Lộ lộ thông

Lộ lộ thông ( 路路通 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Lộ lộ thông (Xuất xứ: Cương mục thập di).

+ Tên khác: Phong thật (枫实), Phong mộc thượng cầu (枫木上球), Phong hương hoả (枫香果), Phong quả (枫果), Niếp tử (聂子), Lang mục (狼目), Phong cầu tử (枫球子), Lang nhãn (狼眼), Phong thụ cầu (枫树球), Cửu không tử (九空子).

+ Tên Trung văn: 路路通 LULUTONG

+ Tên Anh văn: Beartiful Sweetgum Fruit, Taiwan Sweetgum

+ Tên La tinh: Liquidambar formosana Hance

+ Nguồn gốc: Là quả của Phong hương thực vật họ Kim Lũ Mai(Hamamelidaceae).

Phân bố

Các vùng Thiểm Tây, Hà Nam, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Đài Loan, Nghiễm Tây, Nghiễm Đông, Giang Tây, Hồ Nam v.v…

Thu hoạch

Mùa đông thu hái, bỏ tạp chất, rửa sạch phơi khô.

Tính vị

– Trung dược học: Đắng, bình.- Hiện đại thực dụng Trung dược: Vị đắng chát, tính bình không độc.

– Chiết Giang dân gian thảo dược: Tính bình, vị nhạt, không độc.

– Tuyền Châu bản thảo: Vị đắng, tính bình, không độc.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Can, Thận

– Cương mục thập di: Thông hành 12 kinh.

 – Công hiệu –

Khư phong hoạt lạc, lợi thủy, thông kinh.

Ứng dụng

  1. Phong thấp tý thống, trúng phong bán thân bất toại. Bổn phẩm “Đại năng thông thập nhị kinh huyệt”, tức có thể khư phong thấp, lại có thể thư cân lạc, thông kinh mạch. Giỏi trị phong thấp tý thống, tê co quắp, thường phối ngũ với Thân cân thảo, Lạc thạch đằng, Tần giao; nếu khí huyết ứ trệ, mạch lạc tý trở, sau trúng phong bán thân bất toại, có thể cùng dùng với Hoàng kì, Xuyên khung, Hồng hoa v.v…
  2. Trật đả tổn thương. Bổn phẩm năng thông hành kinh mạch mà tán ứ ngừng đau, trị trật đả tổn thương, ứ sưng đau nhức, thường phối với Đào nhân, Hồng hoa, Tô mộc v.v…
  3. Thủy thũng. Bổn phẩm vị đắng giáng tiết, năng thông kinh lợi thủy tiêu sưng, trị thủy thũng sưng đầy, trị thủy thũng sưng đầy, phần nhiều cùng dùng với Phục linh, Trư linh, Trạch tả v.v…
  4. Kinh hành không sướng, kinh bế. Bổn phẩm năng sơ lý can khí mà thông kinh, trị kinh ít không sướng hoặc kinh bế do khí trệ huyết ứ, tiểu phúc trướng đau, thường phối ngũ với Đương qui, Sung úy tử v.v…
  5. Sữa ít, nước sữa không thông. Bổn phẩm năng thông kinh mạch, xuống nước sữa, thường phối với Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành, Thanh bì v.v…trị chứng nước sữa không thông, bầu vú trướng đau, hoặc ít sữa.

Ngoài ra, bổn phẩm có thể khư phong ngừng ngứa, dùng trị phong chẩn ngứa ngáy, có thể phối ngũ với Địa phu tử, Thích tật lê, Khổ sâm v.v… uống trong hoặc rửa ngoài.

Công dụng và chủ trị

Khư phong thông lạc, lợi thuỷ trừ thấp.

Trị tứ chi tý đau, tay chân co quắp, đau bao tử, thủy thũng, trướng đầy, kinh bế, ít sữa, ung nhọt, trĩ lậu, ghẻ lở, thấp chẩn.

  1. Bổn thảo cương mục thập di: “ Tích chướng tức ôn,sáng mắt, trừ thấp,thư cân lạc co quắp, toàn thân tí đau, tay chân cùng eo lưng đau,ngửi khói đốt của nó đều khỏi”. Tính lớn của nó thông 12 kinh huyệt, cho nên “cứu sống biển khổ” dùng trị thủy thũng trướng vậy, khả năng của nó sưu trục phục thủy vậy.
  2. Lĩnh nam thải dược lục:“Trị phong thấp lưu chú đau nhức, cùng ung nhọt sưng độc.”

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 5~9g. Dùng ngoài, lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

– Trung dược đại tù điển: Có thai kỵ dùng.

– Trung dược chí: Âm hư nội nhiệt không thích hợp.

– Quảng Tây Trung dược chí: Người hư hàn huyết băng chớ uống.

– Tứ Xuyên Trung dược chí: Phàm kinh thủy quá nhiều và phụ nữ mang thai kị dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hoá học: Bổn phẩm hàm chứa 28- noroleanonic acid, styracin,styracin epoxide,isostyracin epoxide,caryophyllene oxide,betulonic acid,24-ethyl-△ 5-cholestene-3β-ol (Trung dược học).
  2. Tác dụng dược lý: Lộ lộ thông có tác dụng ức chế đối với viêm khớp albumin sưng trướng; chất chiết methanol của nó betulonic acid có hoạt tính chống lại độc tế bào gan rõ rệt (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị phong thấp khớp chi đau: Lộ lộ thông, Tần giao, Tang chi, Hải phong đằng, Quất lạc, Dĩ nhân. Sắc nước uống.

(Tứ Xuyên Trung dược chí)

+ Phương thuốc 2:

Trị tạng độc: Lộ lộ thông 1 cái, đốt tồn tính, nghiền nhỏ rượu sắc uống.

(Cổ kim lương phương)

+ Phương thuốc 3:

Trị ghẻ lở, hắc lào: Phong mộc thượng cầu 10 cái (đốt tồn tính), Bạch phê 5 ly, nghiền nhỏ, dầu thơm xoa.

(Đức Thắng Đường kinh nghiệm phương)

+ Phương thuốc 4:Trị trong tai chảy nước vàng: Lộ lộ thông 5 chỉ. Sắc nước uống.

(Chiết Giang dân gian thảo dược)

+ Phương thuốc 5:

Mỗi ngày dùng Lộ lộ thông 15g, sắc nước uống nhiều lần, điều trị ù tai có hiệu quả tốt (Trung y Tứ Xuyên, 1991,12:48).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây