hoả, viêm hoặc tinh khí hư tổn, tinh thần không được điều dưỡng là các triệu chứng cơ bản. Từ 2000 năm trước đây, các thư tịch cổ có ghi lại về bệnh choáng váng này như sau: “Hoa mắt thuộc về gan”. Váng đầu cũng chia làm hai loại là loại nặng và nhẹ. Những người bị nhẹ chỉ cần nhắm mắt một lát, tĩnh dưỡng an thần là bệnh có thể giảm nhẹ hoặc mất hẳn. Những người bị nặng thì không nhất định, ví dụ khi lên xe đứng cũng không vững, thường xuyên buồn nôn, nôn nhiều lần, thậm chí đột nhiên ngất xỉu.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Cơ thể không hư nhược thì sẽ không bị choáng váng. Thận dựa về sau là chủ yếu, lấy khí huyết được sinh ra làm nguyên gốc, tư tưởng mệt mỏi quá mức hoặc ăn uống không điều độ, sẽ làm tổn thương thận và dạ dày, hoặc do thận, dạ dày hư tổn, dẫn đến khí huyết không đủ, khí hư khiến cho dương khí không tăng lên, huyết hư dẫn đến mất ngủ thiếu chất, làm nảy sinh ra nguyên nhân hoa mắt chóng mặt. Thận do bẩm sinh, nó là bộ phận chủ yếu sinh ra tuỷ, nếu như sinh hoạt tình dục quá độ, hoặc bị hoạt tinh, di tinh, suy nhược do tuổi tác, thận và tinh khí hao tổn, tuỷ não ít (không đủ), đều có thể là nguyên nhân gây choáng váng.

Chữa bệnh Chóng mặt bằng phương pháp không dùng thuốc
Chữa bệnh Chóng mặt bằng phương pháp không dùng thuốc

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà bán hạ, bạch truật, thiên ma

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam bán hạ, 15 gam bạch truật, 20 gam phục linh, 10 gam quýt hồng, 30 gam con hàu, 15 gam trạch tả, 10 gam trúc như. Cho tất cả các loại dược liệu trên vào nước đun sôi lên 2 lần, sau đó trộn hai loại nước đó với nhau, bỏ phần cặn đi. Ngày uống vào buổi sáng và tối, mỗi ngày 1 thang.

Công dụng chữa trị: Chống thấp khớp, trừ viêm.

Chú ý: Loại trà trên thích hợp với chứng nặng đầu, hôn mê, tức ngực buồn nôn, có lúc đờm nhiều, chán ăn. Nếu không có đờm, không váng đầu, ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều chất béo, làm cho sự hoạt động của thận và dạ dày không bình thường, đờm đặc có hạt, mắt mờ dễ rất đến choáng váng, chóng mặt.

  • Trà quy tì

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 20 gam hoàng kỳ, 20 gam đẳng sâm, 10 bạch truật, 15 gam phục thần, 15 gam đương quy, 15 gam nhân táo chua sao khô, 10 gam viễn chí, 15 gam long nhãn, 10 gam mộc hương, 10 gam cam thảo, 10 quả đại táo. Cho vào đun sôi 2 lần, lọc lấy

nước trong, uống sáng và tối, mỗi ngày làm 1 thang.

Công dụng chữa trị: Bổ ích tâm thận, bổ dưỡng khí huyết.

Chú ý: Loại trà trên thích hợp với chứng khí huyết hư tổn dẫn đến chóng mặt, choáng váng, không muốn vận động, da mặt vàng hoặc trắng, tâm thần hoảng hốt, thở đứt hơi, ăn ít, cơ thể mệt mỏi.

  • Trà bổ thận định thần

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam cẩu tử, 15 gam hoa cúc, 15 gam thục địa, 30 gam sơn dược, 15 gam tơ hồng, 15 gam hạt trinh nữ, 20 gam nhục thung dung, 15 gam nhục du sơn, 10 gam đỗ trọng. Cho vào đun sôi lên 2 lần, lấy nước trong, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và tối. Ngày làm 1 thang.

Công dụng chữa trị: Bổ thận, định thần.

Chú ý: Loại trà trên thích hợp với chứng hoa mắt do thận bị tiêu hao tinh khí nhiều gây ra, biểu hiện thường thấy là eo lưng nhức mỏi, thần kinh mỏi mệt, hay quên, di tinh, ù tai, trí nhớ giảm sút v.v…

  • Trà phá cố chỉ và thục địa, tửu

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam phác cố chỉ, 30 gam thục địa, 30 gam sinh địa, 30 gam thiên đông, 30 gam mạch đông, 30 gam nhân sâm, 30 gam đương quy, 30 gam xuyên khung, 30 gam bạch truật, 30 gam vân linh, 30 gam bá tử nhân, 30 gam sa nhân, 30 gam thạch thảo bồ, 30 gam viễn chí, 15 gam mộc hương, 2000 ml rượu trắng. Cho tất cả 15 vị thuốc trên vào giã mịn, cho vào túi vải trắng, khâu miệng lại, đặt vào nồi sạch, tưới rượu lên, cho lên bếp đun lửa to đến khi sôi, bỏ bã, mỗi ngày uống 10-20 ml, uống khi nóng.

Công dụng chữa trị: Bổ khí huyết, dưỡng tim thận.

Chú ý: Loại trà trên dùng uống trước khi đi ngủ có tác dụng rất tốt.

  • Trà trấn can tức phong

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam kháng thược, 15 gam huyền sâm, 10 gam long cốt, 20 gam đỗ lệ, 15 gam đại giả thạch, 10 gam quy bản (còn gọi là mai rùa), 10 gam thiên ma, 15 gam câu đằng, 15 gam hạ cát thảo, 15 gam dạ giao đằng, 10 gam gân bò. Cho vào đun sôi lên 2 lần, bỏ bã, lấy nước trong dùng uống vào buổi sáng và buổi tối, mỗi ngày 1 thang.

Công dụng chữa trị: Bình gan, trừ phong.

Chú ý: Phương thuốc trên thích hợp với chứng hoa mắt do thần kinh bị kích thích. Đông y cho rằng, gan là một tạng của phong mộc, chủ động tăng cao, buồn bực phẫn nội, có thể dẫn đến gan tạng mất cân bằng, khí huyết nóng từ đó dẫn đến váng đầu. Biểu hiện thường thấy là hoa mắt chóng mặt, nhức đầu hoặc đau đầu, tâm trạng buồn bực, dễ nổi nóng, mất ngủ mơ nhiều, tai ù miệng khô, da mặt đỏ, huyết áp cao.

  • Trà rễ lau tươi và trúc như

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 2 gam rễ lau tươi, 7 gam trúc nhự, 15 gam sơn tra sao khô, 15 gam giá sao khô, 4 gam quýt hồng, 10 gam lá dâu. Cho vào nồi đun sôi lấy nước dùng.

Công dụng chữa trị: Mát đầu, sáng mắt.

Chú ý: Loại trà trên có thể dùng thường xuyên, có tác dụng đặc biệt với những người bị hoa mắt chóng mặt.

Lá dâu non
Lá dâu non

Những điều cần ghi nhớ

Đa số nhân viên làm việc trong văn phòng hoặc hàng ngày làm việc với máy tính rất dễ bị mắc chứng bệnh thần kinh căng thẳng (stress), dẫn đến váng đầu. Dưới đây xin giới thiệu mấy phương pháp điều trị bệnh hoa mắt chóng mặt:

Thứ nhất: Hai ngón tay vô danh cong lại, ấn lên thái dương, sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ ấn vào cùng chỗ với ngón vô danh, sau đó ấn nhẹ nhàng dần dần sang cả các khu vực khác của đầu, nên làm trước khi đi ngủ chừng khoảng 1 phút. Ngoài ra, bình thường cũng có thể áp dụng phương pháp này.

Thứ hai là ngồi trên ghế dựa tròn, dần dần nâng ngực và toàn bộ thân thể lên, lặp lại khoảng 10 lần, tập liên tục dần dần nâng lên khoảng 30 lần.

Thứ ba là trước khi rửa mặt buổi sáng sớm, đầu tiên nên nhắm chặt mắt lại, đứng trước gương, duy trì trong khoảng 1 phút, sau đó tay nắm lấy một chiếc ghế ở bên cạnh, sau đó lần lượt nhấc chân lên, giữ mỗi chân đứng khoảng 30 giây. Mỗi sáng sớm tập từ 1-3 phút.

Những người bị hoa mắt chóng mặt, trong cuộc sống hàng ngày cần chú ý kết hợp lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không nên lao động nặng, nên đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh kích động thần kinh. Vội vàng, nóng giận, căng thẳng, nóng nảy đều có thể dẫn đến hoa mắt chóng mặt. Khi bị chóng mặt, cần chú ý ăn nhạt, không được uống rượu. Khi phát bệnh, cần tuyệt đối tuân thủ việc nằm nghỉ ngơi trên giường, không nên vận động đầu nhiều.

Khi ngủ dậy, đầu tiên đang nằm, một chân cho xuống giường, rồi lấy tay chống và ngồi dậy. Trước khi đứng dậy, nên ngồi lại trên giường một lúc. Đặc biệt là khi đang ngồi hoặc nằm ở giường, động tác đứng dậy phải hết sức nhẹ nhàng. Khi muốn hướng lên trên hoặc cúi xuống, đầu chuyển động cũng cần phải nhẹ nhàng, đồng thời dù cúi xuống hay nhìn lên cũng chỉ nên thoáng qua một chút trong thời gian ngắn. Khi phải ngoảnh đầu sang hai bên, động tác cũng cần phải chậm rãi, tốt nhất là làm cho cả thân thể cũng chuyển động theo sự chuyển động của đầu. Khi không có vật gì để dựa hoặc nắm, không nên ngoảnh lưng, nếu ngoảnh lưng cũng phải chậm rãi, tốt nhất là nên dựa vào vật nào đó. Khi cúi nhặt đồ vật gì đó ở dưới đất, nên dùng một tay dựa vào một vật gì đó làm điểm tựa, sau đó dồn toàn bộ sức nặng của thân thể lên 2 chân, sau đó cúi lưng dùng một tay kia để nhặt đồ vật, chờ sau khi đồ vật đã được nhặt trong tay, lại giữ lấy điểm tựa cũ thêm một lần nữa rồi đứng lên.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

  1. Tôi năm nay 45 tuổi hay bị chóng mặt hơi đau đâu mệt mỏi như gượng sức. Đi khám ko rõ nguyên nhân.

    Reply

Hỏi đáp - bình luận