Đau khớp xương – Triệu chứng những bệnh gì, phải làm sao

Triệu chứng bệnh

Hệ tiêu hóa kéo dài từ miệng tới hậu môn; còn hệ thần kinh được cấu thành bởi não bộ và những dây thần kinh nối liền, còn những bộ phận từ khí quản xuống tới phổi là hệ hô hấp. Tuy nhiên các khớp trong cơ thể chúng ta dù cách xa tới đâu, đều có mối liên quan với nhau, tác động cho nhau. Nếu như bạn nhảy múa liên tục đến nỗi khiến đầu gối bị thương, hoặc chơi tennis nhiều khiến khuỷu tay bị nhức vô cùng, điều đó tất nhiên là vết thương bên ngoài và có tính cục bộ. Nhưng nếu bạn không bị thương, nhưng lại có nhiều khớp đau, có lẽ đang có chứng bệnh gì đang xâm phạm cơ thể bạn, chớ không chỉ riêng là viêm khớp.

Khi bạn thấy đau khớp toàn thân, kèm sốt nhẹ, chắc bị nhiễm virus, như bệnh cúm chẳng hạn. Trái lại nếu chỉ thấy đau ở một số khớp nào đó, như đau lưng, đầu gối đau như đang dự báo trời sắp mưa, hoặc có loại đau khiến toàn thân khó chịu, sốt nhẹ, kèm hiện tượng thiếu máu, tay chân mệt mỏi, hai trường hợp nêu ở phần sau thường là triệu chứng cho thấy bạn đang mắc phải hai thứ viêm khớp. Sau đây xin giúp các bạn tìm hiểu loại viêm khớp trầm trọng hơn.

Đau liên tục, khớp đau sưng và biến dạng, thiếu máu, đôi khi bị sốt nhẹ, đây là viêm khớp thấp. Triệu chứng chủ yếu là theo sau sự đau nhức toàn thân, khó chịu, chính đặc trưng này giúp bạn phân biệt chúng với các viêm khớp khác. Vì đây là một thứ bệnh thuộc hệ thống miễn dịch tự thân, ảnh hưởng cả toàn cơ thể, chúng còn có khả năng xâm phạm tới tim và phổi.

So với viêm khớp thấp, viêm khớp thường tuy có đau nhưng không tổn thương tới các cơ quan khác. Mà chỉ viêm khớp tại chỗ bị đau, đa số chuyên gia cho rằng đây là một thứ bệnh xuất phát trong quá trình thoái hóa, thường gặp ở những khớp chịu sức ép lớn và hoạt động nhiều như lưng, đầu gối, xương sống…

Đau nhức xương khớp và điều trị bằng thuốc nam
Đau nhức xương khớp

Nguyên nhân gây viêm khớp mãn ngoài hai điều kể trên còn có các nguyên nhân khác như :

  • Nếu một bộ phận nào trên cơ thể bị viêm nhiễm, mầm bệnh này sẽ đi vào trong máu, theo đó truyền đến một khớp nào đó. Thông thường chỉ tổn thương cục bộ trong khớp đó, rất ít khi lan tới nhiều khớp. Nơi khớp bị bệnh sẽ sưng và đau, bên trong chứa đầy mủ. Như viêm gan siêu vi B cũng có thể tạo nên một số khớp bị sưng to và đau nhức, nhưng lại không làm mủ. Ngoài ra, chứng viêm nội tâm mạc vi trùng cũng có thể tạo nên triệu chứng tương tự.
  • Các chất hoá học tồn đọng trong cơ thể cũng có thể đi vào trong khớp khiến khớp xương bị kích thích. Ví dụ như lượng uric quá nhiều gây nên thống phong; có khoảng 3/4 bệnh thống phong đều xảy ra trên một khớp cố định : đó chính là ngón chân cái.
  • Khi bị hắc lào, da sẽ xuất hiện rất nhiều vẩy, đó là chứng bệnh dễ dàng nhận biết. Có khoảng 1/3 người bệnh có vài khớp cũng có hiện tượng sưng to.
  • Mắc phải chứng ung thư dùng dạng nào, hoặc chứng bệnh xuất huyết (lúc này số máu sẽ chảy vào trong khớp), thậm chí là chứng bệnh đường ruột, cũng có kèm viêm khớp một số dạng.
  • Có một số khớp dù không bị bệnh, cũng có cảm giác đau, hiện tượng này được gọi là đau khớp, ví dụ khi bạn bị cảm cúm, tuy nhiên khớp đau của bạn không bị sưng đỏ, cũng không đau khi chạm vào.
  • Một vài loại thuốc khi sử dụng cũng gây đau khớp gồm: penicillins, thuốc uống tránh thai, một số thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống lao, loại thuốc uống khi mất ngủ như Mild Barbiturate…cho nên nếu như khớp của bạn bị đau đột ngột, mà không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng, có thể nên suy nghĩ xem gần đây có uống thứ thuốc gì không ?

Nếu như bạn phát hiện mình bị triệu chứng viêm khớp, có thể tìm nguyên nhân bệnh theo các gợi ý sau :

  • Nếu bạn dưới 20 tuổi, khớp bị viêm không chỉ một nơi, hơn nữa cảm giác đau nhanh chóng từ khớp này lan chuyển sang khớp khác, chắc là bạn bị thấp khớp cap (Acute rheumatic fever). Nếu trước khi viêm khớp bạn từng bị đau họng, thì càng có cơ sở để khẳng định chẩn đoán trên. Vì thông thường những người hơn 21 tuổi ít khi bị chứng bệnh này.
  • Nếu bạn là phụ nữ trong độ tuổi 20-45, không chỉ một nơi khớp bị cứng, đau và sưng, và phát bệnh một cách đối xứng, thì thật không may cho bạn, bạn đang mắc phải chứng bệnh viêm khớp thấp. Nhưng nếu triệu chứng viêm khớp phát sinh sau tuổi 40, rất có thể chỉ là viêm khớp mà thôi.
  • Nếu chỉ có hiện tượng sưng đỏ ở ngón chân cái, dù chỉ sờ nhẹ cũng thấy đau, chắc chắn bị thống phong, nhất là bạn xưa nay vẫn uống thuốc lợi tiểu. Nếu triệu chứng trên chỉ xuất hiện ở một vài khớp riêng như đầu gối, khuỷu tay, có thể do bị viêm khớp do lậu cầu (nhất là gần đây bị chảy mủ đường tiểu, hoặc nhiễm khuẩn khác).
  • Nếu như đau thường xuyên xuất hiện ở cổ tay, thông thường do thấp khớp.
  • Giả sử đau nhiều ở đầu gối và thắt lưng, là hiện tượng viêm khớp.
  • Nếu nhiều khớp bị sưng, nhất là tay chân, chắc do viêm khớp thấp, hoặc là hội chứng Reiter. Chứng bệnh này còn kèm theo viêm kết mạc, chảy mủ đường tiểu. Bệnh này thường xuất hiện ở thanh niên, nhưng cũng có thể là khi mắc phải một chứng bệnh truyền nhiễm mà cơ thể có phản ứng lạ thường.
  • Khi nào khớp xương bị sưng mà chạm vào rất đau ? Từ ” khi nào” hết sức quan trọng, vì viêm khớp thấp và viêm khớp cũng có triệu chứng sưng khớp và nhạy cảm với đau, nhưng triệu chứng của viêm khớp chỉ xuất hiện sau bị đau nhiều tuần hoặc nhiều tháng, còn viêm khớp thấp thì không.
  • Còn tình hình khớp bị ảnh hưởng cũng là một cơ sở để xác định bên khớp này đau thì khớp bên kia cũng đau, đó là chứng đối xứng của bệnh viêm khớp thấp. Còn viêm khớp thì không theo qui tắc như vậy.
  • Nếu như chơi thể thao khiến đau hơn, nghỉ ngơi thì đỡ hơn đó chính là triệu chứng của viêm khớp.
  • Nếu triệu chứng bệnh rõ hơn vào buổi sáng, dần dần đỡ hơn về chiều, mà người bệnh trẻ tuổi thường gặp trường hợp này dường như hơi giống viêm khớp thấp. Trái lại nếu đau hơn khi xế chiều thì đó là chứng viêm khớp.
  • Nếu kèm theo sốt, người bệnh trẻ tuổi, đó là chứng thấp khớp cấp nêu trên. Ngoài ra cũng có thể là chứng viêm khớp chịu sự tác động bởi thống phong hay các chứng bệnh hệ thống miễn dịch như Lupus erythemotoss ban đỏ rải rác (L.E.D) chẳng hạn.

Ngoài ra còn có một bệnh do ký sinh trùng ở cừu gây nên là bệnh LYME với các triệu chứng : Sốt, phát ban, đau khớp…

  • Nếu có kèm theo tiêu chảy, có lẽ là chứng bệnh viêm đường ruột, như bệnh viêm loét dạ tràng, bệnh Crolin’s.

Tuy nguyên nhân gây đau khớp có nhiều, nhưng thông thường có thể dựa vào độ tuổi, giới tính, bộ phận đau, đặc trưng triệu chứng, sự ảnh hưởng của các cử động đối với căn bệnh. Có sốt hay không, có hiện tượng bệnh khác kèm theo không, bạn đang dùng thứ thuốc gì gây nên khó chịu và một số nhân tố khác, có thể giúp ta tìm ra nguyên nhân và khả năng gây bệnh.

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng ĐAU VÀ SƯNG KHỚP

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
1. Bị chấn thương. • Chụp X quang, tìm ra thương tích để chữa trị.
2. Viêm khớp thấp. • Điều trị thuốc hoặc vật lý trị liệu.
3. Viêm khớp. • Điều trị thuốc hoặc vật lý trị liệu.
4. Viêm nhiễm cấp tính. • Nhanh chóng điều trị, tránh tai biến làm nguy hại sau này.
5. Thống phong cấp tính. • Dùng thuốc.
6. Hắc lào. • Dùng thuốc.
7. Ung thư. • Điều trị đặc biệt.
8. Xuất huyết. • Điều trị.
9. Đau khớp do cảm cúm. • Sau khi hết cảm sẽ hết đau.
10. Do thuốc gây nên. • Ngừng ngay những thứ thuốc gây đau.
11. Thấp khớp cấp. • Điều trị để tránh ảnh hưởng tái tim.
12. Hội chứng hợp Reiter (đồng thời ảnh hưởng tới mắt và hệ thống tiết niệu sinh dục). • Điều trị.
13. Bệnh Lyme. • Uống Tetracyline
14. Viêm ruột. • Dùng thuốc Azulfìdine, Steroid, mổ.

Xem chi tiết bệnh

Bệnh Lyme

Hội chứng hợp Reiter

Thấp khớp cấp

Triệu chứng bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận