Đông y cho rằng, nguyên nhân căn bản của mơ nhiều là do cơ thể thay đổi. Trong cuốn “Tố vấn – Phương thành suy luận” có viết: “do thiếu khí chất làm cho người ta mơ nhiều về đêm, thậm chí dẫn tới hôn mê”. Cái gọi là “Thiếu khí chất” ở đây là khí chất không đầy đủ, khí dương không giữ được âm, tinh thần cũng không giữ được, dẫn đến mơ nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân. Ngoài ra, thần khí hư tổn, bị tổn thương do thắng thua, tiêu hao tinh lực nhiều, làm cho tâm thần bất an, cũng khiến mơ nhiều. Âm huyết hư nhược, không thể duy trì một tâm trạng tốt, lòng dạ lúc nào cũng như lửa đốt, làm cho tâm hồn lang thang đây đó, cũng khiến mơ nhiều. Nếu do nội tiết bên trong như gan mật gây ra, tinh thần không yên, cũng là một nguyên nhân gây ra mơ nhiều. Lao động quá sức, cạnh tranh như nước với lửa, gan thận không giao hoà, tâm thần bất an cũng sẽ gây ra mơ nhiều. Ăn uống không điều độ, làm cho thổ hư mộc tổn, tinh thần bất an cũng sẽ gây ra mơ nhiều. Khi xảy ra mơ nhiều, sẽ khiến ngay cả phòng ngủ cũng không yên, mơ mộng liên miên.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Nhân táo chua là một trong những vị thuốc thường dùng, có tác dụng tĩnh tâm an thần, có tác dụng giữ mồ hôi, sinh dịch, có thể dùng để trị chứng mất ngủ, hay quên, tâm trạng phiền muộn, thể chất hư nhược, toát nhiều mồ hôi, miệng khô, hỗ trợ trấn tĩnh. Nhân táo chua và lá trà nếu đun sôi lên cùng với nhau, uống thay trà sẽ rất có hiệu quả với việc điều trị chứng mơ nhiều.
Các loại trà nên sử dụng
- Thịt viên nước trà
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10-25 gam thịt viên; 1-1,5 gam trà xanh. Thịt viên cho vào nước đun sôi trong 1 giờ. Lá trà ngâm hãm nước sôi trong khoảng 5 phút rồi lọc bỏ bã, lấy nước, cho vào nồi thịt viên. Mỗi ngày làm 1 thang, uống nóng, ăn thịt uống nước canh.
Công dụng chữa trị: ích tinh thần, bổ khí huyết, an thần.
Chú ý: Loại canh trên thích hợp với chứng thần kinh suy nhược, cơ thể hư nhược, hay quên, mất ngủ.
- Trà mật ong
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 25 gam mật ong; 0,5-1,5 gam trà xanh. Trộn vào nhau sau đó cho vào nước sôi ngâm hãm trong 5 phút là được. Mỗi ngày 1 thang, uống khi còn nóng.
Công dụng chữa trị: Kiện thận nhuận phổi, sinh dịch chống khát, lợi tiểu giải độc.
Chú ý: Loại trà trên thích hợp với chứng tinh thần mệt mỏi, tứ chi mỏi mệt, trời nóng miệng khát, nhiều mồ hôi mà tiểu tiện ít. Ngoài ra, còn thích hợp cả với chứng viêm khí quản, cơ thể suy nhược sau khi bị bệnh, viêm gan, đường trong máu thấp, bí tiện.
- Trà giúp trí nhớ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 5 gam lá dâu, 15 gam hà thủ ô, 10 bạch tật lê, 3 gam trà xanh, 9 gam đan sâm. Cho tất cả vào đun lên uống.
Công dụng chữa trị: Bổ não, tốt trí nhớ, hoạt huyết, thanh nhiệt sáng mắt.
Chú ý: Loại trà trên thích hợp với chứng lao động trí óc quá mức dẫn đến đầu óc như căng ra, đau đầu, váng đầu, mất ngủ, mơ nhiều.
- Trà quế viên
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 5-10 quả thịt quế viên. Đầu tiên cho vào bát, hấp cách thuỷ, sau đó đun sôi lên lấy nước uống nhiều lần thay trà.
Công dụng chữa trị: Bổ khí huyết, ích thần kinh.
Chú ý: Người bình thường uống có thể giúp sống lâu, kéo dài tuổi thọ, đặc biệt thích hợp dùng với chứng thần kinh suy nhược, cơ thể hư nhược, hay giật mình, mất ngủ, hay quên.
- Trà hoàng liên ôn mật
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 6 gam hoàng liên; bán hạ, trần bì, phục linh, trúc như, tích thực mỗi loại 9 gam; cam thảo, gừng tươi mỗi loại 3 gam; 5 quả đại táo, 12 gam trân châu mẫu. Cho tất cả vào đun sôi lên lấy nước uống thay trà. Mỗi ngày uống 2 thang.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt hoá viêm.
Chú ý: Loại trà trên thích hợp điều trị chứng mơ nhiều, váng đầu, tâm trạng bất an, dễ nổi nóng, đờm nhiều tức ngực, lưỡi đỏ, mạnh hoạt (đập nhiều và nhanh).
- Trà quy tì
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Nhân sâm, viễn chí, mộc hương mỗi loại 6 gam; hoàng kì, bạch truật, đương quy, phục linh, táo chua, long nhãn mỗi thứ 9 gam; 3 gam cứu cam thảo. Đun sôi lên lấy nước dùng thay trà. Mỗi ngày 2 thang.
Công dụng chữa trị: Bổ ích tâm thận.
Chú ý: Phương trà trên thích hợp với chứng hay quên, mơ nhiều, đứt hơi, tinh thần mệt mỏi, da mặt vàng vọt, ăn ít, suy nhược, mắc bệnh đường ruột, dạ dày, đi tả (lỏng), miệng lưỡi nhạt, lưỡi trắng, mạch đập yếu.
Những điều cần ghi nhớ
Để phòng ngừa chứng mơ nhiều xảy ra, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên làm tốt những điểm sau:
Trước khi đi ngủ 1 tiếng nên đi bộ hoặc thưởng thức âm nhạc, để bảo đảm cho tinh thần thoải mái.
Nên xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ, đi ngủ quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt.
Trước khi đi ngủ không hút thuốc, uống rượu hoặc các loại nước ngọt, cà phê.
Trước khi đi ngủ 1 tiếng nên dừng mọi hoạt động lao động thể lực hoặc khiến đầu óc căng thẳng, tránh nhìn thấy những cảnh gây kích thích hoặc xem báo chí.
Bữa tối không nên ăn nhiều, trước khi đi ngủ không nên ăn quà vặt.
Chú ý tư thế khi ngủ, nên xây dựng thói quen nằm ngủ.
Chăn không nên quá ấm quá nóng, gối không nên quá cao quá cứng.
Khi đi ngủ nên cởi áo ngoài, mặc đồ ngủ hoặc mặc áo may ô, quần đùi.
Khi ngủ tay không nên đặt lên ngực, cũng không nên đặt tay lên khí quản.
Cần đảm bảo cho phòng ngủ được trong điều kiện tốt về thông thoáng và có độ ấm vừa phải.