Trang chủSức khỏe đời sốngChữa tim mang tính phong thấp - thấp tim bằng trà

Chữa tim mang tính phong thấp – thấp tim bằng trà

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Ngọc trúc có chứa hàm lượng glucozit đắng của huệ tây, glucozit huệ tây, và phenol glucozit, rượu hồ bì và vitamin A. Glucozit huệ tây của ngọc trúc có tác dụng trợ tim, một lượng thuốc nhỏ có thể khiến tim đập nhanh và mạnh hơn, với một lượng lớn sẽ phản tác dụng. Ngọc trúc kết hợp với việc dùng cây long đờm chữa phong thấp, đương quy giúp hòa huyết, cam thảo điều hòa các vị thuốc sẽ có tác dụng chữa bệnh đau tim do phong thấp.

Các loại trà nên sử dụng

– Trà phong tim

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Rễ cây trà già (hơn 10 năm tuổi trở lên) 30-60 gam, phong hà lê 30 gam, vạn niên thanh 6 gam, một ít rượu nếp. Cho một lượng nước thích hợp vào bốn vị thuốc trên, đun sôi trong 30 phút, chắt bỏ cặn là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống tùy lúc.

Công dụng chữa trị: Trị gió, trợ tim, lợi niệu.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị tim mang tính phong thấp, tim đập nhanh, hơi thở ngắn, sưng tức ngực v.v…

– Trà trợ tim

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Rễ cây trà già 30-60 gam, rượu nếp một lượng thích hợp. Đem rễ cây trà già (càng già càng tốt) rửa sạch, sau khi để ráo nước cắt thành miếng mỏng, cho nước và một lượng rượu nếp thích hợp vào, cho vào nồi nấu lên hoặc cho vào đồ bằng sứ dùng lửa nhỏ đun, chắt bỏ cặn là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Công dụng chữa trị: Chữa phong thấp, trợ tim an thần, lợi niệu tiêu phù.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người đau tim phong thấp tính, tim đập nhanh, hơi thở ngắn, ít niệu, sưng phù, khó ngủ.

– Trà hoa hướng dương

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Hoa hướng dương một bông. Đem hoa hướng dương cắt thành bốn phần, lấy một phần, cho nước vào đun lên uống như trà. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần một lần đun, uống khi còn nóng.

Công dụng chữa trị: Chữa phong thấp, trợ tim, an thần.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị phong thấp, van hai lá hẹp, tức ngực, tim đập nhanh, nhịp tim không đều.

Hoa hướng dương tác dụng hạ huyết áp và giảm đau, chữa đau đầu
Hoa hướng dương

– Trà ngọc trúc

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ngọc trúc, long đờm, đương quy mỗi loại 9 gam, cam thảo 3 gam. Căn cứ theo tỉ lệ của những vị thuốc trên tăng số lượng lên 10 lần, nghiền thành bột, mỗi ngày lấy ra 30-40 gam, đổ nước nóng vào bình, đổ một nửa lượng nước sôi vào, đậy chặt nắp, sau 10-20 phút là có thể dùng.

Công dụng chữa trị: Dưỡng âm nhuận phổi, chữa phong thấp, hòa huyết.

Chú ý: Phương trà này chủ trị bệnh đau tim tính phong thấp. Có tác dụng ngăn thấp và chữa bệnh tiểu đường. Ngũ trúc còn có chức năng dưỡng âm làm ẩm, dùng để chữa các chứng tổn thương phổi, dạ dày. Trong cuốn Bản thảo biện độc có ghi: “(tên gọi khác của ngọc trúc) có tác dụng làm nhuận, dưỡng âm ở phổi và tì, những người bị phong nhiệt phong thấp có thể dùng, những người bị nhiệt phong thấp dễ gây tổn âm, mà vị thuốc này lại có tác dụng dưỡng âm, lại dễ ngăn độc, ngọc trúc có vị ngọt dịu, bổ mà không độc, được người xưa tin dùng.”

– Trà ngọc trúc mạch môn

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ngọc trúc, mạch môn, bách hợp, thạch hộc mỗi loại 15 gam. Căn cứ vào lượng tỉ lệ các loại thuốc trên tăng lên gấp bảy lần, nghiền thành bột. Mỗi ngày dùng 60 gam, đổ nước đã đun sôi vào, cho thêm một nửa lượng nước sôi, đậy chặt nắp, đợi 10-20 phút sau là có thể uống, uống tùy ý thay trà.

Công dụng chữa trị: Dưỡng âm, tăng cường sinh lực, nhuận phổi, thanh tim, ích vị.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị bạch hầu ở thời kì đầu, phòng tránh bệnh viêm cơ tim và tê liệt đầu dây thần kinh, những người bị viêm tì vị nên kiêng dùng. Bốn vị thuốc trên đều có vị ngọt lạnh, có chức năng từ âm, nhuận phổi, dưỡng vị, sau khi kết hợp dùng với ngũ đồng sẽ càng thêm từ nhuận, có tác dụng với người bị tổn thương phổi vị, bao gồm người mới khỏi bệnh bạch hầu, người mới hồi phục bệnh viêm phổi. Mạch môn có tác dụng dưỡng âm nhuận phổi, dưỡng tim, khai vị, tăng cường sinh lực. Trong cuốn “Bản thảo hồi ngữ” có nói: “Mạch môn là loại thuốc thanh tim nhuận phổi”. Cuốn “Bản thảo chính nghĩa” cũng nói: “Mạch môn có vị ngọt, ngăn mỡ, bổ âm vị, tăng tuyến nước bọt, vốn là một loại thuốc bổ ích cam dược.” Rễ mạch môn có chứa hàm lượng chất steroid sapogenins, p-sitosterol, axit amin, đường gluco và vitamin A. Đối với người bị bệnh tiểu đường, mạch môn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và còn có thể nhanh chóng thúc đẩy sự phục hồi của tế bào insulin. Ngoài ra, thành phần mạch môn có tác dụng kháng khuẩn khá tốt đối với khuẩn cầu chuỗi trắng, khuẩn que ruột già v.v…

Những điều cần ghi nhớ

Để đề phòng căn bệnh này, trước tiên cần đề phòng mắc chứng phong thấp nhiệt, là cơ sở để bệnh đau tim khó phát sinh. Một khi phần màng tim đã có sự tổn hại thì nên tích cực khống chế và dự phòng hoạt động phong thấp, khống chế triệu chứng, cải thiện chức năng của tim nhằm tránh cho bệnh biến chứng nặng hơn.

Phòng tránh và chữa trị sự truyền nhiễm của khuẩn liên cầu. Phải chú ý vệ sinh nơi ở, đối với các loại bệnh truyền nhiễm do khuẩn liên cầu cấp tính gây nên như bệnh sốt phát ban, viêm amiđan cấp tính, viêm họng, viêm tai giữa và viêm hạch bạch huyết, nên tích cực chữa triệt để nhằm tránh sự phát tác của bệnh phong thấp nhiệt. Sự phát tác nhiều lần của bệnh phong thấp nhiệt sẽ làm sự tổn hại của phần vành tim thêm trầm trọng.

Kết hợp nhiều phương pháp chữa bệnh. Vận động thích hợp và lao động vừa phải có thể làm tăng khả năng chịu đựng của chứng đau tim, không còn xuất hiện hiện tượng thở khó khăn nữa, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, tuy nhiên cần tránh lao động nặng nhọc và làm việc quá sức. Nghỉ ngơi có thể làm giảm chứng đau tim, là biện pháp cần có để phòng chữa bệnh, khi phát tác bệnh nên căn cứ vào triệu chứng và chỉ dẫn của bác sĩ, nên sinh hoạt hạn chế theo thể lực, thậm chí có thể nằm trên giường cho đến khi chức năng của tim được cải thiện mới thôi.

Giữ cho tâm lí tinh thần ổn định. Nhiều người bị đau tim là do tinh thần căng thẳng, khi tâm lí bị kích động tim sẽ đột nhiên hoạt động nhanh chóng làm tăng chứng đau tim tạo chức năng của tim không đầy đủ, vì vậy mà phải giữ cho tâm lí vui vẻ, tinh thần thoải mái.

ăn uống điều độ. Bệnh đau tim phong thấp tính sẽ dễ dẫn đến chứng phù thũng, do đó cần hạn chế các chất được nạp vào cơ thể, phòng tránh cho bệnh phù thũng bị nặng lên, tránh cho chứng đau tim thêm nặng, thông thường, người bị bệnh phong tim mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể 1-5 gam muối là vừa phải. Tiếp đó phải giảm những loại thức ăn có chứa hàm lượng mỡ cao: thức ăn có chứa hàm lượng mỡ cao khi nạp vào cơ thể sẽ khó tiêu hóa, sẽ làm tăng thêm chứng đau tim, có khi còn làm rối nhịp tim, vì vậy nên ăn ít hoặc không ăn thức ăn có chứa nhiều hàm lượng mỡ. Ngoài ra còn phải kiêng những đồ ăn chứa chất kích thích như ớt, gừng, hồ tiêu, thuốc lá, rượu, chè đặc, cà phê in, amphetamine sẽ làm chứng đau tim nặng thêm, người bị bệnh phong tim khi chức năng tim không tốt nên đặc biệt chú ý.

Hạn chế sinh hoạt. Bình thường, người bị bệnh đau tim phong thấp tính nếu từ trước tới giờ chưa bị suy tim thì khi kết hôn, sinh hoạt tình dục và cho con bú sẽ không gặp trở ngại lớn lắm. Khi vợ chồng sinh hoạt tình dục, nhịp tim sẽ tăng lên, huyết áp cũng sẽ tăng, chứng đau tim cũng theo đó mà bị nặng hơn. Vì vậy, người bị phong tim nên hạn chế sinh hoạt.

Thường xuyên uống nước cốt chanh. Nước cốt chanh có tác dụng rất tốt đối với người bị tim phong thấp. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong nước cốt chanh có khả năng hạn chế khuẩn liên cầu dẫn tới bệnh phong thấp nhiệt. Cách uống nước cốt chanh là: Bắt đầu từ ngày đầu tiên, mỗi ngày phải uống 10 ml nước cốt chanh, sau đó mỗi ngày tăng thêm 10 ml, tăng cho đến khi phải uống mỗi ngày 300 ml thì thôi. Thông thường qua hai cách điều trị này mà bệnh phong tim đã có chuyển biến tốt.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây