Sai lầm: Sau khi bị ngã chấn thương cần chườm nóng ngay

Sức khỏe đời sống

Bị ngã chấn thương là bệnh chấn thương thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Rất nhiều người sau khi bị ngã chấn thương liền lập tức lấy khăn bông nhúng nước nóng chườm hoặc dùng túi nước nóng để chườm vào chỗ bị chấn thương. Họ cho rằng như vậy có thể làm cho huyết ứ tiêu tán được nhanh và có thể thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, có lợi cho sự tu phục tổ chức bị chấn thương. Thực ra, như vậy hết sức sai lầm, ngược lại nó sẽ làm cho càng tăng nặng thêm tình trạng bị chấn thương.

Khi ngã bị chấn thương, các tổ chức phần mềm như dây chằng của khớp, bao hoạt khớp, cơ bắp vì bị căng kéo quá độ mà bị xé rách nứt vỡ ra gây tổn thương. Khi ngã bị chấn thương, tổ chức phần mềm bị sức mạnh từ bên ngoài va đập vào mà sinh ra nén ép, bầm tím, nứt vỡ làm tổn thương. Tuy da mặt ngoài không bị rách vỡ, nhưng huyết quản mao dẫn trong tổ chức bị tổn thương cũng làm nứt vỡ chảy máu bên trong. Lúc đó, phương pháp xử lý chính xác cần thiết chỉ có một mục đích là làm cho bộ vị bị chấn thương cố sức sao cho ít chảy máu, tận sức nhanh nhất không để cho chảy máu.

Lúc đó nếu lập tức tiến hành chườm nóng thì sẽ làm cho huyết quản mở rộng sung huyết, tuần hoàn huyết dịch tăng nhanh, tình trạng xuất huyết tăng nhanh, hình thành tụ máu sưng to hơn. Tụ máu sưng to không những sẽ làm cho tế bào các tổ chức xung quanh chỗ bị chấn thương bị tổn hại thêm, có khi sẽ còn nén ép thần kinh, tạo thành những tổn thương càng nghiêm trọng hơn, đau đớn cũng càng thêm kịch liệt. Điều này cũng rất bất lợi đối với sức khỏe của những tổ chức bị chấn thương.

Phương pháp xử lý chính xác sau khi bị ngã chấn thương, trẹo khớp không phải là chườm nóng, mà là phải chườm lạnh. Chườm lạnh có tác dụng: Một là, có thể làm cho huyết quản ở chỗ đó thu co hẹp lại, tuần hoàn huyết dịch giảm chậm, do đó mà giảm nhẹ sưng to tụ huyết ở bộ vị bị chấn thương. Hai là, có thể làm cho huyết quản mao dẫn bị vỡ nứt thu co nhỏ lại, rất nhanh hình thành ách tắc mạch máu, bịt kín lỗ chảy máu. Ba là, làm hạ nhiệt độ cục bộ sau khi chườm lạnh có thể làm cho phản ứng của thần kinh cảm giác chậm chạp, có tác dụng hết đau.

Phương pháp chườm lạnh đơn giản dễ làm nhất chính là dùng khăn mặt thấm nước đá đắp lên bộ vị bị chấn thương, cách mấy phút lại thay khăn một lần. Nếu có thể dùng nước đá cho vào trong túi chất dẻo để đắp chườm lạnh, thì kết quả sẽ càng tốt hơn. Trong thi đấu bóng đá chúng ta thường thấy khi vận động viên bị chấn thương, bị sai khớp hoặc là bị chấn thương do căng kéo cơ bắp, bác sỹ thường phải lập tức dùng một hộp thuốc phun giống như loại thuốc sát trùng có đầu phun thường dùng trong gia đình để phun ngay vào chỗ bị chấn thương. Chẳng mấy chốc sau đó, vận động viên đã lại đứng dậy chạy băng băng trên sân cỏ thi đấu. Trong hộp thuốc có đầu phun đó là một loại thuốc có sức làm lạnh cực mạnh, trong hộp thuốc vốn có dịch thể, do vì điểm sôi của nó rất thấp, khi phun vào bộ vị bị chấn thương của vận động viên nó sẽ nhanh chóng khí hóa, đồng thời với việc bốc hơi, nó mang theo đi lượng lớn nhiệt lượng, do đó mà đạt được hiệu quả làm lạnh cục bộ, có tác dụng làm cho vận động viên cầm máu, tiêu thũng, hết đau.

Người bị ngã chấn thương sau khi đã cầm máu, hết sưng tấy đỏ thì mới có thể chườm nóng được. Thời gian này đại thể là khoảng sau khi bị chấn thương 24 giờ. Lúc đó mà chườm nóng thì rất có công hiệu thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, tăng nhanh tiêu thoái ứ huyết, giúp cho tổ chức bị chấn thương tu phục và lành miệng vết chấn thương.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận