Trang chủSức khỏe đời sốngCách chữa Mất ngủ hiệu quả bằng uống trà thuốc hàng ngày

Cách chữa Mất ngủ hiệu quả bằng uống trà thuốc hàng ngày

Mất ngủ là hiện tượng khi ngủ gặp trở ngại, thường do chức mất chức năng điều tiết của ngũ tạng gây ra, trong đó đặc biệt là tim, gan, thận là chủ yếu. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến hư nhược. Nếu nóng trong, tâm thận không giao hoà, thường biểu hiện ra ở hiện tượng buồn bực, mệt mỏi, hay quên, giấc ngủ không tốt. Nếu còn bị những lo lắng sợ hãi từ bên ngoài, gan nóng, thận nóng, tâm trạng bất an, thì càng thấy biểu hiện nóng nảy, sợ hãi hoặc oán thán, đêm không ngủ được. Loại thứ nhất nên dùng những loại sản phẩm từ dưỡng an thần, loại sau nên dùng những loại vật phẩm để điều tiết gan thận.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, mất ngủ là do giấc ngủ không đủ, hoặc ngủ không sâu, không ngon, thường có 3 biểu hiện ban đầu là mất ngủ, mất ngủ trong thời gian ngắn hoặc mất ngủ lâu dài. Những vấn đề liên quan đến mất ngủ không lớn lắm, chỉ có những người liên tục mất ngủ trong thời gian dài mới coi là mất ngủ.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Các phương thức truyền thống giúp ngủ tốt thường lấy bồi bổ làm chính. Các loại thực phẩm thường dùng là hạt sen, đại táo, táo, táo chua, actiso, long nhãn, sơn dược phối hợp uống cùng với trà, có thể làm cho đại não tiêu tán được sự mệt mỏi, có lợi trí nhớ cho việc học hành.Chữa bệnh mất ngủ không nên chỉ dựa vào dược liệu

Các loại trà nên sử dụng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 5 quả đại táo, 50 gam hạt dẻ, 10 gam phục thần. Cho phục thần vào đun sôi, lọc lấy nước, bỏ cặn đi, sau đó lấy nước phục thần cho thêm đại táo, hạt dẻ vào đun lên, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối khi ăn cơm.

Công dụng chữa trị: Trấn tĩnh, giúp ngủ ngon.

Chú ý: Đại táo ngọt ấm, có tác dụng tốt trong bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần. Theo báo cáo của các nhà khoa học Nhật Bản, từ quả đại táo có thể chiết xuất ra một loại chất, qua các thí nghiệm trên thực tế thì thấy nó có tác dụng trấn tĩnh, giúp ngủ ngon. Loại tác dụng giúp trấn tĩnh này, cũng tương tự như hiệu quả “an thần” như trong Đông y.

Phục thần có chứa nhiều loại vi khuẩn màu trắng, hương vị tương tự như phục linh, tính vị can bình, có tác dụng dưỡng tâm an thần, chuyên được dùng để trấn tĩnh, định thần, chống chứng hay quên. Trong cuốn “Danh y biệt lục” có viết: “Phục thần có tác dụng trấn tĩnh, chống buồn bực, nổi nóng, hay quên, tâm trạng cởi mở, an thần, tĩnh tâm”. Khi đun lấy nước uống nó có tác dụng giúp trấn tĩnh rất tốt.

Hạt dẻ, nhất là loại hạt nhỏ, thành phần dinh dưỡng cũng tương tự như gạo tẻ, có tác dụng tốt cho thận và dạ dày. Cuốn “Tuỳ tức cư ẩm thực phổ” cho rằng, công dụng của hạt dẻ cũng tương tự như của gạo ăn mà chúng ta vẫn thường ăn, nhưng tính tương đối mát, người bệnh ăn rất tốt”.

Trong phương thuốc trên, nếu chỉ dùng đại táo thì tác dụng không mạnh lắm, nên chọn dùng thêm phục thần, hạt dẻ bổ sung thêm vào, phối hợp lại để làm cho tác dụng an thần càng thêm mạnh mẽ, phối hợp với hạt dẻ còn để tốt cho thận và dạ dày. Toàn phương thuốc có tác dụng tốt thận an tâm, an thần ích trí, tâm thận hư nhược, kinh hoảng sợ hãi, mất ngủ hay quên, tinh thần không tập trung…

  • Trà quả dâu actiso

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 100 gam quả dâu tươi, 50 gam actiso tươi. Cho cả hai thứ vào rửa sạch, thêm nước đun sôi lên, mỗi ngày uống 1 lần.

Công dụng chữa trị: Tĩnh tâm an thần.

Chú ý: Phương trà trên có tác dụng nhuận tràng thông tiện, cũng rất tốt cho chứng bí tiện lâu năm. Những người thận vị hư hàn, bài tốt không tốt không nên dùng thuốc này. Quả dâu có vị chua, tính hàn, cam hàn, từ âm bổ huyết, dễ thanh nhiệt, là một loại thực phẩm bổ gan thận thường được dùng. Nó có tác dụng cải thiện tâm thận hư nhược, yếu ớt. Actiso bổ ích khí huyết và nhuận tràng. Những người gan thận âm hư mà bên trong lại sinh nhiệt, tinh thần phiền muộn, đêm không ngủ thành giấc, lo buồn bất an, có thể dùng quả dâu để bổ âm trừ khí, actiso an thần, chống nhiệt, định thần và giúp có giấc ngủ tốt.

  • Trà đại táo hành trắng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 20 quả đại táo, 10 gam hành trắng. Cho đại táo vào rửa sạch, bổ ra, cho vào nồi cùng hành trắng, thêm nước vào đun sôi lên, sau khoảng 15-20 phút thì bắc ra, lọc lấy nước uống, mỗi tối uống 1 lần, uống khi nóng.

Công dụng chữa trị: Dưỡng huyết an thần.

Chú ý: Loại trà trên có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần, thích hợp với người tâm thận hư hàn, mệt mỏi mất sức, ăn ít, mệt mỏi, buồn bực không ngủ được. Đại táo cam nhuận, bổ thận ích khí, trấn tĩnh tinh thần, chống hay quên, mất ngủ, nếu muốn bồi bổ hư tổn tâm thận, đa số người ta thường dùng đại táo để điều chỉnh. Hành trắng là một bộ phận gần với họ bách hợp, đôi khi còn gọi là củ hành trắng, tính vị ấm nóng sinh nhiệt, dùng để thông dương khí. Trong phương thuốc trên dùng hành trắng còn có một tầng ý nghĩa nữa, đại táo để nhuận bổ, thêm hành vào để sinh nhiệt, như vậy có thể phát huy hết tác dụng của đại táo, càng có thể giúp cơ thể nóng lên, làm cho con người sung mãn.

  • Trà cam thảo đại táo

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam cam thảo, 5 quả đại táo, 10 gam tiểu mạch. Cho cả 3 loại thuốc trên vào nước lạnh ngâm, sau đó đun sôi lên, mỗi lần để sôi trong khoảng nửa giờ, sau khi đun sôi 2 lần, chắt lấy nước. Mỗi ngày 2 lần, uống vào buổi sáng và tối. Uống nóng thay trà, ăn đại táo.

Công dụng chữa trị: Dưỡng tâm an thần.

Chú ý: Loại trà trên có tác dụng ức chế thần kinh đại não hưng phấn bất thường, làm cho trạng thái quá mẫn cảm của hệ thống thần kinh được hồi phục lại trạng thái bình thường, có thể làm giảm sự hưng phấn của đại não, làm cho con người dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ. Nếu là những người tâm khí không đầy đủ, âm hư huyết thiếu, gan khí tích tụ dẫn đến mất ngủ, ra mồ hôi trộm, tinh thần hoảng hốt, lo lắng bất an, bi thương buồn khổ thì nên dùng loại trà này.

  • Trà lê

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 3 quả lê, 25 gam đường khô. Lê rửa sạch, bỏ vỏ, thái mỏng, thêm nước đun sôi trong khoảng 20 phút, sau đó thêm lượng đường vừa đủ vào ăn vừa miệng là được, chia làm 2 lần dùng, uống thay trà, đồng thời ăn lê.

Công dụng chữa trị: Dưỡng tâm an thần.

Chú ý: Loại trà trên có tác dụng “tốt cho phong nhiệt và tâm, lo âu sợ hãi, tâm tư bất an”. Phong nhiệt và tâm thần bất định, buồn phiền lo lắng khiến đêm ngủ không ngon giấc. Muốn trị chứng bệnh này, phải thanh nhiệt trừ phong, tĩnh tâm an thần. Lê là một loại quả thuộc họ tường vi, gồm có lê trắng, sa lê, lê mùa thu. Lê tính ngọt, vị chua, tính mát, thích hợp để thanh nhiệt hoá viêm, sinh nhiệt nhuận táo. Phối hợp với đường khô có tác dụng bổ thận nhuận gan, từ đó phát huy tác dụng thanh nhiệt hoá viêm, đó là một trong những loại thuốc hoà trung an thần. Nó thích hợp để điều trị các chứng viêm nóng, tâm trạng lo âu, tâm tổn thương, dẫn đến mất ngủ, buồn bã. Nếu phong tà rõ rệt, có thể kết hợp dùng thêm với bạc hà, hoa cúc để trừ phong.

Quả lê có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo
Quả lê có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo
  • Trà ngó sen tươi

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 1 cuống sen tươi, 1 quả lê. Cho ngó sen rửa sạch, tước vỏ. Lê bỏ vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Rửa sạch riêng từng loại rồi cho vào túi vải buộc lại, đun sôi 2 lần lấy nước, trộn 2 loại nước đó lại với nhau, uống nhiều lần thay trà.

Công dụng chữa trị: An thần bổ huyết.

Chú ý: Loại trà trên thích hợp điều trị chứng mất ngủ, có hiệu quả rất tốt đối với những chứng như tâm buồn bực, miệng khô khát, ho, viêm họng dẫn đến đêm ngủ không ngon giấc. Cuống sen khi dùng tươi và khi dùng chín có tác dụng khác nhau: Dùng chín thì ngọt ấm, tốt nhất cho tâm thận, kiện thận, khai dạ dày, ích huyết bổ tâm; Dùng chín thì ngọt lạnh, có thể thanh nhiệt chống nóng, mát máu. Cả hai cách dùng đều có tác dụng an thần. Phương trà trên, chúng ta nên dùng loại tươi, vì có thể thanh nhiệt an thần, phối hợp với hiệu quả thanh nhiệt của quả lê, thì càng khiến cho hiệu quả đó được tốt hơn. Đây là một phương thuốc tốt để an thần.

Những điều cần ghi nhớ

Mất ngủ ở một mức độ tương đối có thể là một loại thói quen, cho nên việc bảo đảm một thói quen sinh hoạt tốt, tuân theo quy luật ngủ nghỉ theo đồng hồ sinh học là một phương pháp rất tốt để phòng chống chứng mất ngủ. Một khi bị mất ngủ, nên theo đúng chỉ dẫn của những thầy thuốc có kinh nghiệm để dùng thuốc. Đồng thời, nên làm những việc sau đây:

Xây dựng thói quen ăn ngủ đúng giờ, trước khi đi ngủ nên thả lỏng tư tưởng.

Trước khi đi ngủ không nên ăn quá no, làm việc quá nặng nhọc.

ánh sáng phòng ngủ nên dịu nhẹ, không nên quá nóng, cũng không nên để quá cao.

Kiên trì rửa chân bằng nước ấm hàng ngày trước khi đi ngủ.

Khi ăn uống nên ăn nhiều hoa quả, đại táo, mật ong, tiểu mạch, sữa bò buổi tối có thể ăn tiểu mạch, hạt sen, hồng táo, cháo bách hợp.

Sau buổi trưa, nên cố gắng không uống nước chè, cà phê, côca côla.

Trước khi đi ngủ không nên uống rượu. Tuy rượu có thể làm cho chúng ta nhanh chìm vào giấc ngủ, những đồng thời có cũng làm rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sự hồi phục thể

Không hút thuốc. Chất nicotin trong thuốc lá làm mất sự ổn định của giấc ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ, cho dù trước khi đi ngủ có hút một chút thuốc thôi thì giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây