Viêm Amidan

Bệnh tai mũi họng

I.  ĐẠI CƯƠNG:

  • Thường gặp mọi lứa tuổi, trẻ em nhiều hơn người lớn.
  • Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là gram (+), có thể tìm thấy vi nấm, vi trùng kỵ khí và cả siêu vi trùng. Thường gặp nhất là group A beta hemolytic streptococcus, Staphylococcus aureus, Hemophilus

II.  CHẨN ĐOÁN:

1- Viêm Amidan cấp:

  • Sốt cao 39-40oC
  • Đau họng, nuốt khó.
  • Giọng nói thay đổi và hơi thở hôi.
  • Khám họng: 2 Amidan to, đỏ. Niêm mạc họng đỏ.
  • Diễn biến thường tự khỏi sau 1 tuần.
  • Cận lâm sàng: XN công thức máu, phết họng
  1. Viêm amidan mạn:
  • Nuốt vướng, ho khan.
  • Hơi thở hôi.
  • Khám họng: Amidan to hoặc hốc bả đậu.

III.  ĐIỀU TRỊ:

  1. Nội khoa:
  • Vệ sinh răng miệng.
  • Rửa mũi, khí dung họng ( ) hoặc súc họng nước muối ấm.
  • Kháng sinh: thời gian điều trị 10 -14 ngày
    • Nhóm Betalactam:

+ Amoxicillin: 50mg -100mg / kg x 3 lần / ngày

+ Amoxicillin + Acid Clavulanic: 50mg/kg x 2 lần / ngày

+ Cephalosporine: tùy theo mức độ bệnh có thể chọn kháng sinh uống hoặc tiêm.

Thế hệ I: Cephalexin, Cephadroxil : 50mg/kg x 3 lần /ngày

Thế hệ II: Cefuroxim (Zinnat) …    : 30mg/kg chia 3 lần mỗi ngày

Thế hệ III: Cefpodoxim (Napotel), Cefetamet (Cetamet) …: 10mg/kg x 2 / ngày

* Nhóm Macrolide: Azithromycin (Azoget 250mg) 10 – 20mg/ kg lần duy nhất / ngày x 3 – 5 ngày,  ……

  • Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 10-15mg/kg/ lần  cách nhau 6 giờ…….
  • Kháng viêm chống phù nề:

+ Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

+ Hoặc kháng viêm dạng men: Alpha chymotrypsin, serratiopeptidase……..

  • Giảm ho
  • Nâng tổng trạn
    1. Ngoại khoa:

Theo Viện Hàn Lâm về Tai Mũi Họng và Phẫu Thuật Đầu Cổ Mỹ (AAO-HNS) có các chỉ định lâm sàng về phẫu thuật cắt amidan như sau:

*  Chỉ định tuyệt đối

1/ Amiđan phì đại gây tắc nghẽn đường hô hấp trên, nuốt đau nhiều, rối loạn giấc ngủ, hoặc kèm theo các biến chứng tim mạch

2/ Abces quanh amiđan không đáp ứng với điều trị nội khoa và thủ thuật dẫn lưu ngoại khoa, trừ khi phẫu thuật được tiến hành trong giai đoạn cấp của bệnh.

3/ Viêm amiđan gây biến chứng sốt cao co giật, viêm tai giữa, viêm xoang…

4/ Amiđan cần sinh thiết để xác định giải phẫu bệnh.

* Chỉ định tương đối

1/ Viêm nhiễm amiđan từ 3 đợt trở lên mỗi năm dù đã được điều trị nội khoa tích cực.

2/ Hơi thở và vị giác hôi kéo dài do viêm amiđan mạn không đáp ứng với điều trị nội khoa.

3/ Viêm amiđan mạn hoặc tái phát trên một bệnh nhân mang mầm bệnh streptococcus không đáp ứng với các kháng sinh kháng beta-lactamase.

4/ Phì đại amiđan một bên nghi ngờ khối u tân sinh.

IV.  THEO DÕI:

Sau nạo cắt amidan:

Theo dõi:

  • Nước bọt, dấu hiệu sinh tồn 1giờ/ lần trong 3 giờ đầu sau cắt Amidan
  • Mức độ đau họng giảm dần từ ngày thứ 3 và hết đau vào ngày 10 –12.

Chế độ ăn:

  • Ngày 3 – 4: ăn cháo loãng.
  • Ngày 5 – 6: ăn cháo đặc.
  • Ngày 7- 10: ăn cơm nhão, sau đó cơm bình thường.

Xuất viện :

  • Khi dấu hiệu sinh tồn ổn và 2 hố amidan khô, không chảy máu.
  • Dặn dò nghỉ ngơi, tránh lao động nặng.
  • Kiêng thức ăn: chua, cay, cứng, nóng trong 10 ngày.
  • Cấp toa 5 ngày
  • tái khám 1 lần sau xuất viện

Tài liệu tham khảo:

  1. Thực hành TMH – Võ Tấn – NXB Y Học 1982.
  2. Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng 2013 – Bệnh viện tai mũi họng TPHCM.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận