Trang chủSức khỏe đời sốngCách chữa đau dạ dày bằng uống trà thuốc hàng ngày

Cách chữa đau dạ dày bằng uống trà thuốc hàng ngày

Đau dạ dày còn gọi là đau ổ dạ dày, triệu chứng thường gặp là phần bụng hay đau, bị đầy bụng, ăn không thấy ngon, sôi bụng, nôn ọe, đại tiện ra phân rắn hoặc loãng, hoặc thấy chóng mặt, nằm ngồi không vững, cơ thể mệt mỏi, v.v… Thói quen sinh hoạt dẫn đến chứng đau dạ dày cũng có rất nhiều, bao gồm công việc quá căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, sau khi ăn đã làm việc hoặc vận động ngay, uống nhiều rượu, ăn quá cay, thường xuyên ăn những thức ăn khó tiêu hóa, v.v…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày cũng là do tâm tính buồn bực, khí gan không tốt hoặc dạ dày bị lạnh; khí gan ảnh hưởng tới dạ dày, ổ dạ dày đau âm ỉ, nôn ra nước, thích nóng sợ lạnh, ấn bụng xuống thấy bớt đau; khi dạ dày bị ứ đọng, khi ăn thức ăn không thể kịp thời nghiền nhỏ, đưa xuống đường ruột, vì vậy mà bị lưu lại trong dạ dày, thức ăn khi qua xử lí sẽ lên men và dậy mùi, đồng thời cũng sẽ có triệu chứng tràng vị; khi bộ phận ở dạ dày xuất hiện viêm loét, khuẩn ruột gà môn vị sẽ sống kí sinh ở vết loét làm vết loét thường xuyên bị viêm; cần kịp thời dùng thuốc để diệt vi khuẩn nếu thói quen ăn uống xấu không sửa được, sau khi vết loét lành lại dạ dày tự nhiên sẽ không thấy đau. Dưới đây là những loại trà có thể kết hợp để sử dụng.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Hồng trà là một loại trà lên men, hương vị khá nặng là nét đặc sắc của nó và cũng là điểm tốt của nó, đặc biệt thích hợp dùng vào mùa thu hoặc mùa đông. Hồng trà là do chất hồng có trong trà lên men mà thành, trà có nhiều phenol dưới tác động của quá trình oxi hóa enzim sẽ tạo ra phản ứng enzim bị oxi hóa, hàm lượng bị giảm đi, sự kích thích của dạ dày cũng theo đó mà giảm. Ngoài ra, quá trình oxi hóa khi trà chứa nhiều phenol sẽ thúc đẩy sự tiêu hóa của cơ thể, vì vậy hồng trà không những không làm tổn thương đến dạ dày mà còn bồi bổ cho dạ dày. Thường xuyên uống hồng trà có cho thêm đường, sữa có thể làm hết viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, có hiệu quả nhất định đối với việc chữa trị vết loét dạ dày.

Các loại trà nên sử dụng

– Trà thanh trung

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hương phụ, trần bì mỗi loại 4,5 gam, hắc san chi, kim linh tử, diên hồ sách mỗi loại 2,4 gam, cam thảo (đã nướng) 1,5 gam, xuyên hoàng liên (nước gừng đã nấu lên) 3 gam. Đem các loại thuốc trên đun thành thuốc.

Công dụng chữa trị: Giải nhiệt hòa vị.

Chú ý: Phương thuốc này chủ trị dạ dày đau nóng, hoặc tác động hoặc làm ngừng, lưỡi khô, táo bón, thích lạnh sợ nóng, mạch lớn.

Vị thuốc Hương phụ vị thuốc hàng đầu chữa u uất
Vị thuốc Hương phụ vị thuốc hàng đầu chữa u uất

– Trà hoa quýt

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hồng trà, vỏ quýt 3-5 gam. Đổ nước sôi vào, uống như trà.

Công dụng chữa trị: Có tác dụng làm ấm trong và hòa vị.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với những người đau lạnh dạ dày.

– Trà tam kiện đinh hồ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đinh hương, gừng, quế quan mỗi loại 4,5 gam. Những loại thuốc trên sắc thành một thang. Dùng một lượng nước là 250 ml, đun cho đến khi còn 170 ml, lấy 50 hạt hồ tiêu sao lên cho đến khi chúng chuyển thành màu vàng, cho vào trong thang thuốc.

Công dụng chữa trị: Chữa lạnh hòa vị.

Chú ý: Phương thuốc này chủ trị khoang dạ dày bị đau, sắc mặt xanh môi thâm, chân tay lạnh.

– Trà hồ tiêu

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đậu đỏ, quế (chưa bị xử lí qua lửa) mỗi loại 30 gam, hồ tiêu 180 gam, gừng khô (đã rang) 90 gam, cát cánh (đã rang) 900 gam, cam thảo (đã rang) 210 gam. Đem những loại thuốc trên xay nhỏ. Mỗi thang là 5 gam, cho một ít muối, một lượng nước sôi vào, có thể dùng tùy lúc.

Chú ý: Phương thuốc này chủ trị tì vị bị lạnh, màng phổi không tốt, tim và bụng bị đau, nôn ọe, ợ chua, chán ăn.

– Trà truật quế

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Thương truật 6 gam; ma hoàng, thần khúc đã sao, vỏ quýt, phục linh trắng, trạch tả mỗi loại 3 gam; cành quế, bán hạ, nhân thảo đậu khấu, chư linh mỗi loại 1,5 gam, hoàng thị 0,9 gam, cam thảo đã nướng 0,6 gam, hạnh nhân 10 quả. Đem những vị thuốc trên làm thành thang thuốc. Dùng 300 ml nước, cho thêm 5 miếng gừng vào, đun cho đến khi nước còn 150 ml, bỏ cặn, uống nóng khi đói.

Công dụng chữa trị: Bổ tì hỗ trợ tiêu hóa, làm mát chữa đau.

Chú ý: Phương trà này có tác dụng điều trị hàn ẩm, cơ thể mỏi mệt, dạ dày hay đau về tối, sắc mặt vàng vọt.

Vị thuốc Thương truật
Vị thuốc Thương truật

Những điều cần ghi nhớ

Đau dạ dày, còn gọi là đau ổ dạ dày do khí độc bên ngoài, thức ăn bên trong không tốt và chức năng của tạng phủ bị mất dẫn đến khí bị ứ, dạ dày bị mất đi chất dinh dưỡng, trên đây là những triệu chứng đau khoang bụng mà dẫn tới bệnh trên. Những nguyên nhân dưới đây tạo thành chứng đau dạ dày:

  • Khí lạnh độc bên ngoài khiến bụng lạnh, từ đó ảnh hưởng đến dạ dày, khí lạnh vào vết thương khiến khí bị ứ đọng, khí dạ dày không lưu thông được tạo ra hiện tượng đau.
  • Khi dạ dày bị đau ăn uống không kiêng kị, ăn vội vàng, ảnh hưởng đến tì vị, thức ăn bị ứ đọng, làm khí cũng bị ngăn trở, khí ở dạ dày mất đi mà sinh ra đau.
  • Khí gan bị ảnh hưởng đến dạ dày mà tạo ra tâm tính nóng nảy, tâm lí không ổn định, gan không còn thông, khí bị ngăn trở, dạ dày mất đi sự điều tiết mà tạo nên chứng đau dạ dày.
  • Tì vị bị yếu, thể chất không tốt hoặc làm việc quá sức, hoặc ăn uống không đúng cách, hoặc đau tì vị trong một thời gian dài khiến chúng bị ảnh hưởng, hoặc thận âm không đủ, mất đi sự ấm nóng đều khiến tì vị bị lạnh khiến dạ dày mất đi tính dưỡng âm và gây đau.

Để phòng tránh bệnh đau dạ dày cần phải: Đối với người bệnh bị đau khoang dạ dày cần chú ý đến việc điều tiết tinh thần và ăn uống, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, tính cách cởi mở, làm việc điều độ, tránh ăn uống vội vàng hoặc ăn uống không điều độ, lúc ăn ít lúc ăn nhiều, nên ăn nhưng đồ thanh đạm dễ tiêu hóa có thể làm giảm chứng đau dạ dày hoặc giảm sự phát tác của đau dạ dày, từ đó có thể phòng tránh được bệnh đau dạ dày.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây