Táo bón là hiện tượng chậm ỉa, nhiều ngày mới đi một lần, ỉa ít, ỉa khó, phân rắn cứng. Số lần đại tiện ít, lượng phân ít, đại tiện rất khó khăn. Trong tình trạng bình thường thức ăn tiêu hóa qua dạ dày sau 20 – 40 giờ thì đẩy ra ngoài, nếu như sau 48 giờ mà không đẩy ra thì có thể coi như là bí ỉa.
1. Y học hiện đại:
Về nguyên nhân gây bệnh chia làm 02 loại:
– Chức năng do ăn uống chất sinh táo bón: cà phê, sô cô la, chè đặc hoặc dùng thuốc nha phiến, suy gan mật, bệnh toàn thể: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, bệnh thần kinh (viêm, xuất huyết màng não, não), tâm thần, bệnh nội tiết (suy tuyến giáp), thói quen nhịn ỉa…
– Tổn thương thực thể ở bộ phận tiêu hóa: tắc ruột, lao ruột, lao hồi manh tràng, đại tràng to, đại tràng dài, hẹp trực tràng, bệnh hậu môn (trĩ, nứt, loét, ung thư), loét dạ dày – tá tràng.
2. Y học cổ truyền:
Chia táo bón làm 02 thể:
– Thực chứng: táo bón do sốt cao mất nước (nhiệt kết ở đại trực tràng làm mất tân dịch gây táo bón), vật vã, ra mồ hôi, lưỡi đỏ, mạch trầm, thực.
– Hư chứng: do trương lực cơ ở người già giảm hoặc phụ nữ sinh đẻ nhIều (khí hư), toàn thân gầy, da nhẽo, ăn kém, ngủ ít hay ợ hơi, đầy bụng, mạch nhu hoãn.
Tham khảo cách phân thể loại của người xưa, kết hợp với thực tiễn lâm sàng ngày nay quy nạp làm 04 thể loại:
– Táo nhiệt: do uống nhiều rượu mạnh, ăn nhiều đồ cay, nóng, béo bổ. Trường vị bị khô nóng, tân dịch không phân bố được, phân rắn kết lại và ỉa không ra, gọi là chứng Tý ước. Nhiệt bí thì hôi miệng, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt, thực.
– Khí trệ: Kim Quy Dực nói: “Khí trệ ở trong, vật không lưu thông được, như vậy là do lo nghĩ uất kết, khí trệ không thông, tân dịch không lưu hành, công năng nhu động của đại tràng mất bình thường nên ỉa không ra”. Khí bí thì ợ hơi luôn, ngực sườn đầy tức.
– Hư bí: người già hoặc người suy nhược, đàn bà đẻ mất máu, người ốm mới khỏi khí huyết chưa phục hồi, âm huyêt thiếu, trong đường ruột khô ráo, khí hư không vận chuyển bài tiết được do đó ỉa không ra. Hư bí thì đầu choáng, cổ khô, cơ thể mệt mỏi, vã mồ hôi, hơi thở ngắn, lưỡi nứt đỏ lợt, mạch tế sáp, hoặc hư huyễn vô lực.
– Lãnh bí: Vưu Tại Kinh cắt nghĩa: “Lãnh bí do khí hàn lạnh xâm nhập trường vị gây cho âm khí ngưng kết, dương khí không lưu hành được, tân dịch không thông”. Đã nói rõ trọc Âm ngưng kết Dương khí bị bế tắc, ảnh hưởng sự lưu thông của tân dịch do đó mà đại tiện bí kết, ỉa không ra. Lãnh bí thì phần nhiều thấy ở người tuổi già, sức yếu, ít khi có hiểm chứng, đôi lúc có hơi đau bụng, sờ nắn thấy dễ chịu, chườm nóng thì đỡ, mạch trầm trì.
Như vậy, táo bón phát sinh từ nhiều bệnh tật, vì thế không nên coi thường dù táo bón ở dạng trì trệ, dạng co thắt hoặc dạng trực tràng… cũng phải điều chỉnh bằng thức ăn, nước uống thì mới ổn định lâu dài được.
3. Bị bệnh táo bón nên ăn uống như thế nào?
Thức ăn: theo Thực đơn I (cơm gạo Lứt 60%, nếp Lứt, vừng, đậu đen, bobo (Ý dĩ) mỗi thứ 10%). Các thực phẩm lên men như tương, dưa muối và các loại rong biển chứa Alginin là chất xơ thực vật có tác dụng tốt trong điều chỉnh ruột, vì vậy nên ăn kèm với thức ăn.
– Khoai lang cũng có nhiều chất xơ, từ xưa đã được biết là món ăn phòng táo bón có hiệu quả. Ngoài ra, còn có món muối vừng chế biến với tỷ lệ 01g muối, 12-15g vừng.
– Các loại rau xanh và hoa quả chín tươi như đu đủ, chuối tiêu, táo, mận…
Nước uống: Sáng dậy uống nước Ngải cứu, nước Hà thủ ô, trà lá muồng, hoặc nước mận muối, nước táo. Trong táo có nhiều Pestin, tạo ra lớp màng đọng lại ở thành ruột, làm thông đại tiện, nó ức chế sự lên men lại trong ruột, đồng thời ngăn chặn sự hấp thu chất độc, nhưng không dùng quá nhiều. Còn trong mận khô có các loại khoáng như Canxi, lân, sắt, Kali, Natri, Magie… và nhiều Vitamin A, B1, B2, D, Acid Nicotinic có hiệu quả cao về điều chỉnh ruột, lọc máu và được dùng làm thuốc nhuận tràng thiên nhiên, dùng liên tục trong một tuần với một lượng thích hợp từng người sẽ có kết quả nhanh.
Lưu ý:
– Đối với chứng Dương (phân màu nâu đậm, tròn rắn chắc và bóng loáng, do ăn quá nhiều muối, nhiều thịt) thì nên ăn rau vừa tươi, vừa luộc chín và phải nhai thật kỹ. Ăn 02 muỗng cà phê bột củ cải trộn với 01 muỗng dầu vừng.
– Đối với chứng Âm (phân màu sẫm, tròn không rắn chắc, không bóng loáng, do ruột bị sưng nên thiếu khả năng bài tiết, phân ứ lại trong ruột) thì có thể uống trà nhân sâm cho ruột mạnh đủ sức tống phân ra.
– Để điều chỉnh nhịp điệu của ruột mau chóng ổn định chỉ nên ăn 02 bữa: sáng và trưa, kết hợp với thể dục, luyện thở khí công và xoa bóp vùng bụng.
– Táo bón thường xuyên còn gọi là táo bón kinh điển, rất hay gặp ở người già, do lối sống tĩnh lại, ít vận động và do chế độ ăn giảm thể tích thức ăn, nhất là rau quả… Với người già càng không nên dùng thuốc nhuận tràng làm cho đi ỉa lỏng và đau bụng. Một số công trình gần đây cho thấy tỷ lệ ung thư tăng ở người lạm dụng thuốc nhuận tràng kéo dài.
4. THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TÁO BÓN
Món 1: CANH PHỔI HEO NẤU MƠ
Nguyên liệu:
- Phổi heo 250gr
- mơ 10gr
Cách chế biến:
Phổi heo xắt miếng rửa sạch cùng với mơ cho vào nồi nước vừa đủ nấu canh cho đến khi chín nêm vào 1 – 2 muỗng canh nước gừng, cho thêm một ít muối.
Cách ăn: Ăn cơm.
Công hiệu: Hết táo bón, đại tiện bình thường.
Món 2: CAO MẬT MƠ
Nguyên liệu:
- Mơ tươi 1kg
- mật ong 300gr
Cách chế biến:
Mơ rửa sạch cho nước vào sắc, 30 phút sau chắt nước ra, cho nước vào sắc lần 2. Đổ chung nước của hai lần sắc lại với nhau. Tiếp tục dùng lửa nhỏ sắc cho đặc lại cho tới khi tương đối keo cho mật ong vào rồi tắt lửa dợi nguội làm thành bánh.
Cách ăn: Pha với nước sôi để uống mỗi lần 1 muỗng canh.
Công hiệu: Bồi bổ tránh táo bón.
Món 3: ĐẬU PHỤ HẠT MƠ
Nguyên liệu:
- Hạt mơ ngọt 90gr
- bột mì 6gr
- đại mạch 15gr
- dứa 200gr
Cách chế biến:
Hạt mơ dùng nước sôi ngâm cho tách vỏ bỏ đi vỏ màu xanh bên ngoài, dùng dao bằm nhuyễn sau đó cho nước sôi vào, đại mạch rửa sạch cùng nghiền cho thật mịn. Dùng nước lạnh lọc bột mì, cho vào 60gr nước chưng cất. Nồi rửa sạch, cho vào 650gr nước, 180gr đường. Sau khi nấu lên đổ ra thau, đợi nguội cho vào tủ lạnh. Lấy bột mì chưng cất, hạt mơ cho vào nồi sạch, thêm 60gr đường. Sau khi nấu chín chia vào trong 10 chén mỗi chén cho vào 3 – 5 lát dứa, để nơi khô ráo.
Cách ăn: Ăn vào buổi sáng hoặc tối.
Công hiệu: Đại tiện dễ dàng.
Nên ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ, không nên ăn quá nhiều đồ nóng.