Viêm xương – tủy xương cấp ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

I. ĐẶC ĐIỂM

Đây là tình trạng viêm tĩnh mạch cấp trong tủy xương do du khuẩn huyết

Thường xảy ra ở vùng đầu xương gần sụn tăng trưởng do cấu tạo mạch máu đặc biệt của vùng này.

Độ tuổi thường gặp 5 – 6 tuổi, nam nhiều hơn nữ.

Nơi xuất phát nhiễm trùng thường là từ da, các vết thương nhiễm trùng, vùng tai mũi họng, hệ tiêu hóa, tiết niệu…

Vi trùng thường gây bệnh là Staphylocoque doré, Streptocoque, Hémophilus influenza (< 2 tuổi)…

II. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán phải kết hợp các yếu tố lâm sàng, sinh hóa, và hình ảnh học để tiến hành điều trị nhanh, không chờ kết quả vi trùng học.

1. Lâm sàng

Có điểm đau khu trú hay dấu hiệu đi khập khiễng, kết hợp với một bệnh cảnh nhiễm trùng.

Đôi khi có tiền sử chấn thương vừa mới xảy ra

Điểm đau thường ở đầu thân xương, vòng quanh xương, giới hạn cử động vì đau

Sốt vừa hoặc sốt cao

Cố gắng tìm nơi nhiễm trùng xuất phát.

2. Cận lâm sàng

  • Cấy máu tìm vi trùng ở các ổ nhiễm xuất phát trước khi dùng kháng
  • Bilan nhiễm trùng: các yếu tố đều tăng: bạch cầu đa nhân trung tính, VS, CRP, Fibrinogen.
  • X-quang thẳng và nghiêng ít có giá trị trong các ngày đầu:

+  Giai đoạn sớm: sưng, phù mô mềm.

+  Sau 3 – 4 ngày phản ứng màng xương, mất đồng nhất ở đầu thân xương.

  • Sau 10 ngày: hình ảnh hủy xương, xương mới mọc, xương chết
  • Siêu âm cần thiết để tìm các abces dưới màng xương hay biến chứng viêm khớp

III. ĐIỀU TRỊ

  • Kháng sinh:

+  Dùng ngay sau khi cấy máu.

+  Kết hợp tĩnh mạch oxacillin (100mg/kg/ngày) + amikacin (15mg/kg/ngày).

+  Sau đó điều chỉnh theo kháng sinh đồ và theo đáp ứng điều trị.

+  Thời gian dùng kháng sinh 3 tháng.

+  Khi dấu hiệu lâm sàng cải thiện (sau 7 ngày) có thể dùng kháng sinh đường uống.

  • Bất động chi bằng nẹp bột để tránh gãy xương bệnh lý.
  • Dẫn lưu ngoại khoa nếu có abces dưới màng xương
  • Theo dõi: dựa vào lâm sàng, xét nghiệm máu và X-quang mỗi tuần trong giai đoạn đầu

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận