Chứng cao huyết áp (hypertension) có thể gây ra những tác hại lâu dài và nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và suy thận. Tuy nhiên, hiện nay đã có các biện pháp điều trị để điều chỉnh cả những cơn tăng huyết áp nhẹ, nhờ đó giúp làm giảm nguy cơ gặp phải các tác hại lâu dài. Người bệnh được điều trị càng sớm, thì nguy cơ sẽ càng giảm, và đó là lí do tại sao các bác sĩ thường xuyên kiểm tra huyết áp của con bạn. Chỉ số trên cùng của bảng số huyết áp cho biết áp lực tâm thu, là áp lực máu lên các động mạch khi tim bơm máu đến khắp nơi của cơ thể. Chỉ số dưới cùng cho biết áp lực tâm trương, là áp lực máu lên động mạch khi tim nghỉ giữa hai nhịp đập. Ở người lớn, chỉ số huyết áp lý tưởng là 120 (cho áp lực tâm thu) và 80 (cho áp lực tâm trương), có đơn vị là mm trong cột thủy ngân. Ở trẻ em, các chỉ số huyết áp thường thấp hơn và được đánh giá tùy theo chiều cao và cân nặng của trẻ. Trẻ sẽ cần được điều trị nếu có chỉ số huyết áp cao, bao gồm những thay đổi trong chế độ ăn, tập thể dục đều đặn và uống thuốc nếu cần thiết.
Bệnh huyết áp cao thường ít gặp ở trẻ nhỏ, song có một số trường hợp bệnh phát triển trong giai đoạn tuổi vị thành niên. Thanh thiếu niên có chỉ số huyết áp ở trong khoảng “cao – bình thường” thường có nguy cơ mắc chứng cao huyết áp khi đến tuổi trưởng thành cao hơn so với các trẻ khác. Ngoài ra, những trẻ có cha mẹ mắc bệnh này cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Chứng cao huyết áp xuất hiện ở người Mĩ gốc Phi nhiều hơn so với ở những nhóm dân tộc khác. Bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn khi tuổi của người bệnh tăng hoặc khi chế độ ăn của họ có quá nhiều muối.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác như di truyền, chứng béo phì và căng thẳng cũng góp phần làm bệnh phát triển thêm. Khi chứng cao huyết áp xuất hiện do một căn bệnh cơ bản nào đó gây ra, nó được gọi là cao huyết áp thứ phát. Những cơn huyết áp cao nghiêm trọng ở trẻ em thường là do một căn bệnh nào đó như bệnh về thận, u bướu, chứng hẹp đại động mạch hoặc do nồng độ bất thường của một loại hormone nào đó trong cơ thể gây ra.
Trẻ mắc chứng cao huyết áp hiếm khi có biểu hiện gì trừ khi áp suất máu của trẻ tăng lên quá cao vì một nguyên nhân nào đó. Thông thường bệnh được phát hiện qua các lẩn khám sức khỏe định kì và chỉ có một cách xác định duy nhất là bằng máy đo huyết áp.
Gọi cho bác sĩ nhi ngay lập tức khi con bạn bị huyết áp cao kèm theo bất kì triệu chứng nào dưới đây:
- Đau đầu dai dẳng hoặc trầm trọng
- Chóng mặt
- Khó thở
- Rối loạn thị giác
- Mệt bất thường.
CẢNH BÁO!
Hãy tránh để trẻ ăn quá nhiều muối bằng cách dùng các gia vị và thảo mộc tự nhiên thay cho muối và không để lọ muối trên bàn ăn. Bạn cũng không được mua các loại đồ ăn vặt quá mặn, và hãy tìm những loại không dùng muối hoặc có lượng muối thấp nếu phải mua những đồ ăn chế biến sẵn. Thêm vào đó, hãy học cách nhận biết các dạng của muối trong bảng thành phần các chất ghi trên mỗi sản phẩm. Bất kì thành phần nào có chứ “sodium” hoặc “Na” – tên gọi của muối, thì thành phần đó sẽ chứa muối. Sodium cũng sẽ có trong các nguyên liệu như thuốc muối hay bột nở (baking soda), bột nổi (baking powder), bột ngọt hay mì chính (monosodium glutamate – MSG), disodium phosphate (Na2HPO4), hoặc muối.
Muối có tác hại thế nào đối với huyết áp?
Muối tinh là một hợp chất của sodium và chloride, hai nguyên tố hóa học khi ở lượng nhỏ là thành phần không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Trên thực tế, sodium và chloride có thể có ở dạng tự nhiên trong nhiều loại thức ăn, do đó bạn không cần phải thêm muối khi nấu nữa. Kể từ khi tủ lạnh được phát minh, cùng với những công nghệ mới giúp bảo quản thức ăn, thì muối ít khi còn được dùng vào việc này nữa. Lý do thực sự khiến chúng ta thêm muối vào thức ăn chỉ là do thói quen, vì khẩu vị của chúng ta đã quen với nó, còn các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng người lớn không nên dùng nhiều hơn 1500 – 2300 miligram sodium trong một ngày, và trẻ em thậm chí còn cần dùng ít muối hơn nữa. Việc ăn quá nhiều muối là một yếu tố quan trọng làm tăng huyết áp ở những người đã quá mẫn cảm với sodium.
Nồng độ muối giúp điều hòa lượng nước trong cơ thể. Ở người khỏe mạnh, thận sẽ giữ lại lượng sodium trong máu, duy trì và tái sử dụng chúng như một chất có ích. Song ở những người mẫn cảm với muối, thận của họ giữ lại lượng sodium nhiều hơn lượng mà cơ thể cần, do đó làm mất đi sự cân bằng giữa nước và nồng độ muối của cơ thể. Cơ thể họ sẽ cố gắng hòa tan lượng sodium dư thừa bằng cách tăng lượng nước tuần hoàn trong máu, và lượng nước dư thừa này thể hiện ra bên ngoài qua những chỗ sưng phù trên cơ thể, nhất là ở bàn tay, bàn chân và cẳng chân. Lượng nước tăng làm cho các mạch máu trở nên quá mẫn cảm với những kích thích thần kinh và chúng bị teo lại, do đó khiến cho áp suất trong máu tăng lên (hãy tưởng tượng áp suất của nước sẽ thay đổi thế nào khi bạn gập và làm tắc vòi tưới cây). Kết quả của quá trình này là tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để giúp cho máu lưu thông qua những mạch máu bị co hẹp. Nếu áp suất trong máu thường xuyên cao, nó sẽ làm cho các thành mạch máu bị xơ cứng lại, thể hiện đầu tiên là ở các mạch máu mắt và thận. Việc giảm lượng muối ăn hàng ngày sẽ làm hạ thấp nồng độ muối trong máu, giúp làm giảm áp lực lên tim, thận và mạch máu.
Nếu bạn mắc chứng cao huyết áp hoặc biết rằng mình bị mẫn cảm với muối, hãy giảm lượng muối trong chế độ ăn của cả gia đình ngay bây giờ để giúp tránh khả năng con bạn cũng sẽ mắc phải bệnh này về sau.
MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN | NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ | HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN |
Huyết áp của con bạn nằm trong mức cao bình thường hoặc hơi tăng. Trong gia đình có tiền sử bệnh cao huyết áp. | Bệnh tăng huyết áp vô căn (tăng huyết áp mà không do một nguyên nhân nào rõ ràng). | Giám sát cân nặng và thức ăn của trẻ, đồng thời động viên trẻ tập thể dục đều đặn. Hãy yêu cầu bác sĩ đo huyết áp cho trẻ trong mỗi lần đến khám định kỳ, đồng thời thiết lập chế độ giám sát sức khỏe tại nhà cho trẻ và thường xuyên kiểm tra các chỉ số. Ngoài ra, hãy tìm hiểu xem bạn còn có thể làm được gì thêm nữa về căn bệnh này. |
Con bạn được chẩn đoán mắc chứng cao huyết áp và đi tiểu ra máu. Huyết áp ở cánh tay trẻ cao hơn ở chân. Trẻ khó ngủ, lo âu và cư xử khó chịu. | Bệnh vé thận (tăng huyết áp ở thận).
Bệnh hẹp eo động mạch chủ (một bệnh bẩm sinh phát sinh từ tim làm ảnh hưởng đến động mạch). u, bướu. Bệnh cường giáp trạng (hyperthyroidism). |
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân và từ đó đề xuất biện pháp điều trị. |
Con bạn bị thừa cân hoặc trẻo phì | Chứng cao huyết áp do trẻo phì. | Xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ để giúp trẻ giảm cân trong khi vẫn cung cấp đủ lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, hạn chế cho trẻ ăn những loại thức ăn chứa nhiều muối. |
Con bạn bỗng nhiên cáu kình bất thường nhưng không kèm theo triệu chứng rõ rệt nào khác, hoặc trẻ bỗng nhiên bị đau đầu, chóng mặt, hoặc thị lực bị thay đổi. | Bệnh tăng huyết áp nặng. | Gọi cho bác sĩ nhi ngay lập tức, trẻ cần được kiểm tra và chẩn đoán sớm nhất có thể. |