Trang chủChứng trạng Đông yMệt mỏi sau khi ăn (thực hậu khốn đốn) - Chẩn đoán...

Mệt mỏi sau khi ăn (thực hậu khốn đốn) – Chẩn đoán bệnh Đông y

Khái niệm

Sau khi ăn mệt mỏi chỉ thích ngủ hoặc đang bữa ăn mệt mỏi không chống đỡ nổi phải bỏ dỡ để đi ngủ gọi là chứng Thực hậu khốn đốn mệt mỏi sau khi ăn).

Thực hậu khốn đốn, các sách Cát Hồng trửu hậu bị cấp phương và Chư bệnh nguyên hậu luận đều gọi là chứng “ Cốc lao”, sách Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc gọi là chứng “ Phạn tuý”.

Chứng này nên phân biệt với chứng Đa mị (còn gọi là chứng Thị thuỵ). Đặc điểm của chứng Đa mị là không kể ngày đêm, bất cứ lúc nào cũng muốn ngủ, gọi thì tỉnh nhưng tỉnh rồi lại ngủ không tự kiềm chế được. Còn chứng Thực hậu khốn đôn xẩy ra sau bữa ăn hoặc đang bữa ăn mệt mỏi muốn đi ngủ.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Thực hậu khốn đốn do Tỳ hư khí yếu: Có chứng sau bữa ăn mệt mỏi muốn ngủ, thậm chí bỏ dở bữa ăn để đi ngủ, mệt mỏi yếu sức, đầu choáng nhiều mồ hôi, sắc mặt vàng bủng, kém ăn, sau khi ăn trướng bụng, đại tiện không thành khuôn, chất lưỡi nhạt bệu, mạch Hư Nhược vô lực.

Thực hậu khốn đốn do đàm thấp khốn Tỳ: Có chứng sau bữa ăn muốn ngủ, đầu nặng mình bứt dứt, ngực bụng bĩ đầy, tinh thần mệt mỏi ăn ít, đại tiện nhão, miệng dính khó chịu, hình thể béo mập, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Nhu Hoãn.

Phân tích

  • Chứng Thực hậu khốn đốn do Tỳ khí hư nhược với chứng Thực hậu khốn đốn do đờm thấp khốn Tỳ: Đều phát sinh từ bệnh của Tỳ. Loại trên do ăn uống không điều hoà, Tỳ Vị hư yếu không đủ sức vận hóa, sau khi ăn cốc khí không kịp tiêu hóa, Tỳ dương càng khốn đốn, thanh dương không thăng, thần khí không sảng khoái cho nên khốn đốn muốn ngủ, có kiêm chứng Tỳ hư khí bạc nhược đến nỗi mệt mỏi yếu sức, ăn kém, đại tiện nhão.v.v.. Chư bệnh nguyên hậu luận – Cốc lao hậu có nói: “Tỳ Vị hư yếu không khả năng tiêu hóa được đồ ăn, làm cho khí ở phủ tạng bí tắc, khiến người ta ăn xong thì nằm, chân tay mỏi mệt nặng nề mà hay nằm”. Điều trị nên kiện Tỳ ích khí tiêu thực, dùng Hương sa lục quân tử gia vị. Loại sau phần nhiều do ở lâu nơi ẩm ướt, hoặc tháng Hạ thấp tà lan toả xâm phạm Tỳ thổ, hoặc đàm thấp vốn thịnh, thấp tà khốn đốn ở Trung tiêu, Tỳ dương bị thấp tà gây khó khăn không nâng thanh khí lên để duỡng thần, đàm ẩm thấp trọc che lấp cho nên sau khi ăn khốn đốn không chống đỡ nổi, lại kiêm các chứng chân tay nặng nề, bụng bĩ miệng dính, rêu lưỡi nhợt, mạch Nhu… Điều trị nên kiện Tỳ táo thấp, hóa đàm, dùng phương Bất hoán kim chính khí tán gia Sa nhân, Thảo khấu.

Sau khi ăn khốn đốn, vị trí bệnh ở Tỳ, do khốn đốn gây bệnh không ngoài Tỳ hư và thấp khốn. Tỳ hư thuộc chính khí bất túc, điều trị nên bổ ích. Thấp khốn là thấp trọc gây bệnh, điều trị nên lợi thấp thông dương.

Trích dẫn y văn

Nếu ăn uống không điều độ, tổn hại Vị khí, không khắc hóa được, tản ra ở Can, dồn về Tâm, tràn lên Phế, ăn vào thì váng vất muốn ngủ (Tỳ VỊ luận).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây