Kỹ thuật thông tiểu thường

Chăm sóc bệnh nhân

Kỹ thuật thông tiểu thường

1. Mục đích

Dùng 1 ống thông cho qua niệu đạo vào bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1. Chỉ định

Bí tiểu.

Cần lấy nước tiểu thử nghiệm về vi trùng.

Trước khi sinh.

Chẩn đoán các bệnh về tiết niệu.

2.2. Chống chỉ định

Nhiễm khuẩn niệu đạo.

Dập rách niệu đạo, chấn thương tuyến tiền liệt.

3. Nhận định người bệnh

Tình trạng lỗ tiểu?

Nam hay nữ, có gia đình chưa, tuổi?

Tình trạng bệnh lý: bệnh cấp cứu, phẫu thuật, bệnh về hệ tiết niệu…?

Tình trạng bang quang: tức, căng chướng?

Thời gian tiểu lần cuối?

4. Chuẩn bị người bệnh

Giải thích người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc mình làm để họ yên tâm và hợp tác.

Tư thế người bệnh thích hợp.

Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch trước khi đặt.

Nếu người bệnh nặng cần có người phụ giúp.

5. Dọn dẹp dụng cụ

Xử lý các dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn và tiệt khuẩn.

Đo lường nước tiểu hoặc lấy nước tiểu gửi đi xét nghiệm (nếu cần).

Những dụng cụ khác trả về chỗ cũ: bình phong.

6. Ghi hồ sơ

Ngày giờ thông tiểu.

Số lượng, màu sắc, tính chất khác thường của nước tiểu.

Tình trạng lỗ tiểu.

Phản ứng của người bệnh nếu có.

Tên người điều dưỡng thực hiện.

7. Những điểm cần lưu ý

áp dụng kỹ thuật vô khuẩn hoàn toàn.

Tránh thông tiểu nhiều lần, không nên thông tiểu quá 2 lần trong 24 giờ: nếu cần thì nên đặt thông tiểu liên tục, thông tiểu nhiều lần dễ bị tổn thương và nhiễm trùng niệu đạo.

Phải vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi đặt thông tiểu.

Dùng chất trơn tan được trong nước để hạn chế sự nhiễm trùng và kích thích trong bàng quang.

Chọn lựa kích cỡ ống thông phải phù hợp với người bệnh.

Không nên dùng sức để đẩy ống thông vào khi gặp trở ngại.

Người bệnh bị bí tiểu nhiều không nên lấy ra hết 1 lần: sẽ làm người bệnh đau bàng quang do sự co bóp quá nhiều, và sự giảm áp suất đột ngột có thể làm người bệnh bị mệt hoặc tiểu ra máu.

Nếu cần lấy nước tiểu tìm vi trùng thì nên lấy trực tiếp vào ống nghiệm vô trùng.

Bảng 45.1. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng soạn dụng cụ thông tiểu thường

Stt Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Báo giải thích, quan sát và vệ sinh BPSD của người bệnh
2 Rửa tay, mang khẩu trang
3 Trải khăn vô khuẩn trên khay sạch chứa:

1-2 ống thông Nelaton

Bồn hạt đậu

Gòn, gạc miếng

Kềm kelly

Khăn có lỗ

Một chén chung chứa dung dịch sát khuẩn bộ phận sinh dục

Dầu nhờn tan trong nước

4 Soạn dụng cụ vô khuẩn đặt ngoài khay

Găng tay vô khuẩn

ống nghiệm (nếu cần)

5 Soạn dụng cụ sạch để ngoài khay

Tấm nylon

Vải đắp

Bình phong

Túi đựng rác thải y tế

Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

Bảng 45.2. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng đặt thông tiểu thường

Stt Các thao tác ý nghĩa Tiêu chuẩn cần đạt
1 Chuẩn bị bệnh nhân – Tiến hành được thuận lợi và an toàn – Người bệnh an tâm hợp tác, vùng bộ phận sinh dục được vệ sinh sạch sẽ
2 Chuẩn bị dụng cụ – Tiến hành được thuận lợi và an toàn – Đủ, đúng và an toàn về dụng cụ sử dụng
3 Mang khẩu trang, rửa tay – Đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật vô khuẩn Tóc gọn gàng

Khẩu trang che kín mũi, miệng

Rửa tay sạch hết các mặt của đôi tay

4 Che bình phong, trải nylon dưới mông người bệnh Giữ cho người bệnh kín có không gian

riêng lẻ

Tránh làm ẩm ướt vùng mông

Giữ an toàn cho người bệnh khi trải

Tấm nylon chỉ cần lót ở vùng mông

5 Phủ vải đắp, bỏ hẳn quần người bệnh ra, quấn vải đắp vào:

– Bàn chân (nữ), cổ chân (nam)

– Giữ cho người bệnh

được kín đáo

Động tác nhẹ nhàng, tôn trọng
6 Để tư thế người bệnh nằm ngửa:

Nữ: chân chống bẹt rộng ra

(tư thế khám sản)

Nam: 2 chân dang rộng

Lỗ tiểu được bộc lộ rõ Nữ: 2 chân chống bẹt ra
7 Rửa tay thường qui (nội khoa) Giảm sự lây nhiễm Rửa tay sạch các mặt của bàn tay
8 Mang găng vô khuẩn Đảm bảo sự vô khuẩn cho kỹ thuật Tay chưa mang găng không chạm vào mặt

ngoài của găng

9 Bôi trơn ống thông: 4 5cm trong trường hợp đặt cho nữ, và 16-20 cm trong trường hợp đặt cho nam Đặt ống thông dễ dàng Bôi từ đầu ống xuống thân ống

Không làm bít lỗ ở đầu của ống thông

10 Trải khăn có lỗ chỉ để hở vùng bộ phận sinh dục Hạn chế vùng vô

khuẩn

Chỉ được nắm khăn lỗ vào mặt không tiếp xúc với người bệnh
11 Hạn chế sự nhiễm

khuẩn cho kỹ thuật

Nữ: rửa từ trên vùng bụng xuống hậu môn

Nam: rửa từ lỗ tiểu

rộng ra

12 Đặt bồn hạt đậu dọc giữa 2 bên

đùi

Để hứng nước tiểu Giữ cho bồn hạt đậu được vô khuẩn khi đặt
13 Dùng tay thuận cầm ống thông cách đầu ống 5-6cm, đuôi ống để vào bồn hạt đậu Đặt ống dễ dàng qua lỗ niệu đạo Đảm bảo vô khuẩn cho

ống thông khi đặt

14 Đưa ống thông vào niệu đạo cho đến khi thấy nước tiểu chảy ra Dẫn nước tiểu ra ngoài Đặt đúng vị trí, đủ độ dài tuỳ từng giới
15 Lấy nước tiểu cho vào ống nghiệm (nếu cần) Cấy nước tiểu tìm vi trùng Đảm bảo lấy nước tiểu giữa dòng và vô trùng
16 Cho nước tiểu chảy ra từ từ Tránh tai biến xuất huyết bàng quang do giảm áp suất đột ngột Bóp ống thông lại cho nước tiểu chạy ra từ từ
17 Chậm khô lỗ tiểu bằng gạc Đáp ứng nhu cầu vệ sinh cá nhân Giữ cho người bệnh Được khô ráo
18 Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã xong Giao tiếp Giúp người bệnh được tiện nghi
20 Ghi hồ sơ Theo dõi và quản lý người bệnh Ghi lại những công việc đã làm

Bảng 4.3. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng đặt thông tiểu thường

Stt Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Kiểm tra dụng cụ
2 Báo, giải thích người bệnh
3 Che bình phong, trải nylon dưới mông người bệnh
4 Phủ vải đắp, bỏ hẳn quần người bệnh ra
5 Quấn vải đắp vào: bàn chân (nữ), cổ chân (nam)
6 Tư thế người bệnh: – Nữ: chân chống bẹt rộng ra

– Nam: 2 chân dang rộng

7 Điều dưỡng rửa tay
8 Mở vải đắp để lộ BPSD
9 Mở khăn mâm dụng cụ vô khuẩn
10 Mang găng tay vô khuẩn
11 Bôi trơn ống thông: nữ: 4 – 5cm, nam: 16 – 20cm
12 Trải khăn có lỗ
13 Dùng tay không thuận:

Vạch 2 mép nhỏ (đối với nữ) để lộ lỗ tiểu: rửa 2 mép nhỏ từ trên xuống dưới (mỗi bên thay gòn), rửa lỗ tiểu

Kéo da quy đầu (đối với nam) để lộ lỗ tiểu, rửa từ lỗ tiểu rộng ra ngoài

14 Kềm kẹp gòn để nơi xa
15 Đặt bồn hạt đậu dọc giữa 2 đùi
16 Cầm ống thông cách đầu ống 5-6 cm, đuôi ống để vào bồn hạt đậu
17 Bảo người bệnh rặn tiểu, hay há miệng thở đưa đầu ống vào lỗ tiểu: nữ: 4-5cm, nam: 16-20cm (cầm dương vật thẳng đứng)
48 Cho nước tiểu chảy ra từ từ, khi gần hết bấm ống lại, rút ra cho vào túi chứa rác thải
19 Chậm khô lỗ tiểu bằng gạc
20 Lấy khăn lỗ ra, che lại bộ phận sinh dục cho người bệnh kín đáo
21 Mặc quần lại cho người bệnh
22 Lấy vải đắp và tấm nylon ra
23 Thu dọn dụng cụ
24 Giúp người bệnh tiện nghi – ghi hồ sơ.
Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

Chăm sóc bệnh nhân
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận