Táo kết (táo bón) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Bệnh chứng Đông y

Là sự thay đổi tính chất của việc đại tiện (đại tiện ít hơn bình thường và phân khô rắn hơn). Thường không cảm thấy phải đi ỉa, hoặc muốn ĩa song rặn phân khó ra và có tích một lượng phân khô ở trực tràng (nữ mắc nhiều hơn nam) và thường phải dùng thuốc hạ. Cơ chế sinh bệnh thường là phủ khí không thông, nguyên nhân sinh bệnh thường là do nhiệt kết, hàn kết với phân, do âm huyết hư dương hư, người già, sau đẻ, ra nhiều mồ hôi, đái nhiều, do khí trệ (can khí uất kết). Trong các bệnh ở trường vị, nếu nguyên nhân nào đó có ảnh hưởng đến chức năng của trường vị thì có thể gây nên táo kết.

Có thể phân làm 4 thể táo bón như sau:

Nhiệt kết ở trường vị.

Triệu chứng: Phân bón, ỉa khó, nước tiểu ít đỏ, mặt đỏ, người nóng hoặc có bụng trướng, miệng khô, hơi thở ra hôi, nóng, rêu lưỡi vàng hoặc khô vàng, lưỡi đỏ, mạch hoạt thực. Đó là do dương thịnh, uống rượu, ăn cay nóng nhiều hoặc bệnh nhiệt gây nên.

Phép điều trị: Thanh nhiệt, thông hạ.

Phương thuốc: Thang đại phèn mía (Thuốe nam châm cứu).

Vỏ đại                         40g            Phèn chua                  8g

Nước mía                300ml

Cách làm: vỏ đại cạo bỏ vỏ ngoài, thái nhỏ sao vàng khô tán bột. Phèn chua để sống. Nước mía cô đặc. Ba vị luyện lại làm viên. Mỗi viên 0.5g, mỗi lần uống 3,4 viên lúc mới dậy hoặc lúc đi ngủ, thấy đi ỉa phân nhuận thì thôi.

Phương thuốc: Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận).

Cam thảo         2 đồng cân   .        Đại hoàng     4 đồng cân

Mang tiêu        2 đồng cân

Đại hoàng
Đại hoàng

Phương thuốc: Tỳ ước ma nhân hoàn (Trương Trọng Cảnh)

Đại hoàng                4 lạng            Chỉ thực               2 lạng

Hậu phác                 2 lạng            Xích thược           2 lạng

Ma nhân               1,5 lạng            Hạnh nhân        1,2 lạng

Làm hoàn bằng hạt ngô đồng, uống lúc đói, 50 hoàn/ lần.

Ý nghĩa: vỏ đại, Đại hoàng để thông hạ, Mang tiêu để làm mềm phân, Chi thực, Hậu phác để hành khí tán kết. Ma nhân, Hạnh nhân để nhuận táo. Phèn để giải độc sát trùng, Mía, Cam thảo để hòa vị bổ trung.

Khí trệ:

Triệu chứng: Bụng sườn bĩ mãn hoặc đau, ợ hơi nhiều, ăn giảm. Rêu lưỡi nhờn mỏng, mạch huyền hoặc bình thường. Đó là do tình chí uất ức, ngồi nhiều gây nên.

Phép điều trị: Thuận khí, tiêu trệ.

Phương thuốc: Tân lang ô dược hoàn (Thuốc nam châm cứu).

Tân lang 40g Vỏ rụt 40g
Chỉ thực 30g Ô dược 30g
Lá muồng trâu 200g Vừng 100g
Đường 200g

Cách làm: Muồng trầu giã lấy nước cốt, giã lần nữa và cho thêm ít nước, vắt lấy nước thứ 2, hợp lại nấu sôi vài dạo, cho đường, cố thành cao lỏng, các vị khác tán nhỏ mịn trộn với cao, luyện viên bằng hạt đậu xanh, mỗi sáng hoặc đi ngủ uống 6-10 viên, đi ỉa nhuận thì thôi.

Phương thuốc::Lục ma ẩm (Chính trị chuẩn thằng).

Trầm hương         8g        Mộc hương     8g

Tân lang        8g              Ô dược                      8g

Chỉ thực                       8g

Sắc uống.

Ý nghĩa: Trầm hương để giáng khí, Mộc hương, ô dược để hành khí, Đại hoàng, Tân lang, Chỉ thực, Muồng trâu để phá khí hành trệ, Vừng, đường để nhuận hạ, bổ trung.

Khí huyết hư:

Khí hư.

Triệu chứng: ỉa khó hoặc không thông, phân không khô kết, ỉa xong người mệt lả, thở yếu, đổ mồ hôi, lưỡi nhờn mỏng, mạch hư nhuyễn. Đó là do lao lực, nội thương, sau bệnh nặng, sau đẻ, già gây nên.

Phép điều trị: Bổ khí nhuận tràng.

Phương thuốc: Hoàng kỳ thang (Chính trị chuẩn thằng).

Hoàng kỳ              5 đồng cân        Trần bì          5 đồng cân

Tán mịn.

Cách dùng: Mỗi lần 3 đồng cân, Ma nhân 3 đồng cân. nghiền nát cho nước nguấy đều lấy 1 bát bỏ bã, sắc, khi có bọt thì cho một thìa to mật ong, sắc thêm một chút để cho nguội, uống lúc đói trước bữa ăn. Có thể thêm Đảng sâm, Cam thảo.

Phương thuốc: Rễ vú bò vừng hoàn (Thuốc nam châm cứu)

Tử tô (sao)                  40g             Đường vừa đủ

Vừng (sao chín)          40g             Trần bì (sao)            20g

Rễ cây vú bò 40g tẩm mật sao vàng.

Cách làm: làm thuốc viên, mỗi lần uống 8-12g.

Ý nghĩa: Rễ vú bò, Hoàng kỳ, Sâm Cam thảo để bổ khí. Trần bì, Tử tô để lý khí giáng khí. Ma nhân, Vừng, Mật để nhuận tràng.

Huyết hư:

Triệu chứng: Phân khô kết, chóng mặt tim đập, mặt bệch không tươi, môi lưỡi bệch, mạch tế.

Phép điều trị: Dưỡng huyết nhuận táo.

Phương thuốc: Rau sam Sinh địa hoàn (Thuốc nam châm cứu)

Rau sam 200g Sinh địa 100g
Vừng 50g Đào nhân 50g
Trần bì 30g Đường vừa đủ.

Cách làm: Rau sam, Sinh địa giã nhuyễn cho nước vào sắc cho ra hết chất thuốc, vắt bỏ bã rồi cho đường vào cô thành cao lỏng. Đào nhân, vừng, Trần bì tán bột hòa vào cao trên luyện thành viên 0.5g. Mỗi lần uống 8-12g.

Phương thuốc: ích huyết nhuận tràng hoàn (Chính trị chuẩn thằng).

Đương quy 3 lạng Thục địa 6 lạng
Kinh giới 1 lạng Chỉ xác 2 lạng
Ma nhân 3 lạng Hạnh nhân 3 lạng
Tô tử 1 lạng Nhục thung dung 1 lạng
Quất hồng 2 lạng A giao 1 lạng.

Làm hoàn mật như hạt ngô đồng. Ngày uống từ 50, 60 hoàn lúc đói. Nếu ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô ít dịch, lưỡi đỏ thêm Huyền sâm, Mạch đông, Sinh thủ ô.

Ý nghĩa: A giao, Quy, Thục, Sinh địa để dưỡng huyết tư âm. Đào nhân, Ma nhân, Vừng để nhuận tràng. Trần bì, Chỉ xác, Tô tử để dưỡng khí, hành khí, Kinh giới, Rau sam để giải độc.

Hàn bí:

Triệu chứng: Môi nhợt, ỉa khó, phân sáp, nước tiểu trong dài, chân tay lạnh hoặc lưng gối lạnh, hoặc trong bụng đau lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận, mạch trầm trì, đó là do khí hàn tụ ở trường vị, âm ngưng và kết lại, người già dương hư gây nên.

Phép điều trị:

  • Nếu là chứng thực hàn: ôn dương thông hạ.

Phương thuốc: Ôn tỳ thang (Bản sự phương).

Đại hoàng 4 đồng cân Can khương 2 đồng cân
Phụ tử phiến 2 đồng cân Nhục quế 2 đồng cân
Cam thảo 2 đồng cân Hậu phác 2 đồng cân
Chỉ thực 2 đồng cân.

Sắc uống.

Ý nghĩa: Phụ tử, Can khương, Nhục quế để ôn dương khu hàn, Đại hoàng để thông hạ, Chí thực, Hậu phác để hành khí, Cam thảo để ích khí.

  • Nếu là chứng hư hàn: Ôn dương nhuận hạ.

Phương thuốc: Bán hạ lưu hoàng hoàn (Thuốc nam châm cứu)

Bán hạ      50g             Lưu hoàng           80g

Mật ong vừa đủ (hoặc mật mía).

Cách làm: Bán hạ, Lưu hoàng tán thành bột mịn, trộn mật luyện kỹ làm viên 05g. uống 4 viên 1 lần, ngày 2 lần (Sáng, trườc khi đi ngủ). Có thể thêm Nhục thung dung, Quy, Hồ đào nhục.

Ý nghĩa: Lưu hoàng hợp Bán hạ để khai kết tán hàn.

Phương thuốc: Lý trung thang (Thương hàn luận).

Nhân sâm         3 đồng cân             Can    khương   3 đồng cân

Cam thảo (chích) 3 đồng cân          Bạch    truật      3 đồng cân

Sắc uống.

Phương thuốc dùng cho cả các thể táo bón (Thuốc nam châm cứu).

  1. Hạt thầu dầu tía (Ty ma tử) sao chín bóc bỏ vỏ lấy nhân tán mịn, mỗi buổi sáng nuốt 1-2 nhân lúc chưa ăn gì.
  2. Dầu vừng 10 ml, Mật ong 15 ml hòa lẫn uống 1 lần vào mỗi buổi sáng.
  3. Vừng 30g sao chín sát bỏ vỏ, trộn với 20g đường rồi ăn ngày một lần.
  4. Khoai lang, Mật ong (hoặc đường) nấu chè ăn.

Bệnh chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận