Hạn chế cử động

Chăm sóc bệnh nhân

Hạn chế cử động

Mục đích

Đem lại sự an toàn cho người bệnh và những người xung quanh

Chỉ định

Những bệnh về da, phẫu thuật thẩm mỹ, mổ mắt.

Sau khi phẫu thuật còn mê.

Tình trạng kích động: mê sảng, say rượu, chấn thương ở đầu.

Những trường hợp khác: mất trí, quá già, trẻ con.

Nhận định người bệnh

Tình trạng tri giác: tỉnh, lơ mơ, động kinh, co giật hay hôn mê.

Tình trạng bệnh: sau phẫu thuật vùng mặt, tâm thần… ư Tổng trạng: trung bình, béo phì hay suy dinh dưỡng.

Dụng cụ

Thanh giường

Tấm ván

Ghế

Vải trải giường

Gối

Băng vải

Băng cuộn

Khăn nhỏ

Nẹp giữ yên tay

Kỹ thuật tiến hành

Tránh người bệnh lăn ngã ra khỏi giường

Kéo thanh giường lên che 2 bên giường hay che một bên, còn một bên sát tường.

Cột một tấm ván dọc theo hai bên giường.

Lấy ghế cột chung vào hai bên trống của giường.

Che giường bằng cách giăng dây dọc hai bên giường, phủ vải trải lên và nhét sâu xuống dưới đệm.

Chêm gối dưới nệm, để đỡ đệm hai bên giường cao lên.

Nhét vải phủ giường hai bên vào dưới đệm.

Xếp vải trải làm đôi, đắp từ vai đến quá đầu gối, nhét sâu hai đầu dưới đệm, nếu người bệnh giẫy dụa nhiều có thể gấp thêm tấm vải trải làm 4 đặt thêm lên chân người bệnh và cũng tấn sâu dưới đệm (không tấn chặt quá làm cản trở hô hấp, tấn sâu dưới đệm khi người bệnh nằm lăn qua đè lên mí vải không bị tuột ra).

Không cho người bệnh ngồi dậy

Dùng băng bản to hoặc dùng tấm vải trải xếp nhỏ theo chiều dài, luồn vải dưới lưng, qua nách, lên vai, tréo 2 mối dưới gối cột trên đầu giường.

Tránh người bệnh giật các ống thông sau khi tỉnh thuốc mê

Lấy băng bản to hoặc băng cuộn làm 2 vòng như số 8, với 2 đầu mối đi ngược chiều, xếp 2 vòng với nhau, hai mối ở giữa (cần che chỗ da với bông đen hoặc khăn nhỏ khi cố định).

Tròng vòng băng vào tay hay chân. Cột vào mép giường phía bên kia bằng cách luồn băng dưới mình người bệnh (cột 2 mối của dây một lượt tránh siết chặt tay chân người bệnh).

Không cho sử dụng tay, giữ yên các khớp tay: gãy xương hay tiêm truyền dung dịch

Dùng nẹp giữ yên 2 khớp của cẳng tay.

Dùng các cây đè lưỡi bằng cây (thẻ tre, bìa cứng) dán ghép lại thành vòng, lót bông hoặc vải quanh khuỷu tay, cho trẻ mang vào.

Dọn dẹp dụng cụ

Dọn dẹp dụng cụ về phòng làm việc

Ghi vào hồ sơ

Tình trạng người bệnh trước và sau khi hạn chế

Những điểm cần lưu ý

Nên giải thích cho người bệnh hoặc người nhà hiểu rõ mục đích và cách thực hiện, dặn dò những điều cần thiết.

Chỉ hạn chế cử động khi thật cần thiết.

Ngưng hạn chế ngay khi không cần thiết vì kỹ thuật trên có thể ảnh hưởng lên tâm lí người bệnh và thân nhân.

Chăm sóc bệnh nhân
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận