Trang chủTriệu chứng bệnhĐau ngực - Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Đau ngực – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Đau thắt ngực (đau ngực xuất phát từ tim)

Khi bạn bị đau thắt ngực thì phải làm gì ? Ở đây nêu cho các bạn một nguyên tắc cơ bản, nên ghi nhớ. Đó là khi những người tới tuổi thành niên bị đau ngực, nên nghĩ ngay tới vấn đề tim, dù sau đó được bác sĩ kiểm tra, chứng minh không có gì, thà rằng như vậy còn hơn là sơ ý mà trở tay không kịp.

Tuy nhiên, đau ngực do bệnh tim rất rõ rệt, nhưng để tránh biến chứng hoặc nguy hiểm, chớ nên lơ là thì hơn. Khi có triệu chứng đau thắt ở ngực, tốt nhất tìm tới bác sĩ ngay, hoặc tới ngay trạm cấp cứu nếu là ban đêm. Có một điều cần phải nhớ kỹ là : triệu chứng khởi sự của bệnh tim chưa chắc đã là đau, cũng có thể chỉ là nghẹn ở ngực, có cảm giác như có sức ép, thở dốc…Tất cả những triệu chứng đó cũng chớ nên bỏ qua.

Nhưng giả sử bạn mới 15, 16 tuổi, dù có cảm giác ngực bị đau hoặc nghèn nghẹn, thì chưa chắc đã là tai biến động mạch vành. Cho nên cũng không cần phải nhanh chóng chạy tới cấp cứu. Trừ phi điều đó phát sinh trên người đàn ông tuổi ngoài 40. Tuy nhiên nếu xuất hiện trên phụ nữ lại là một chuyện khác, trừ phi cô có hút thuốc, thói quen dùng thuốc ngừa thai, bị huyết áp cao hoặc tiểu đường, bị cắt bỏ buồng trứng, hoặc mỡ trong máu cao. Những phụ nữ trước giai đoạn mãn kinh rất ít khi bị bệnh tim.

Nếu như vấn đề không ở chỗ tim, thì còn có nguyên nhân gì chăng ? Ngực là một bộ phận khá phức tạp. Có nhiều cơ quan và thần kinh, nếu như các cơ quan này bị bệnh cũng có triệu chứng như bệnh tim bộc phát, ví dụ đó có thể là bệnh viêm màng phổi, mạch máu nhỏ trong phổi bị tụ máu. Thức ăn đi vào thực quản bị tắc nghẽn, trào nước dịch vị do thoát vị lỗ hậu quản của cơ hoành dẫn tới có cảm giác nóng ở vùng tim, xương sườn bị thương hoặc viêm, thần kinh bị kích thích, cơ bắp ở thành lồng ngực bị co giật; ngoài ra còn do tại bệnh túi mật, viêm khớp ở phần cột sống..

Đau thắt ngực dấu hiệu báo nhồi máu cơ tim
Đau thắt ngực dấu hiệu báo nhồi máu cơ tim

Dưới đây xin đưa những nguyên nhân đau ngực thường gặp, giúp các bạn phân định rõ sự khác biệt của chúng :

Chớ nên hiểu đơn giản rằng, cơn đau liên quan tới bệnh tim, thường là cơn đau mạnh mẽ, vị trí đau là ở ngực bên trái. Thực ra, cơn đau điển hình của bệnh tim có tính bóp chặt, vị trí ở chỗ chính giữa ngực, tức là sau xương ngực, từ chỗ này truyền tới một bên vai, xuyên qua sau lưng, tới tay (thông thường là vai trái, cánh tay trái, tay trái, nhưng không phải tuyệt đối) thậm chí tới hàm và tai, nếu động mạch bị hoàn toàn tắc nghẽn, thì triệu chứng sẽ không biến mất dù người bệnh đã ngưng hoạt động. Cho dù ngậm thuốc Nitroglycerin, cũng chỉ giảm được triệu chứng trong vài phút và sau đó lại tiếp tục phát bệnh. Người bệnh tỏ ra xanh xao, yếu ớt, thở dốc, vã mồ hôi lạnh, lo âu. Ngoài ra còn có ho, hồi hộp, tim đập nghe rõ ràng, chóng mặt, choáng váng, nếu ngồi xuống thì thấy đỡ hơn.

Trên đây là triệu chứng điển hình khi bộc phát bệnh tim, nhưng lúc bắt đầu cơn đau, hoặc vị trí và mức độ bệnh tim có khác nhau, chưa chắc đã giống như triệu chứng điển hình, thậm chí đôi khi bệnh tim phát sinh không có triệu chứng, dẫn tới chết đột ngột.

Còn một trường hợp liên quan tới bệnh tim đó là cơn đau thắt, bản chất gây đau trước ngực cũng như triệu chứng tim bộc phát: bóp chặt, thông thường bắt đầu ở phần chính giữa lồng ngực, lan dần tới vai trái, cánh tay trái và tay trái. Chứng đau thắt thì không nghiêm trọng bằng, người bệnh thông thường không có hiện tượng yếu sức, vã mồ hôi, hoặc các triệu chứng khác. Và quan trọng hơn nữa, thời gian phát bệnh ngắn, thường do một số stress gây nên,có lẽ tới từ sinh lý (như lên dốc quá nhanh, nhất là vào lúc trời lạnh hoặc gió mạnh), cũng có thể do tâm lý (tranh luận quá khích, quá phấn khởi khi xem một trận đá bóng chẳng hạn), sau khi stress được xoá đi, triệu chứng nhanh chóng hết sạch. Cơn đau thắt cho thấy động mạch vành do xơ vữa đã phần nào bị tắc nghẽn, còn đa số các chứng bệnh tim cho thấy động mạch đã hoàn toàn bị tắc nghẽn, giả sử đau thắt cứ tái phát lập đi lập lại, điều này có nghĩa là bệnh tim đang trước mắt bạn, phải lập tức nghĩ tới điều trị.

Tuy nhiên chưa hẳn đau thắt là bệnh tắc nghẽn động mạch, cũng có thể động mạch bị co tạm thời, nhưng cũng nên điều trị ngay.

Tim cũng có thể do màng tim bị bệnh mà đau, màng tim bọc lấy quả tim. Khi bị viêm hoặc nhiễm virus, trở thành viêm màng tim (Pericarditis). Triệu chứng gần giống như đau tim, chỉ khác nhau ở chỗ khi thở sẽ đau nhiều hơn, cho nên, cách duy nhất để phân biệt rõ cần phải nhờ tới điện tâm đồ để tiến hành kiểm tra sức khỏe. Chớ nên tự phỏng đoán, thông thường căn bệnh viêm màng .tim do viurs là lành tính, chỉ cần nghỉ ngơi và uống aspirin sẽ khỏi, nhưng có những nguyên nhân bệnh nghiêm trọng, như bệnh tim, tế bào ung thư di căn màng tim, cũng dẫn tới triệu chứng tương tự, cần phải phân biệt rõ để tiện việc chữa trị.

Đau ngực xuất phát từ phổi

Đôi khi đau ở ngực thật ra xuất phát từ bệnh phổi, nhưng bị hiểu lầm là bệnh tim. Có Ly hai tình huống gây đau ngực, trong đó có một hết sức nguy hiểm phải cấp cứu ngay lập tức. Phần dưới đây xin giới thiệu với các bạn chứng đau không nghiêm trọng :

Phổi được bao bởi hai lớp màng, ta gọi chúng là màng phổi. Khi màng phổi bị viêm, bị kích thích, hoặc bị nhiễm khuẩn, ta gọi tình trạng này là viêm màng phổi. Khi đó hai lớp màng phổi sẽ cọ sát vào nhau, khiến người bệnh mỗi lần hít sâu, đều cảm thấy hết sức đau, màng phổi là một nơi dễ bị viêm nhiễm. Khi màng phổi nhiễm phải virus, người bệnh sẽ bị ho và sốt, tương tự như triệu chứng ban đầu của viêm phổi. Nhưng dù là chứng gì đi nữa, đều có cảm giác đau khi thở sâu, khi ho lại khiến người bệnh hết sức đau. Thông thường nhiễm viurs chỉ kéo dài hai ba ngày thì hết, vì hai lớp màng phổi sau khỏi bệnh đã hết cọ sát vào nhau, chính giữa tiết ra một chất trơn, người bệnh không còn thở khó nữa.

Tìm hiểu bệnh và kết quả điều trị của chứng viêm màng phổi sẽ tuỳ theo nguyên nhân bệnh, nếu chỉ là nhiễm virus thông thường, thì không cần quá lo lắng. Trái lại, nếu nguyên nhân do huyết khối có trong phổi, còn gọi là tắc nghẽn, không phải dễ dàng chẩn đoán. Thông thường huyết khối này được hình thành ở một bộ phận nào đó trên cơ thể (thường ở đùi hoặc ở xương chậu), theo tĩnh mạch đi vào phổi, trú lại tại đây, từ đó làm tắc nghẽn sự tuần hoàn ở một bộ phận nào đó của phổi, gây tổn thương cho phần đó. Trong quá trình tắc nghẽn, màng phổi bị kích thích, gây đau, kích thích huyết khối, mức độ tổn thương của tế bào phổi, sẽ quyết định mức độ bệnh của màng phổi. Cho nên khi có triệu chứng tắc nghẽn trong phổi, bao gồm cả bất cứ nơi nào ở ngực bị đau một cách đột ngột, nhất là đau khi hít thở. Thêm vào đó còn có hiện tượng nôn ra máu, huyết áp tuột, thậm chí tử vong.

Khi gặp tình huống dưới đây, bạn nên nghĩ ngay đây là phổi bị tắc nghẽn :

  • Đang bị viêm tĩnh mạch, là một chứng bệnh viêm tĩnh mạch ở đùi, trong mạch có huyết khối, những mảnh vụn tách ra do huyết khối đã theo tĩnh mạch chảy vào phổi, trường hợp này thường gặp ở những người bị giãn tĩnh mạch, hoặc vì một lý do gì đó phải nằm liệt giường, hoặc ngồi nhiều giờ trên xe, máy bay.
  • Đùi bị thương cũng có thể khiến tĩnh mạch bị tổn thương, từ đó hình thành huyết khối. Nếu tĩnh mạch đó lại nằm sâu trong chân, người bệnh có thể hoàn toàn không hay biết mình đang bị viêm tĩnh mạch, cho tđi lúc xuất hiện hiện tượng tắc nghẽn phổi.
  • Thời gian dài nằm trên giường bệnh, khiến máu bị đông, dễ sinh huyết khối. Đó chính là lý do tại sao bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sau phẫu thuật phải xuống giường cử động sớm, trước kia bác sĩ thường khuyên người bị bệnh tim nên nằm nghỉ trên giường 6 tuần, nhưng bây giờ, bác sĩ đã phát hiện làm như vậy không những không giảm biến chứng bệnh tim mà còn nâng cao khả năng nảy sinh huyết khối. Bất kỳ một loại phẫu thuật gì, đều khiến người bệnh hình thành huyết khối lưu động trong mạch máu, nhất là phẫu thuật ở bàn chậu.
  • Tuy thuốc tránh thai dạng uống là một biện pháp tránh thai an toàn, nhưng nó lại khiến một số chị em dễ bị huyết khối, nhất là những chị em tuổi 30, có thói quen hút thuốc, hoặc bị cao huyết áp.

Nói chung đau ngực có đặc trưng như viêm màng phổi (hít sâu đau, ho càng đau), không cần cấp cứu nhưng cần nhanh chóng khám bệnh.

Còn một nguyên nhân khác là : ngực đau đột ngột kèm theo thở dốc, đây thường là triệu chứng cho thấy một phần phổi đã bị xẹp, thật là kỳ lạ, chứng này thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, tự cảm thấy mình không bao giờ có thể mắc phải bệnh phổi. Như chúng tôi gặp một bạn trẻ làm công việc ngoại giao, rất khỏe mạnh, một ngày làm việc 10 tiếng. Hôm đó sau khi anh dùng xong cơm tối, đột nhiên bị thử dốc, không ho không sốt, chỉ đau ở ngực phải, nhất là khi thứ sâu. Khi kiểm tra cho anh, tôi phát hiện nơi đau bị xẹp, nhưng lại không nghe thấy màng phổi ma sát như tôi từng nêu ở phần trên, cũng không có bất kỳ không khí đang di động. Sau khi chụp X quang, tôi chẩn đoán đó là chứng bệnh tràn khí màng phổi. Phải mổ để vá lại lỗ thủng trong phổi.

Tràn khí màng phổi tự phát thông thường do một nang nhỏ ở phổi bị nứt, không khí từ đó thoát khỏi phổi đi vào lồng ngực, tạo nên áp lực khiến toàn bộ hoặc một bộ phận phổi bị xẹp xuống. Trước khi màng phổi bị rách, không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nếu xuất hiện trên người bệnh lớn tuổi bị chứng dãn phế quản (do phổi tích tụ quá nhiều hơi khiến bị phình to) thì rất dễ dàng bắt gặp trường hợp này.

Dù nó được phát bệnh như thế nào, cũng phải nhanh chóng chữa bệnh tránh lỗ hổng thêm nghiêm trọng.

Dưới đây xin nêu thêm một trường hợp khác : đó là con trai tôi, năm đó nó 21 tuổi, sau một lần tập thể thao có cường độ mạnh mẽ, phần lưng phải phía trên bắt đầu thấy đau, lúc đầu tôi tưởng là cơ bắp co giật, cho đi vật lý trị liệu. Bác sĩ chích cho nó một mũi thuốc tê cho cơ bắp thư giãn, nhìn thấy kim dài nhọn như thế, nó cũng rất lo, may mà không đau như tưởng tượng, nhưng khi sắp chích xong, nó bắt đầu cảm thấy thở dốc và bị đau ngực. Bác sĩ bảo cử động tay phải xem sao, nhưng khi thử càng lo sợ hơn vì nó hầu như không thể thở nổi. Vội cho bác sĩ khám kỹ lại, quả nhiên phát hiện nó bị tràn khí ngực, nhưng tình hình này không do tự phát mà là do bác sĩ khi chích thuốc đã lỡ chích vào quá sâu, khiến phổi bị thủng một lỗ nhỏ.

Đau ngực do các bộ phận khác trên cơ thể

Các dây thần kinh của ngực xuất phát từ cột sống đều có vị trí rất gần nhau. Một khi có một cơ quan ở lồng ngực có vấn đề, cũng có thể bị lầm tưởng sang bộ phận khác. Ví dụ, triệu chứng của viêm màng tim rất giống với viêm màng phổi. Trái lại viêm màng phổi lại rất giống như tắc nghẽn huyết khối, cả ba bệnh nêu trên lại có triệu chứng gần với nếu bị kích thích, giống như chứng thoái vị cổ thực quản và tai biến động mạch vành, đều có cảm giác phía sau xương ngực. Khi dây thần kinh lan tỏa từ cột sống tới ngực cũng có thể chịu sức ép của tế bào tăng sinh trong xương hoặc đĩa đệm nhô lên do chứng viêm khớp, triệu chứng cũng gần giống như các triệu chứng nêu ở phần trên.

Ngoài ra, do co giãn, do thể thao bị thương, hoặc xách vật nặng, đều có thể cảm thấy đau, thông thường nếu đè tay lên phần ngoài của ngực cảm thấy đau, thì thấy cơn bệnh không xuất phát từ tim hoặc phổi.

Nóng sau xương ức

Khi bạn uống quá chén hoặc ăn quá nhiều những thức ăn trái với thói quen ăn uống của bạn, thường cảm thấy đau ở ngực, đây chính do niêm mạc dạ dày bị kích thích. Nhưng nếu không liên quan tới ăn uống, mà chỉ có cảm giác đốt cháy ở phần dưới ngực và phần trên bụng khi nằm xuống, hoặc khi khom lưng. Nếu lúc này đứng dậy hoặc uống chút gì đó thì dễ chịu hơn, nếu uống thuốc kháng toan tốt nhất là dạng nước, thì 5-10 phút sau sẽ giảm bớt được triệu chứng, bác sĩ chẩn đoán đó là nóng sau xương ức. Có một ngày nào đó đột nhiên bạn thấy xuất hiện triệu chứng trên, nếu người bên cạnh nhiệt tình cho bạn ngậm một viên Nitroglycerin, rồi nói với bạn rằng nếu thật sự mắc phải chứng đau thắt tim, thuốc này sẽ rất có công dụng, 1-2 phút sau bạn sẽ thấy khỏe ngay.

Nóng sau xương ức do dịch vị trào ngược lên thực quản. Bình thường có một cơ đặc biệt phụ trách ngăn cản không cho dịch vị ngược dòng, nhưng nếu cơ đó bị giãn, dịch vị chảy ngược sẽ xuất hiện hiện tượng nóng cháy dạ dày. Khi một phần dịch vị xuyên qua cơ hoành rơi .vào lồng ngực, tức triệu chứng của thoái vị lỗ thực quản, trường hợp này dễ gặp phải nhất.

Khi bị nóng sau xương ức ở một người đàn ông lớn tuổi, hay có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường, tăng cholesterol máu… thì nên kiểm tra điện tim để xác định có phải do bệnh tim hay chỉ do trào ngược dịch vị.

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng : ĐAU NGỰC

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
1.  Bệnh tim bộc phát.

2.  Đau thắt ngực.

3.  Viêm màng tim.

4.  Viêm màng phổi

5.  Viêm phổi.

6.  Tắc nghẽn ở phổi

•   Lập tức đưa đi cấp cứu.

•     Ngậm Nitroglycerin dưới lưỡi, triệu chứng sẽ giảm nhẹ trong vòng 1-3 phút.

•   Chẩn đoán và điều trị.

•   Chẩn đoán và điều trị.

•    Điều trị bằng kháng sinh cho thật nhanh chóng.

•   Cấp cứu ngay.

7. Tràn khí màng phổi (phổi bị xẹp). • Cấp cứu ngay.
8. Nứt xương sườn. • Không cần điều trị, nhưng phải tìm ra nguyên nhân bị thương.
9. Tai biến đĩa đệm cột sống cổ. • Vật lý trị liệu.
10. Cơ bắp bị co giật. • Dùng thuốc an thần, giảm co giật, chườm nóng, vật lý trị liệu.
11. Nóng sau xương ức. • Dùng thuốc hạn chế toan nhưng trước đó cần làm rõ triệu chứng này không do bệnh tim gây nên.
12. Thực quản co thắt. • Dùng thuốc giảm co giật và tránh tắc nghẽn thực quản.
13. Hiatus Hernia (thoái vị lỗ thực quản). • Không cần điều trị gấp, nhưng trước hết phải làm rõ không là hiện tượng phát bệnh tim.

Xem chi tiết bệnh

Nguyên nhân đau vùng trước tim và đau ngực

Đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim

Triệu chứng và điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây