Trang chủVị thuốc Đông yCủ bình vôi - Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc từ...

Củ bình vôi – Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc từ bình vôi

Tên khác:  Củ một, củ gà ấp, cà tòm, dây môì trơn, cáy pầm (Tày), co cáy khẩu (Thái), tở lùng dòi (Dao).

Tên khoa học: Stephania spp.

Họ Tiết dê (Menispermaceae)

Trong thực tế thiên nhiên, nhiều loài Stephania có rễ củ to được phát hiện và mang tên chung là “củ bình vôi”.

MÔ TẢ

Đặc điểm chung của các loài hình vôi:

Dây leo thường xanh, có thân mảnh, nhẵn. Rễ củ rất đa dạng từ hình trứng thuôn đến hình cầu hơi dẹt, kích thước có thể nặng 30 – 40 kg, vỏ ngoài màu nâu đen. Lá mọc so le, có cuống dài đính vào trong phiến lá khoảng 1/3, hình gần tròn, đôi khi có cạnh, mép nguyên, hai mặt nhẵn.

Hoa mọc ở kẽ lá hoặc những cành già đã rụng lá thành xim tán, đơn tính khác gốc; hoa đực có 6 lá đài, 3 cánh hoa màu vàng cam, hoa cái có 1 lá đài, 2 cánh hoa.

Quả hạch, hơi dẹt, màu đỏ khi chín; hạt cứng, hình móng ngựa, lõm ở giữa.

Mùa hoa quả: tháng 4 – 10.

Đặc điểm riêng của một số loài:

Stephania pierrei Diels: Lá có kích thước nhỏ hơn tất cả các loài khác. Hoa đực không có cánh hoa.

Stephania cambodica Gagnep: Cuống cụm hoa và cuống tán giả có kích thước dài hơn so với các loài khác.

Stephania dielsiana Y.C.Wu: Nửa cuống lá phía đính vào phiến lá và gân lá ở mặt sau có màu tím hay tím hồng. Loài này còn được gọi là củ dòm.

Stephania excentrica H.S.Lo: Cuống lá rất dài, có khi đến 14 cm.

Bình vôi - ngải tượng
Bình vôi – ngải tượng

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Các loài bình vôi phân bố rất rộng, chủ yếu ở châu Á gồm một số nước như Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…

Ở Việt Nam, diện phân bố kéo dài từ Bắc đến Nam nhưng tập trung nhiều vào các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa với trữ lượng khá lớn. Thường gặp ở rừng cây bụi và dây leo nhỏ núi đá vôi ẩm. Rất dễ phát hiện, có khi thấy rễ củ nằm gọn trong hỏm đá, xung quanh không có đất. Lúc này, chỉ cần nhấc lên là thu được.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIÊN

Rễ củ, thu hái vào mùa thu – đông (lúc này hàm lượng hoạt chất cao nhất), cạo sạch vỏ ngoài, thái lát, phơi trong râm cho khô. Có thể dùng dược liệu khô để chiết hoạt chất tác dụng. Có nơi, người ta dùng rễ củ tươi sát hoặc giã nhỏ, ép lấy nước, rồi từ nước này chiết lấy hoạt chất (cách này thường được sử dụng khi phải vận chuyển dược liệu đi xa và mất nhiều thời gian).

Có người còn cho rằng chỉ nên chiết hoạt chất ở những củ có trọng lượng từ 0,8 đến 1 kg trở lên.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Rễ củ bình vôi chứa nhiều alcaloid, trong đó, chủ yếu là 1. tetrahydropalmatin (còn gọi là gindarin, caseannin, rotundin), stepharin, roemerin, cycleanin, cepharanthin. Ngoài ra, còn có tinh bột, đường khử.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Nhiều hoạt chất chiết được từ các loài bình vôi đã được nghiên cứu. Trong đó, 1. tetrahydropalmatin có tác dụng an thần rõ rệt, gây ngủ dễ dàng với liều thích hợp. Cepharanthin có tác dụng giảm nhẹ hiện tượng giảm bạch cầu do sử dụng các thuốc chống ung thư gây nên, có khả năng kích thích miễn dịch.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Bình vôi có vị đắng, tính hàn, có tác dụng hạ nhiệt, an thần, giảm ho, giải độc chữa sốt, mất ngủ, ho hen, kiết lỵ. Liều dùng hàng ngày: 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc, nước hãm, cao lỏng, rượu ngâm. Dạng rượu ngâm gồm bột bình vôi (1 phần), rượu 40° (5 phần), mỗi ngày uống 5-15 ml, thêm đường cho dễ uống. Dạng chè thuốc

“Bình đại” gồm bình vôi và sâm đại hành với lượng bằng nhau, hãm uống trong ngày, rất tốt cho người cao tuổi.

Hoạt chất l. tetrahydropalmatin có tác dụng như rễ bình vôi, nhưng đặc hiệu đối với những trường hợp rối loạn tâm thần chức năng, suy nhược và căng thẳng thần kinh, mất ngủ dai dẳng nguyên nhân do tâm thần. Liều dùng hàng ngày: 0,05 – 0,10g dưới dạng viên, mỗi viên 0,05g.

Ngoài ra, rễ bình vôi còn được dùng chữa đau dạ dày, viêm ruột, viêm họng. Rễ bình vôi để tươi giã nát, đắp chữa mụn nhọt, vết thương.

BÀI THUỐC

  • Viên an thần, gây ngủ Sen vông: tetrahydropal- matin (0,03g), cao khô lá vông (0,06g), cao khô lá sen (0,05g), tá dược vừa đủ cho 1 viên.

Thuốc có tác dụng như Valium (seduxen) nhưng ít độc hơn, đã được ứng dụng cho bệnh nhân ở Khoa thần kinh. Bệnh viện Hữu Nghị, thấy tác dụng an thần, gây ngủ nhanh hơn, giấc ngủ kéo dài êm dịu. Khi tỉnh giấc, người bệnh không thấy mệt mỏi.

Viên Sen vông còn được cải tiến để đưa vào sử dụng như thuốc an thần, giảm đau, gây ngủ và cắt các cơn đói ma túy cho các con nghiện.

  • Sirô Rotunda: tetrahydropalmatin (2g), sơn tra (50g), đường và các tá dược khác vừa đủ 1.000 ml. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh.

Thuốc chữa mất ngủ.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây