Trẻ bị sổ mũi hay ngạt mũi – Nguyên nhân, hướng xử lý

Chăm sóc bé

Sổ mũi hay ngạt mũi thường tự khỏi trong vài ngày mà không cần điều trị. Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm virus đường hô hấp trên như cảm lạnh (virus gây cảm) hoặc vào mùa đông là cúm. Khi sổ mũi đi kèm với hoặc theo sau đó là những triệu chứng khác, con bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong những trường hợp như thế, bạn nên nói chuyện với bác sĩ nhi.

Điều trị viêm xoang

Xoang là khoảng không trong xương bên trên và sát ngay mũi. Mỗi một trong số tám xoang đều nối với các màng nhầy dẫn vào trong mũi.

Viêm xoang cấp tính thường khởi phát do cảm cúm hay sốt mùa hè. Nếu các màng nhày xoang bị viêm, sưng và có thể nhiễm trùng, bé có thể kêu đau đầu, nghẹt mũi, và có thể bị tấy quanh mắt hoặc những bộ phận khác trên mặt. Dòng nước mũi dễ trở nên đặc bất thường và nhuốm màu xanh hoặc vàng. Con bạn cũng có thể bị sốt và sẽ ốm hơn so với khi bé bị cảm thường.

Cách điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân ẩn bên dưới. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn kháng sinh để loại bỏ vấn đề viêm xoang do vi khuẩn. Xông hơi, đặt máy tạo ẩm trong phòng ngủ của bé, hoặc thuốc xịt mũi có chứa muối có thể giúp thông những xoang bị nghẹt. Hãy xin lời khuyên của bác sĩ nhi về cách thức phù hợp nhất cho con bạn.thuốc trị ho cho trẻ

Gọi bác sĩ nhi nếu con bạn bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi đi kèm với:

  • Buồn ngủ và uể oải bất thường
  • Khó thở
  • Nhiệt độ trên 38°c ở trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi và trên 38,3°c ở trẻ trên 3 tháng tuổi
  • Cổ bị đau hoặc cứng
  • Đau tai hoặc đau họng
  • Sưng hạch
  • Mắt đỏ hoặc sưng
  • Mẩn.

CẢNH BÁO!

Đừng điều trị nghẹt mũi cho bé bằng thuốc rihỏ mũi không qua kẻ đơn trừ khi bác sĩ nhi cho phép. Những loại thuốc này có thể giải tỏa tạm thời, nhưng đôi khi lại có hiệu ứng tái lại còn tệ hơn vấn đẽ ban đấu. Lựa chọn tốt hơn là dùng nước muối để rửa hoặc nhỏ mũi.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Triệu chứng chính của con bạn là chảy nước mũi trong, loãng. Bé vẫn hoạt bát như bình thường, bị sốt nhẹ hoặc không sốt. Cảm lạnh thông thường. Có thể cho bé ở nhà 1 – 2 ngày nhưng không cần có phương thuốc hay hành động đặc biệt nào. Cơn cảm sẽ tự khỏi trong khoảng một tuần.
Con bạn đồng thời bị đau tai. Bé quấy nhiễu và cáu kình. Nhiễm trùng tai. Đề nghị bác sĩ nhi khám cho bé và xác nhận chẩn đoán. Nếu hiện tượng này không chấm dứt, có thể sẽ phải cần đến kháng sinh.
Con bạn đồng thời bị đau họng. Các dấu hiệu ở họng khá nghiêm trọng. Rất có thể là cảm, nhưng nên loại trừ các loại nhiễm khác như viêm họng khuẩn cầu chuỗi. Tới gặp bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và có thể yêu cầu kiểm tra các virus trong họng. Nếu chẩn đoán viêm họng khuẩn cầu chuỗi, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh.
Con bạn bị sốt nhẹ và buồn ngủ hoặc uể oải bất thường. Biến chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và khuyến nghị cách điều trị.
Cổ và hạch của bé bị sưng và tấy. Nhiễm trùng, có thể do virus hoặc vi khuẩn. Tới gặp bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và khuyến nghị cách điều trị.
Con bạn bị sổ mũi hơn một tuần, hoặc theo đợt. Mũi bé ngứa, mắt đỏ, ngứa hoặc chảy nước. Sốt mùa hè (viêm mũi dị ứng) hoặc một phản ứng dị ứng. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ xét nghiệm các loại dị ứng cụ thể.
Con bạn bị sổ mũi kéo dài hơn 10 ngày. Dòng nước mũi ngày càng đặc hơn hoặc đổi màu. Bé bị đau đầu. Viêm xoang. Tới gặp bác sĩ nhi để xác nhận chẩn đoán. Bác sĩ nhi sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bé bị chảy nước mũi có mùi hôi ở một bên lỗ mũi. Vật thể lạ trong lỗ mũi. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và lấy vật thể ra, nếu cần.
Con bạn bị khó thở. Bé ngáy và thức giấc thường xuyên. Phì đại a-mi-đan và VA. Đề nghị bác sĩ nhi khám cho bé và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, nếu cần.
Gần đây con bạn bị ngã hoặc chấn thương ở mặt. Chấn thương mũi (ví dụ, vẹo lệch vách ngăn mũi). Gọi bác sĩ nhi đề kiểm tra và chiếu tia X, nếu cẩn.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận