Triệu chứng đau họng
Khi bị đau họng, bạn nên đi khám bác sĩ hay không, xin mách cách phân định cho các bạn :
Nếu như có kèm theo sốt, có thể do nhiễm khuẩn. Theo thống kê, thường gặp nhất là viêm họng do virus. Nhìn vào họng, thấy trong họng trở nên màu đỏ.
Nhiễm khuẩn thường gặp trên trẻ em là do liên cầu khuẩn gây nên phải dùng penicillin chữa trị, nếu không sẽ dẫn tới chứng bệnh thấp khớp hay bệnh tim, suốt đời phải chịu sự dằn vặt của bệnh tim, nhìn trong họng có chấm trắng hay không thì đủ biết.
Tăng sinh bạch cầu đơn nhân (Infectious mononucleosis) chỉ xảy ra trên các bạn trẻ khi bệnh nhân nuốt sẽ thấy đau, họng đỏ, nhưng không có chấm trắng, hạch bạch huyết nhất là phía sau cổ sưng to, có thể sờ thấy, thông thường không chữa trị bằng kháng sinh, nhất là không dùng Ampicillin, vì sẽ khiến người bệnh phát ban.
Nếu trẻ đau họng kèm theo sốt, liên tục hai ba ngày không bớt, hai bên cổ họng lại có tuyến amidan sưng đỏ kèm theo màng mỏng màu vàng sữa. Không nên lập tức cho mổ, chỉ khi nào nó bị tái phát định kỳ. Kháng sinh đủ giúp cho bệnh bớt dần. Dù bạn nhiều tuổi hay ít tuổi đều có thể bị chứng đau họng do nhiều vi khuẩn gây nên, trong đó có một thứ bạn khó ngờ tới, đó là lậu cầu do quan hệ tình dục bằng miệng mà lây nhiễm.
Bạch hầu cũng gây đau họng, nếu như chúng ta không chích ngừa thận trọng, triệu chứng chủ yếu là trên họng có một màng mỏng màu xám và bẩn, rất dễ nhận biết.
Tuy đa số trường hợp đau họng là do viêm nhiễm, nhưng cũng có khi do dịch vị ngược lên thực quản mà nên, thường xuất hiện trên những người già, họng cảm thấy như bị đốt cháy và rất đau, gọi là thoát vị lỗ thực quản. Cũng không loại trừ trường hợp con bạn bị mắc xương trong họng mà dẫn tới đau.
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý :
Triệu chứng : ĐAU HỌNG
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý |
1. Viêm họng do virus
2. Viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn 3. Tăng bạch cầu đơn nhân 4. Viêm amidan 5. Lậu cầu 6. Bạch hầu 7. Dịch vị trào ngược 8. Bị mắc xương |
Không cần điều trị, có thể tự khỏi
Cần uống penicillin hoặc các thứ kháng sinh khác Nghỉ ngơi cho khỏe, không nên uông kháng sinh Uống kháng sinh, nhưng thường khỏi mô Uống kháng sinh Uống kháng sinh Uống thuốc hạn chế chất chua Điều trị theo triệu chứng |
Xem chi tiết:
Viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm a
Viêm họng mạn tính – Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị
Viêm họng cấp tính – Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị
Viêm Amidan cấp và mạn tính – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị