Hướng dẫn tự đo huyết áp tại nhà đúng cách

Bệnh tim mạch

Đo huyết áp không phải là công việc mà chỉ những cán bộ nhân viên y tế mới làm được. Nếu bạn là người bệnh tăng huyết áp, thật không khó khăn gì khi học cách tự đo huyết áp cho chính mình và người thân.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho bạn có thể tiếp cận vấn đề này một cách dễ dàng. Với một máy đo huyết áp điện tử đã được số hoá, bạn có thể tự đo một cách dễ dàng.

Lần đầu tiên “Hãng uỷ nhiệm và đánh giá sức khoẻ quốc gia Pháp” khuyên bệnh nhân nên tự đo huyết áp

của mình bằng máy đo huyết áp điện tử. Người ta cũng thấy rằng, những ai biết tự đo huyết áp sẽ quan tâm đến việc chữa bệnh của mình hơn. Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng: Phương pháp đo huyết áp ngoại trú có thể mang lại hiệu quả tốt hơn trong điều trị tăng huyết áp

Người bệnh tăng huyết áp có thể thấy triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
Người bệnh tăng huyết áp có thể thấy triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Ở những bệnh nhân có các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, ngất xỉu…. việc đo huyết áp sẽ giúp bạn giải thích và xác định mối liên hệ giữa các triệu chứng trên với bệnh Tăng huyết áp.

Bạn hãy chọn mua cho mình một máy đo huyết áp điện tử. Đây là máy đo huyết áp trên cơ sở đo dao động mạch vì không cần phải sử dụng ống nghe. Quá trình làm xẹp hơi tại bao quấn đo huyết áp hoàn toàn tự động để tránh sự xẹp hơi quá nhanh khi đo do bệnh nhân, dẫn đến sai lệch chỉ số huyết áp.

Hiện nay có nhiều loại máy đo huyết áp điện tử của nhiều hãng khác nhau. Với mỗi loại máy đo huyết áp điện tử, bạn sẽ được hướng dẫn cách đo khi mua máy. Theo khuyến cáo của giáo sư A. Founier, có 2 loại máy đã được tiêu chuẩn hoá bởi Hội chống Tăng huyết áp Anh: Đó là máy OMRON 705 (Societé Colson) được công nhận bởi nhóm giáo sư J. Ménard và máy TENSOPULS UA 156 (Societé OCEM) được công nhận bởi nhóm giáo sư Gaudemaris. Các loại máy này đều đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Mặc dù máy đã được tiêu chuẩn hoá, nhưng cần hiệu chỉnh lại định kỳ 6 tháng một lần. Sự chênh lệch chỉ số huyết áp có thể tính đến khi chênh lệch giữa cách đo huyết áp bằng máy đo điện tử với máy đo huyết áp thuỷ ngân vượt quá 5mmHg.

Nhiều người cho rằng, đo huyết áp bằng máy đo điện tử không chính xác. Qua thực tiễn nghề nghiệp, chúng tôi thấy rằng huyết áp được đo bằng máy đo huyết áp điện tử không khác gì so với các máy đo thông thường. Khi cần, bạn có thể nhờ cán bộ y tế đối chiếu huyết áp của bạn với huyết áp đo bằng máy đo huyết áp thuỷ ngân là huyết áp chuẩn. Việc này có thể thực hiện được với máy đo huyết áp có bao quấn.

Một số vấn đề cần biết khi tự đo huyết áp

Với máy đo huyết áp có bao quấn, bạn có thể đo ở nhiều vị trí khác nhau: trên khuỷu tay, ngang đầu gối, cổ chân. Thông thường nên đo ở vị trí trên nếp gấp khuỷu tay (ngang với tim). Với các máy đo ở cổ tay hoặc ngón tay thì chỉ đo được ở những vị trí đó mà thôi. Các nghiên cứu y học cho thấy, ở mỗi vị trí đo, huyết áp cũng có chênh lệch nhất định.

Bạn cũng nên biết rằng: Với cùng một máy đo huyết áp, cùng một vị trí đo, đo vài lần trong cùng khoảng thời gian nhưng huyết áp mỗi lần đo cũng thường có chênh lệch nhất định. Vì vậy, với cùng một máy đo, bạn có kết quả đo huyết áp mỗi lần mỗi khác cũng không hẳn là do máy đo của bạn không chính xác. Tại bệnh viện, bệnh nhân được theo dõi huyết áp bằng các máy móc hiện đại, khi bệnh nhân ho, hắt hơi, cử động thì huyết áp đều thay đổi.

Vị trí, tư thế và khoảng cách đo huyết áp

Để có huyết áp chính xác, bạn cần biết rằng trước khi đo huyết áp phải:

– Nghỉ ngơi ở tư thế đo ít nhất 5 phút

– Tư thế đo: có nhiều tư thế để đo huyết áp như nằm ngửa, ngồi không dựa lưng, ngồi có dựa lưng…. ở mỗi tư thế, huyết áp đều có chênh lệch nhau chút ít.

+ ở tư thế ngồi có dựa lưng, huyết áp cũng thấp hơn khi đo ở tư thế ngồi không có dựa lưng. Nên chọn cho mình một tư thế để bạn có thể dễ dàng tự đo huyết áp cho chính mình: ví dụ tư thế ngồi có dựa lưng hoặc tư thế ngồi để cẳng tay lên mặt bàn.

+ Tiếp đến là đo huyết áp ở tư thế đứng, máy đo để ngang với tim để phát hiện hạ huyết áp tư thế đứng. Đo ngay sau khi thay đổi tư thế. ở tư thế đứng, huyết áp thường tăng hơn khi nằm 10-20 mmHg.

Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà
Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà

* Lưu ý

– Khi đo cánh tay cần để trần, tránh việc xắn tay áo tạo thành garo gây mất chính xác khi đo.

– Cần đo cả 2 cánh tay để xác định sự khác biệt; huyết áp đo được ở 2 cánh tay thường chênh lệch nhau < 10mmHg.

Có nhiều yếu tố tác động đến huyết áp của bạn

– Hoạt động thể lực của cơ thể có thể làm tăng huyết áp của bạn, huyết áp sẽ hạ dần xuống nhưng kéo dài trong nhiều giờ.

– Một stress âm tính như cáu giận cũng có thể làm huyết áp của bạn tăng vọt.

– Đứng trước thầy thuốc, huyết áp của bạn cũng có thể tăng vọt, đây là hiện tượng được y học gọi là hội chứng “Áo choàng trắng”

– Các cơn đau, sự ứ nước tiểu (nhịn tiểu), nói nhiều… cũng làm gia tăng huyết áp

– Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ: lạnh làm tăng huyết áp.

– Sau bữa ăn có hiện tượng hạ huyết áp 1 giờ sau khi ăn ở người cao tuổi.

– Bệnh nhân mới dùng cà phê, uống rượu, hút thuốc lá đều làm tăng HA. ở những người hút thuốc lá, khi đo huyết áp lúc không hút thường thấp hơn khi đang hút thuốc.

Để theo dõi huyết áp của mình, bạn hãy nên đo vào những giờ nhất định trong ngày. Ví dụ đo ngày 3 lần. Lần thứ nhất vào lúc mới ngủ dậy hoặc trước bữa ăn sáng. Đo lần hai vào lúc 10-11 giờ sáng. Đo lần ba vào lúc 8-9 giờ tối hoặc trước khi đi ngủ và đo ít nhất trong 5 ngày liên tiếp. Kết quả đo nên được ghi chép lại để theo dõi, giúp thầy thuốc đánh giá hiệu quả điều trị, tình trạng bệnh huyết áp của bạn….

Nếu bạn là người bệnh Tăng huyết áp, việc theo dõi huyết áp không nên chỉ giới hạn trong 5 ngày mà cần theo dõi huyết áp thường xuyên.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận