Đông y chữa Táo bón kéo dài

Đông y chữa bệnh

Táo bón là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Có chứng táo bón nhất thời do một số bệnh cấp tính (như bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm) do thay đổi sinh hoạt, do ăn uống (thiếu rau) gây ra. Tài liệu này giới thiệu cách chữa chứng táo bón kéo dài do nguyên nhân cơ địa, trương lực cơ giảm…

Nguyên nhân gây chứng táo bón kéo dài thường do địa tạng (bẩm tố) âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm gây ra, hoặc do người già phụ nữ sau đẻ nhiều lần cơ nhục bị yếu gây khí trệ hoặc do người dương hư hoặc do kiết lỵ mạn tính làm tỳ vị kém vận hóa gây táo bón.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Táo bón do địa tạng âm hư huyết nhiệt hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính gây tân dịch giảm.

Triệu chứng chung: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khô, hay lở loét miệng, lưỡi đỏ ít rêu, người héo, khát nước, hay cáu gắt, mạch tế.

Phương pháp chữa: lương huyết nhuận táo, dưỡng âm nhuận táo (thường dùng các thuốc thanh nhiệt, lương huyết, bổ âm có tác dụng dưỡng âm sinh tân phối hợp với thuốc nhuận hạ).

Bài thuốc:

Bài 1

Lá dâu                     100   gam                     Mạch   môn             100   gam

Vừng đen              100 gam                      Mật ong                       vừa         đủ

Sa sâm                   200 gam

Tán bột làm hoàn ngày uống 10 – 20 gam.

Bài 2.

Sinh địa                        16 gam                 Vừng đen                  20 gam

Huyền sâm                   16 gam                 Mật ong                    vừa đủ

Mạch môn                    16 gam

Sa sâm                          16 gam                 Thạch hộc                 12 gam

Làm thành viên ngày uống 10 – 20 gam, có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 3.

Ma tử nhân                100 gam                 Hạnh nhân                50 gam

Bạch thược                  50 gam                 Đại hoàng                 40 gam

Hậu phác                      40 gam                 Chỉ thực                    40 gam

Tán bột ngày uống 10 – 20 gam

Bài 4. Ngũ nhân hoàn

Đào nhân               100 gam                     Hạnh nhân                100 gam

Tùng tử nhân 100 gam                             Bá tử nhân                100 gam

Úc lý nhân                 100 gam

Tán bột làm viên, ngày uống 10 gam.

Vừng đen chữa táo bón hiệu quả
Vừng đen chữa táo bón hiệu quả (Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân)

Táo bón do thiếu máu, phụ nữ sau khi đẻ mất máu

Gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau khi đẻ mất máu…

Triệu chứng: gồm triệu chứng của hội chứng thiếu máu đã trình bày ở chương III kèm theo chứng táo bón kéo dài.

Phương pháp chữa: bổ huyết nhuận táo.

Bài thuốc: Bài 1

Hà thủ ô đỏ                100 gam                 Kỷ tử                           100 gam

Long nhãn                  100 gam                 Tang thầm                   100 gam

Ma tử nhân                100 gam                 Vừng đen                    200 gam

Mật ong                      vừa  đủ

Tán bột làm viên ngày uống 10-20 gam có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 2. Tứ vật thang gia giảm

Thục địa                       12 gam                 Xuyên khung                   8 gam

Đương quy                    8 gam                 Bạch thược                    12 gam

Bá tử nhân                     8 gam                 Vừng đen                                8  gam

Đại táo                            8 gam

Sắc uống ngày 1 thang.Bá tử nhân trong điều trị táo bón

Táo bón do khí hư

Gặp ở người già, phụ nữ sau khi đẻ nhiều lần trương lực cơ giảm.

Triệu chứng: cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu ăn kém, ợ hơi.

Phương pháp chữa: ích khí nhuận tràng.
Bài thuốc:
Bài 1
Bạch truật 12 gam Sài hồ 12 gam
Đẳng sâm 16 gam Kỷ tử 12 gam
Hoài sơn 12 gam Vừng đen 12 gam
Bài 2. Bổ trung ích khí thang gia giảm
Hoàng kỳ 12 gam Thăng ma 12 gam
Bạch truật 12 gam Nhục thung dung 8 gam
Đẳng sâm 12 gam Bá tử nhân 8 gam
Đương quy 8 gam Vừng đen 8 gam
Trần bì 6 gam Cam thảo 12 gam
Sài hồ 12 gam

ở người già dương khí kém, có các triệu chứng táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, tiểu tiện nhiều lần, lưng gổi mỏi đau, mạch trầm tế thì dùng phương pháp ôn thông nhuận tràng bài thuốc hay dùng:

Bố chính sâm 10 gam                               Ý dĩ                           12  gam

Hoài sơn                   10  gam                     Chút chít                  12  gam

Kỷ tử                        10  gam                     Hoàng tinh               10  gam

Nhục quế                    2  gam

Cổ phương dùng bài Nhục thung dung hoàn:

Nhục thung dung 16 gam                        Trầm hương              6  gam

Ma nhân                   16  gam

Làm hoàn với mật ong ngày uống 10 – 20 gam.

Vị thuốc Nhục thung dung
Vị thuốc Nhục thung dung

Táo bón do bệnh nghề nghiệp khí trệ

Do ngồi lâu không thay đổi tư thế, hoặc viêm đại tràng mạn tính gây ra

Phương pháp chữa: kiện tỳ, hành khí, nhuận tràng (nhuận khí, hành trệ).

Bài thuốc, hay dùng các thuốc kiện tỳ (đẳng sâm, bạch truật, ý dĩ), hành khí (chỉ xác, chỉ thực, hậu phác) phối hợp với các thuốc, nhuận hạ (vừng đen, chút chít, lá muồng trâu…)

Châm cứu: châm bổ các huyệt Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Đại trường du, Túc tam lý, Chi câu.

Nếu dương khí kém thì cứu các huyệt trên, thêm huyệt Quan nguyên, Quy lai.

Nếu âm hư huyết nhiệt thêm huyệt Tam âm giao, Thái khê, nếu thiếu máu thêm Cách du, Cao hoang…

Theo báo cáo của Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội chữa 80 bệnh nhân viêm đại tràng mạn có táo bón.

Kết quả

Loại tốt                                  6 bệnh nhân

Loại khá                              58 bệnh nhân

Trung bình                          16 bệnh nhân

Kém                                không

Nếu tính cả tốt và khá là 64 bệnh nhân, tỷ lệ 80%.

 

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Xem thêm:

Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị táo bón

Táo bón đơn thuần

Trong chế độ ăn uống cần chú ý những thức ăn có nhiều bã xơ, để tăng thêm khối lượng cục phân. Rau xanh chín hoặc sống, hoa quả. Các thức ăn béo làm tăng tiết mật và có lẽ làm tăng tiết các hormon gây nhu động đại tràng. Phải uống đủ nước, không nên dùng gia vị, rượu, cà phê đặc. Nên ăn đúng giờ và nhai kỹ.

Hàng ngày có thói quen đi ỉa đúng giờ, đều đặn, năng vận động thể dục, thể thao chú ý luyện tập những động tác về bụng.

Có thể đùng những thuốc nhày (các dẫn xuất của metylulose) những chất làm trơn, dầu parapin. Những thuốc lợi mật (socbitol) có thể cho những kết quả tốt.

Xem thêm

Bị bệnh táo bón nên ăn uống gì tốt nhất?

Táo bón có kèm thêm viêm đại tràng

Trước hết cần ngưng hoàn toàn các thuốc nhuận tràng gây kích thích niêm mạc đại tràng.

Trong chế độ ăn, cần loại trừ các thức ăn có nhiều xenlulose, chỉ ăn trở lại chế độ này khi đã hết yếu tố viêm.

Thuốc: chủ yếu là dùng bitsmut 15-20 gam, bitmutnitrat bazơ uống 1 lần vào buổi sáng.

Nếu đau bụng cho các thuốc chống co thắt benladol, atropin, buscopan.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận