Trang chủChăm sóc bệnh nhânChăm sóc bệnh nhân bị tăng huyết áp

Chăm sóc bệnh nhân bị tăng huyết áp

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP

Có 6 cách phòng bệnh ngay từ đầu:
  • Theo dõi huyết áp.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Thay đổi lượng muối trong chế độ ăn (< 2,4g/ngày tương đương với khoảng 6g muối ăn natri clorid).
  • Tăng hoạt động thể lực.
  • Tránh béo phì.
  • Nhận định tình hình

Tăng huyết áp thường là một bệnh mạn tính, tiến triển ngày càng nặng dần, nhiều biến chứng rất nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc chu đáo. Vì vậy người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng, ân cần và biết thông cảm.

1.1.1.  Đánh giá bằng cách hỏi bệnh

  • Trạng thái tinh thần của bệnh nhân: lo lắng, sợ hãi…
  • Có biết bị tăng huyết áp không và thời gian bị tăng huyết áp?
  • Thuốc và cách điều trị tăng huyết áp như thế nào?
  • Đã bao giờ bị liệt hay bị yếu tay chân chưa?
  • Có hay nhức đầu, mất ngủ hay nhìn có bị mờ không?
  • Gần đây nhất có dùng thuốc gì không?
  • Có buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hoá không?
  • Có bị bệnh thận trước đây không?
  • Có bị sang chấn về thể chất hay tinh thần không?
  • Tình trạng đi tiểu: số lượng và màu sắc?
  • Tình trạng tinh thần của bệnh nhân: mệt mỏi, tỉnh táo hay hôn mê
  • Tuổi trẻ hay lớn tuổi.
  • Tự đi lại được hay phải giúp đỡ.
  • Bệnh nhân mập hay gầy.
  • Tình trạng phù.
  • Các dấu hiệu khác.

1.1.2.  Đánh giá bằng quan sát

1.1.3.  Thăm khám bệnh nhân

Quan trọng là đo dấu hiệu sống, trong đó huyết áp là dấu quan trọng nhất, đo huyết áp nhiều lần trong ngày. Phải chú ý đến cả huyết áp tối đa và tối thiểu. Ngoài ra cần chú ý các dấu chứng khác như: tình trạng suy tim, các dấu ngoại biên, số lượng nước tiểu, tình trạng phù…

1.1.4.  Thu nhận thông tin

  • Kiểm tra hồ sơ bệnh án cũ, các thuốc đã dùng và cách sử dụng thuốc.
  • Thu thập thông tin qua gia đình.
  • Chẩn đoán điều dưỡng

Qua thu thập các nhu cầu ở bệnh nhân tăng huyết áp, thì một số chẩn đoán về điều dưỡng có thể có ở bệnh nhân tăng huyết áp

  • Nhức đầu do tình trạng tăng huyết áp.
  • Mất ngủ do nhức đầu.
  • Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não.
  • Nguy cơ nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp.
  • Lập kế hoạch chăm sóc

Qua khai thác các dấu chứng trên giúp cho người điều dưỡng có được các chẩn đoán chăm sóc. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng bệnh nhân, đề xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tuỳ từng trường hợp cụ thể.

2.3.1.  Chăm sóc cơ bản

  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế đầu
  • Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.
  • Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
  • Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
  • Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.
  • Làm các xét nghiệm cơ bản.
  • Tình trạng tăng huyết áp cũng như các biến chứng của tăng huyết áp.
  • Theo dõi một số xét nghiệm như: bilan lipid máu, điện tim, siêu âm, soi đáy mắt.

2.3.2.  Thực hiện các y lệnh

2.3.3.  Theo dõi

  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

2.3.4.  Giáo dục sức khoẻ

Bệnh nhân và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp cũng như cách phát hiện các dấu chứng tăng huyết áp, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.

  • Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Đặc điểm của bệnh nhân tăng huyết áp là tiến triển kéo dài và ngày càng nặng dần nếu không được điều trị và chăm sóc tốt. Bệnh để lại di chứng rất nặng và có thể tử vong do những biến chứng của bệnh hoặc do tai biến điều trị.

2.4.1.  Thực hiện chăm sóc cơ bản

  • Đặt bệnh nhân nằm nghỉ, tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng quá độ, nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn, bơi lội.
  • Động viên, trấn an bệnh nhân để an tâm điều trị.
  • Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để theo dõi có thể từ 15 phút cho đến 2 giờ đo một lần.
  • Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân.
  • Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối dưới 5g muối, hạn chế mỡ, các chất béo động vật, kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc.
  • Tránh các yếu tố kích thích cho bệnh nhân.
  • Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân.
2.4.2.  Thực hiện các y lệnh
  • Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc, như: các thuốc tiêm, thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ biết.
  • Thực hiện các xét nghiệm: công thức máu, ure và creatinin máu, điện tim, protein niệu, soi đáy mắt, siêu âm tim và chụp X quang tim phổi.
  • Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở.
  • Tình trạng tổn thương mắt, thận và tim mạch.
  • Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra, đặc biệt chú ý các thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng hay các thuốc hạ huyết áp mạnh.
  • Các biến chứng của tăng huyết áp.
2.4.3.  Theo dõi
2.4.4.  Giáo dục sức khoẻ

Giáo dục cho nệnh nhân và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp

Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình cách phát hiện các dấu chứng tăng huyết áp, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.

  • Dự phòng cấp I: đối với những người chưa bị tăng huyết áp cần lưu ý vấn đề sinh hoạt hàng ngày nhất là các thói quen có hại sức khỏe phải khám định kỳ để phát hiện tăng huyết áp hay các bệnh liên quan. Trong đối tượng này chú ý đến những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cho dù những lần đầu chưa phát hiện tăng huyết áp nhưng cần trao đổi tuyên truyền để phối hợp dự phòng cùng nhân viên y tế tuyến trước.
  • Dự phòng cấp II: đối với người đã tăng huyết áp, cần phải chặt chẽ hơn nữa trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo dõi huyết áp đều đặn và có kế hoạch điều trị ngoại trú để theo dõi tiến triển, tác dụng phụ của thuốc. Cần chú ý yếu tố kinh tế trong điều trị vì đây là một liệu trình lâu dài, tốn kém.

Có 6 cách phòng bệnh ngay từ đầu:

  • Tránh béo phì.
  • Tăng hoạt động thể lực.
  • Thay đổi lượng muối trong chế độ ăn (< 2,4g/ngày tương đương với khoảng 6g muối ăn natri clorid).
  • Thay đổi lượng rượu bia đối với những người uống quá nhiều. ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về phòng chống tăng huyết áp JNC-VI khuyên mỗi ngày chỉ nên uống không quá 1 ounce đối với nam và 1/2 ounce đối với nữ (1 ounce khoảng 29,6 ml rượu whisky).
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Theo dõi huyết áp.

Khuyên bệnh nhân thay đổi lối sống:

  • Giảm cân nếu quá cân.
  • Hạn chế uống rượu: trong mỗi ngày uống không quá 30 ml ethanol, tương đương 720 ml bia, 300 ml rượu vang, 60 ml whisky đối với nam giới, nữ giới và người nhẹ cân uống bằng một nửa nam giới.
  • Tăng hoạt động thể lực: 30-40 phút hàng ngày.
  • Giảm lượng muối ăn vào.
  • Duy trì đủ chế độ kali qua chế độ ăn
  • Duy trì calci và magnesi cần thiết.
  • Ngừng hút thuốc lá.
  • Giảm ăn các chất béo và mỡ bão hòa.
  • Đánh giá quá trình chăm sóc

Tình trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu:

  • Đánh giá công tác chăm sóc và thực hiện các y lệnh đối với bệnh nhân.
  • Đánh giá tình trạng huyết áp.
  • Đánh giá các biến chứng của tăng huyết áp.
  • Đánh giá về tinh thần, vận động.
  • Đánh giá cách giải quyết các nguyên nhân.
  • Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng được với yêu cầu của người bệnh không?
  • Những vấn đề sai sót hoặc thiếu hay các nhu cầu phát sinh mới cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc để thực hiện trên bệnh nhân.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây