Trang chủChăm sóc béTáo bón ở trẻ em - biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng...

Táo bón ở trẻ em – biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng tránh

Biểu hiện.

Nếu tiêu hoá bình thường, mỗi ngày, trẻ đi tiêu một lần vào một giờ nhất định. Có khi 2 ngày trẻ đi tiêu 1 lần và phân bình thường cũng không bị coi là táo bón. Trẻ bị táo bón khi có biểu hiện sau:

  • Chậm đi tiêu, quá 2 – 3 ngày vẫn chưa đi tiêu.
  • Phân cứng.
  • Trẻ khó đi, phải rặn nhiều, thậm chí rặn nhiều mà phân vẫn không ra.
  • Trẻ hay khó chịu, quấy mẹ, ngủ không ngon, ngứa ngáy, hay giật mình…

Trẻ bị táo bón sẽ gây ngộ độc. Vì trong phân có nhiều vi khuẩn, chất độc sinh ra do sự phát triển của vi khuẩn ở ruột già. Các chất độc này hấp thụ vào ruột, vào máu khiến trẻ có cảm giác bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của trẻ.

Nguyên nhân.

  • Trẻ bị thiếu nước.

Trẻ ăn nhiều các chất tinh (protein, lipit, gluxit), mà việc chế biến dễ tiêu nên tỉ lệ chất dinh dưỡng thường cô đặc so với nhu cầu nước. Vì để sử dụng tốt các chất khi vào máu, một phần nước đáng lẽ ra phải thải ra theo phân thì chỉ đủ cho hấp thụ nên phân thải ra khô, khối lượng phân nhỏ, không đủ kích thích ruột già, hậu môn tống phân ra ngoài. Bã phân ứ đọng càng lâu, càng khô cứng nên càng khó đi tiêu.

  • Trẻ ăn ít chất xơ.

Chất xơ không phải là chất dinh dưỡng nhưng có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp bài tiết chất độc và các chất cặn bã ra khỏi ruột. Trẻ thiếu chất xơ, tiêu hoá kém, đi tiêu không thành nếp và không đúng giờ cho nên rất dễ gây táo bón.

* Trẻ ít hoạt động.

Trẻ được ăn tốt nhưng lại ít hoạt động nên tạo cho ruột sự vận động không bình thường cho nên dễ dẫn đến táo bón.

Có thể do trẻ mắc một sô bệnh nào đó gây tê liệt sự vận động của ruột và hậu môn làm trẻ sợ đi tiêu, nín nhịn nhiều sẽ gây táo bón.

Cách chăm sóc và phòng tránh.

Hàng ngày, phải luôn cho trẻ uống đủ nước, uống ít một, trẻ khát phải cho uống ngay, không nên sợ trẻ đái dầm mà không cho trẻ uống vào ban đêm.

Không nên chỉ chú ý cho trẻ ăn những thức ăn bổ dưỡng như đường trắng, sữa, thịt, cá… mà ăn ít hoa quả. Ăn uống mất cân đối như vậy, có thể trẻ thiếu chất xơ. Cho nên, các bà mẹ cần chú ý đến chất xơ, nếu không trẻ bị kém tiêu hoá.

Một số điểm cần chú ý khi cho trẻ ăn:

+ Cho trẻ ăn bột loãng, có thêm bột khoai như khoai tây. khoai lang để tránh táo bón và cộng thêm một lượng rau quả cần thiết hàng ngày. Có thể cho trẻ uống thêm nước hoa quả hoặc cho trẻ ăn trực tiếp các loại quả chín (đu đủ, hồng xiêm, xoài, chuối…)

+ Đối với trẻ đã biết ăn bột cháo phải cho trẻ ăn thêm những thứ sau: Rau, quả trong bữa àn, (mỗi ngày ăn khoảng 100 – 150g rau non hoặc quả tươi để chống táo bón).

Tuy nhiên, không nên quá lo lắng trẻ bị bệnh táo bón mà cho ăn quá nhiều rau quả. Vì ăn nhiều chất xơ cũng không tốt.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây