Trang chủChăm sóc bệnh nhânBệnh học Hysteria và chăm sóc

Bệnh học Hysteria và chăm sóc

BỆNH HỌC

Đại cương

Hysteria là một bệnh căn nguyên tâm lý, xuất hiện sau những sang chấn tâm thần trên một nhân cách có những đặc điểm riêng, nói chung là yếu.

Là bệnh tâm căn khá phổ biến.

Bệnh phát sinh ở người trẻ nhiều hơn người già, nữ nhiều hơn nam.

Triệu chứng bệnh đa dạng nên dễ nhầm với bệnh cơ thể khác.

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân chủ yếu là các sang chấn tâm thần thường là những cảm xúc mạnh lo sỢ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề…
  • Bệnh thường xuất hiện ở những người có loại hình thần kinh nghệ sĩ yếu.

Triệu chứng

  • Các cơn Hysteria:

Cơn co giật: Hay gặp nhất với các biểu hiện biết trước cơn, thường lên cơn khi có người xung quanh, chuẩn bị tư thế để ngã, ngã từ từ, có nhiều động tác lộn xộn như: xé quần áo, dứt tóc, cào cấu, lăn lộn, vung đập tay chân, rên rỉ từng tiếng rời rạc, ý thức không bị rối loạn vẫn có thể phản ứng theo thái độ và nhận xét của người xung quanh. Cơn kéo dài, có thể cắt cơn bằng ám thị hay kích thích mạnh.

Sau cơn tỉnh táo ngay.

Các cơn kích động cảm xúc, cơn ngất lịm, cơn ngủ đều hiếm gặp.

  • Các rối loạn vận động:
  1. Quá động: gật đầu, lắc đầu, nháy mắt… gặp nhiều nhất là run, run không có hệ thống, càng chú ý run càng tăng.
  2. Thiểu động: liệt chân tay.

+ Liệt mềm hay liệt co cứng, liệt một chi hay nhiều chi, liệt lên mức tối đa ngay.

+ Đặc điểm không giống liệt thực thể.

+ Không thay đổi trương lực cơ và phản xạ gân xương, không teo cơ, không rối loạn cơ tròn, không phản xạ bệnh lý Bakinski, Hoffmann.

  • Các rối loạn cảm giác:

Tê hay mất cảm giác ở các vùng trên cơ thể không phù hợp với chi phôi của thần kinh cảm giác (mất cảm giác hình găng tay, hình bít tất chân….) ranh giới vùng rối loạn cảm giác rất rõ ràng.

  • Các rối loạn giác quan:

Mù Hysteria: Mù đột ngột hoàn toàn. Đáy mắt và các chức năng khác của mắt vẫn bình thường.

Điếc Hysteria: cơ quan thính giác không thấy tổn thương, phản xạ thính mi (+).

Rối loạn vị giác, khứu giác: ít gặp.

  • Rối loạn ngôn ngữ:

Nói khó, nói lắp, không nói. Cơ quan phát âm bình thường.

  • Các rối loạn thực vật nội tạng:

Khó thở, đau ngực, đau bụng, nhức đầu…

Nấc: do co thắt môn vị.

Hòn Hysteria: do co thắt từ ruột lên thực quản.

  • Các rối loạn tâm thần:

Cảm xúc không ổn định, dễ lây cảm xúc của người khác.

Tri giác thay đổi mau lẹ.

Tư duy cụ thể nông cạn.

Trí tưởng tượng phong phú ly kỳ.

Hành vi kịch tính, phô trương.

Điều trị

Chủ yếu điều trị bằng liệu pháp tâm lý.

Dùng thuốc và châm cứu chỉ có tính chất hỗ trợ.

Phòng bệnh

Biết cách giáo dục và rèn luyện con cái để có nhân cách vững mạnh, có nhiều đức tính tốt như biết chịu đựng gian khổ, không ngại khó khăn, khiêm tốn, sống có lý tưởng, biết kiềm chế bản thân…

Trong gia đình và xã hội, mỗi thành viên phải thương yêu nhau, sống chân thành, cỏi mở và tôn trọng lẫn nhau. Phòng, tránh mọi sang chấn tâm thần có thể xảy ra.

Rèn luyện thân thể, giải quyết các bệnh mạn tính…. cơ thể khoẻ mạnh là điều kiện tốt phòng chống các sang chấn tâm thần.

CHĂM SÓC

Từ lời nói, trang phục đến việc làm của nhân viên y tế phải thật đúng mực để tác động tích cực tới liệu pháp tâm lý của thầy thuốc.

Tuyệt đối không được coi thường bệnh nhân nhất là cho bệnh nhân bị bệnh giả vờ, từ đó mà có thái độ chế giễu, bỏ rơi, hắt hủi. Tránh thái độ quá lo lắng, quá sốt sắng, chiều chuộng hoặc theo dõi quá chặt làm bệnh nhân tưởng mình bị bệnh quá nặng.

Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì phải nghiêm túc nhưng niềm nở, ân cần, chu đáo. Tạo điều kiện để bệnh nhân lao động và vui chơi giải trí hoà mình vào tập thể xung quanh, đồng thời luôn gần gũi thân mật để hiểu được, hoàn cảnh và diễn biến tâm lý của bệnh nhân nhằm cung cấp thêm tư liệu cho thầy thuốc.

Phải chú ý: Lời nói của nhân viên phải ăn khớp với nội dung lời nói của thầy thuốc, những câu nói không khéo, những tiếng cười thiếu ý thức, những lời giải thích không đúng… có thể làm mất tác dụng liệu pháp tâm lý rất công phu của thầy thuốc.

Khi thầy thuốc đang tiến hành liệu pháp tâm lý trực tiếp:

+ Điều dưỡng viên phải có mặt để bệnh nhân yên tâm, tin tưởng tiếp thu lời nói của thầy thuốc.

+ Điều dướng viên phải tỏ ra hết sức tôn trọng thầy thuốc (thực hiện y lệnh đầy đủ, chính xác và kịp thời); lòi nói, cử chỉ nhẹ nhàng, lịch thiệp phối hợp ăn ý, khớp với thầy thuốc.

+ Điểu dưỡng viên phải biết cách động viên, an ủi, khích lệ bệnh nhân đúng lúc, đúng chỗ làm bệnh nhân tin tưởng tuyệt đối vào chuyên môn.

+ Khi thầy thuốc tiến hành các liệu pháp, người điều dưỡng phải tích cực trợ giúp để tăng tác dụng tâm lý chữa bệnh như: châm cứu, bấm huyệt, tiêm thuốc v.v…

Nếu bệnh nhân có chỉ định thư dãn luyện tập thì phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ để bệnh nhân tiếp thu dễ dàng và luyện tập thành công.

+ Cần bồi dưỡng, giáo dục, nâng đỡ nhân cách cho bệnh nhân.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây