Ho là triệu chứng thường gặp của các loại bệnh về hệ thống đường hô hấp, là một loại phản xạ lại tính bảo vệ của đường hô hấp, giúp sản sinh ra các chất có hại như dịch đờm và các chất khác biệt, làm giảm mức độ ho là rất có lợi, nhưng không nhất thiết phải dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu ho dữ dội, ho nhiều, thậm chí là ho có kèm theo co giật thì cần kịp thời đi khám bệnh.
Dịch đờm là chứng viêm đường hô hấp do tế bào và thể mạc niêm mạc khí quản tiết ra quá nhiều, dịch đờm có thể kích thích niêm mạc đường hô hấp sinh ra ho, thậm chí ho ra đờm, còn gọi là khạc đờm. Khi có hiện tượng khạc đờm, nên dùng thuốc tiêu đờm và thuốc giảm ho, khạc đờm.
Thường xuất hiện chứng ho kinh niên, hay gặp nhất chính là chứng viêm cuống phổi mãn tính; ho không dứt có thể tạo thành chứng hen suyễn cuống phổi, đường hô hấp không bình thường; ho nhiều vào sáng sớm có thể là chứng viêm mãn tính hoặc do hút thuốc lá; ho nhiều vào đêm có thể là bệnh lao phổi, ho gà Khi khạc đờm, do bệnh và triệu chứng bệnh không giống nhau, đờm cũng khác nhau, có khi có màu vàng, khi thì màu nâu hoặc màu xanh, thậm chí trong đờm còn có cả máu
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Gọt vỏ quýt đến phần cùi màu trắng, lớp biểu bì được giữ lại ấy được gọi là vỏ quýt, có tác dụng điều tiết khí trong phổi, tiêu đờm, lâm sàng nhiều có thể dùng để chữa chứng ho, nấc. nước sôi vào vỏ quýt uống thay trà, có tác dụng rất tốt khi chữa chứng ho.
Các loại trà nên sử dụng
(1) . Trà vỏ quýt
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Vỏ quýt một miếng (3-6 gam), hồng trà 4, 5 gam. nước sôi vào để trong 20 phút là có thể uống, mỗi ngày uống một thang.
Chú ý: Lá quýt có công dụng nhuận gan hòa khí, tiêu phù giải độc, là thuốc chữa đau sườn, đau ngực.
(2) . Trà tiêu đờm nhuận phổi
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạt ngũ bối 500 gam, trà xanh 30 gam. Giã thành bột, cho thêm 120 gam đường giấm vào, trộn đều và nhuyễn thành những hạt nhỏ, đổ nước sôi vào và uống nóng.
Công dụng chữa trị: Chữa chứng ho kéo dài, đau họng, viêm họng v.v
Chú ý: Hạt ngũ bối có tác dụng hạ hỏa ở phổi, chữa chứng nóng phổi và ho ra nhiều đờm.
(3) . Hồng trà
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bánh hồng 6 cái, đường kính 15 gam. Sau khi đun nhừ, cho thêm 5 gam lá trà vào nước trà trên là có thể dùng, mỗi ngày uống một thang.
Công dụng chữa trị: Chữa chứng ho suy phổi, ra đờm nhiều v.v
Chú ý: Hàm lượng vitamin trong bánh hồng cao tới 65,22%, protein 1,5%, chất béo 0,1%, bánh mềm, vị ngọt dịu, nên ăn nhiều. Bánh hồng có thể thúc đẩy quá trình thay máu, giải độc rượu, có tác dụng nhất định trong việc giảm huyết áp, hồng muối có thể chữa chứng đau họng, khô họng và bệnh aptơ.
(4) . Nước trà ép củ cải trắng
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Củ cải trắng, gừng tươi, lê mỗi loại 10 gam, cắt miếng rồi trộn đều, cho nước sôi vào uống như trà.
Công dụng chữa trị: Chữa chứng ho ra đờm nhiều.
Chú ý: Do củ cải trắng có vị ngon mà phần thịt nhiều nên còn được gọi là tiểu nhân sâm. Nó có tính lạnh, vị cay ngọt, có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng của các chất protein, chất đường, vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, photpho. Nó có tác dụng thuận khí, tỉnh rượu tiêu đờm, nhuận phổi chữa khát v.v
(5) . Trà dâu, cúc, hạnh nhân
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá dâu (đã ngâm), cúc hoa vàng, hạnh nhân mỗi loại 10 gam, đường cát trắng vừa đủ. Trước tiên đem ba thứ trên nấu lên lấy nước cốt, cho một lượng đường cát thích hợp vào đảo đều là có thể dùng được. Uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Thuận phong thanh nhiệt, nhuận phổi ngừng ho.
Chú ý: Phương trà này dùng cho người bị ho do gió nóng, họng đau và khô họng, ho ngầm âm câm, ho khó, có đờm hoặc khi ho ra mồ hôi, da vàng vọt, sợ gió, đau người v.v
(6) . Trà tía tô, đường, gừng
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Gừng tươi 15 gam, lá tía tô, đường đen mỗi loại 10 gam. Trước tiên gừng tươi đem rửa sạch cắt nhỏ, sau đó cho vào cốc trà cùng với lá tía tô, đổ nước sôi vào, đậy chặt nắp để trong 10 phút, cho đường đen vào đảo đều là có thể dùng được. Uống nóng thay trà.
Công dụng chữa trị: Giúp ra mồ hôi, nhuận phổi dứt ho.
Chú ý: Ho do gió lạnh, ho ra nhiều nước bọt loãng, tức ngực, khi mới ra ngoài có chứng sợ lạnh, đau đầu, đau người, không có mồ hôi, miệng khát v.v
(7) . Trà đường kính ngân nhĩ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá trà 5 gam, ngân nhĩ, đường kính mỗi loại 20 gam. Trước tiên đem ngân nhĩ rửa sạch, cho một lượng nước và một lượng đường kính thích hợp vào nồi nấu nhừ, sau đó cho lá trà vào rồi đổ nước sôi lên, chắt cặn lấy nước cốt, cho ngân nhĩ vào, đảo đều là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang.
Công dụng chữa trị: Từ âm nhuận phổi, thanh nhiệt dừng ho.
Chú ý: Ngân nhĩ thích hợp với người bị ho, bị lao phổi, thân nhiệt thấp.
(8) . Trà nhuận phổi chữa ho
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Huyền sâm, mạch môn, cát cánh mỗi loại 6 gam; ô mai, cam thảo tươi mỗi loại 3 gam. Cho các vị thuốc trên vào bình giữ nhiệt, đổ một lượng nước sôi vừa đủ vào, đậy chặt nắp để trong 15 phút, uống nhiều thay trà. Mỗi ngày uống một thang.
Công dụng chữa trị: Dưỡng âm bổ phổi, thanh họng dứt ho.
Chú ý: Phương trà này dùng để chữa chứng ho trong một thời gian dài, phổi bị tổn thương, triệu chứng thường thấy là khô họng, ho dữ dội, không đờm, khô miệng, lưỡi đỏ, hoặc có hiện tượng lên nhiệt, đổ mồ hôi trộm. Những người bị ho do gió lạnh không nên dùng. Ho mãn tính rất dễ dẫn tới tổn hại phổi hoặc khí phổi, người âm hư cần dưỡng âm, khí hư nên bổ khí. m khí ở phổi hồi phục, bệnh ho mới có thể chữa khỏi. Huyền sâm, mạch môn trong phương thuốc có tác dụng dưỡng âm nhuận phổi; cát cánh, cam thảo có tác dụng tiêu đờm dứt ho; ô mai có thể làm phổi khỏe mạnh, trong cuốn Bản thảo cương mục cũng nói dùng nó để chữa chứng ho trong thời gian dài. Các thí nghiệm về dược lí đã chỉ ra rằng, dịch nước được tiết ra từ ô mai hoặc dịch cồn có tác dụng kháng khuẩn đối với một số loại khuẩn như cách lan thị âm, cách lan thị dương và các loại khuẩn có tính kết hạt.
Những điều cần ghi nhớ
Các chuyên gia khuyên rằng, cảm lạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ho, vì thế trong sinh hoạt hàng ngày cần chú ý, cảm ít, không cảm thì ho ít. phòng tránh ho, trước tiên chúng ta phải làm được bốn điều sau đây:
(1) . Phòng tránh ho trước tiên phải phòng tránh cảm. Tránh ho tránh cảm là điều vô cùng quan trọng, vì vậy bình thường phải chú ý rèn luyện cơ thể, nâng cao khả năng chống tà, tránh ngoại cảm, nhằm chống mắc phải bệnh nặng. Tùy lúc mà mặc nhiều hay mặc ít đồ, tránh phải chịu lạnh, chịu gió sẽ dễ bị cảm.
(2) . Sinh hoạt phải điều độ. Bình thường cần tăng cường sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lí, phải đảm bảo một ngày ăn ba bữa chính, ít ăn vặt, ít ăn đồ lạnh hoặc đồ ngấy, nên ăn đồ hợp khẩu vị, đồ thanh đạm, đồ có nhiều chất dinh dưỡng. Bảo đảm giấc ngủ, không gian phòng ngủ phải yên tĩnh, không khí trong lành, dễ lưu thông.
(3) . ít đi đến nơi công cộng. Cố gắng không được đưa trẻ nhỏ tới nơi công cộng, ít tiếp xúc với người bị ho.
(4) . Nên ăn lê và củ cải. Bình thường nên ăn một lượng thích hợp lê và củ cải, mỗi ngày ăn 1- 2 quả lê, có tác dụng dưỡng phổi nhuận tràng, chống ho. Ngoài ra, quất có tác dụng tốt trong việc chống ho, mỗi ngày có thể ăn ba lần, mỗi lần 5-6 quả cũng có công dụng giống như thuốc. Có công dụng phòng tránh nhất định đối với bệnh ho.