Trang chủSử dụng thuốcThuốc chữa trị bệnh táo bón

Thuốc chữa trị bệnh táo bón

Táo bón là một triệu chứng có sự khó khăn, chậm trễ trong việc thải phân với phân ít và khô rắn hơn bình thường, số lần thải phân không vượt quá 3 lần trong tuần.

Táo bón có thể không gây hậu quả nghiêm trọng trước mắt nhưng về lâu dài người bệnh thường bị nhiễm độc (biểu hiện thường xuyên nhức đầu, mệt mỏi, biếng ăn), nhiễm khuẩn và có thể mắc bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây ra táo bón:

  • Rối loạn chức năng vận động đại tràng do: sai lầm trong ăn uống (ăn thiếu chất xơ sợi, uống quá ít nước), sinh hoạt tĩnh tại ít vận động (làm nghề ngồi nhiều: thợ may, thư ký đánh máy), thói quen đại tiện xấu (thường xuyên nín nhịn khi mót đi tiêu) làm mất phản xạ đại tiệ
  • Rối loạn tâm thần, rối loạn trương lực thần kinh thực vậ
  • Rối loạn chuyển hóa và nội tiết (tăng calci máu, nhược giáp).
  • Tổn thương thực thể ở đại tràng, trực tràng, hậu môn gây trở ngại đường đào thải phân.
  • Thuốc: thuốc chứa opium, thuốc kháng acid trị viêm loét dạ dày – tá tràng (chứa Al, Ca, Bi), thuốc chống trầm cảm, thuốc chống tiết cholin

Biện pháp không dùng thuốc

Người bị táo bón trước khi hoặc song song với sử dụng thuốc (thậm chí đề phòng ngừa táo bón) nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Ăn nhiều chất xơ sợi hơn (rau cải, hoa quả), uống nhiều nước (1,5-2 lít nước, thêm nước cam, nước chanh).
  • Tái huấn luyện phản xạ đại tiện (đi đại tiện đúng giờ cố định).
  • Chống nếp sinh hoạt tĩnh tại (vận động, thể dục thể thao). Về sử dụng thuốc trị táo bón:
  • Nên hết sức tránh dùng thuốc táo bón trừ trường hợp bị táo bón kéo dài hay làm nặng thêm một bệnh khác (tăng huyết áp, trĩ). Trước hết dùng thuốc loại ít tác dụng phụ (tạo khối, thẩm thấu, bơm hậu môn), nếu không cải thiện mới dùng thuốc trị táo bón loại kích thích là loại cho tác dụng mạnh nhưng có nhiều tác dụng phụ.
  • Hiện có tình trạng lạm dụng thuốc trị táo bón loại kích thích đưa đến hai hậu quả: bị phụ thuốc và bị các tác dụng phụ của thuốc (có bệnh gọi là bệnh do thuốc nhuận trường giống như bị “hội chứng đại tràng bị kích thích”).
  • Nên dùng thuốc trị táo bón ngắn hạn, dùng sau 7-10 ngày nếu không hiệu quả phải đi khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân.
  • Lưu ý thời gian tác dụng của thuốc Có thuốc cho tác dụng nhanh (khoảng 2 giờ), có thuốc cho tác dụng chậm (6-12 giờ). Nếu không lưu ý sẽ bị mắc đi tiêu vào thời điểm không thuận lợi.
  • Không nên dùng thuốc khác chung với thuốc trị táo bón vì thuốc sau này làm chuyển vận ở ruột quá nhanh có thể làm thuốc kia không kịp hấp

Thuốc trị táo bón

Có thể chia làm 5 loại (trong một biệt dược thường kết hợp nhiều loại):

Thuốc trị táo bón tạo khối:

Thường là các hợp chất thiên nhiên (thạch: agar-agar, cám lúa mì, gôm sterculia) hay bán tổng hợp (methyl cellulose) khi uống không bị hấp thu, có tính hút nước và trương nở làm tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột.

Lưu ý: Khi uống thuốc nên uống nhiều nước. Tác dụng phụ: đầy bụng. Có thể dùng thực phẩm tạo khối: khoai lang, rau cải, hột é, mủ trôm…

Thuốc trị táo bón tăng thẩm thấu:

Một số thuốc có bản chất là muối (như magnesi sulfat, natri sulfat), đường (lactulose, sorbitol), là polymer (Forlax) tác động theo cơ chế thẩm thấu: không hấp thu ở ruột, rút nước từ mô ruột trở vào lòng ruột theo lực thẩm thấu (cơ chế của đường lactulose, sorbitol) hoặc theo cơ chế có tính sinh lý hơn là liên kết với nước có sẵn trong lòng ruột (cơ chế của Forlax) để giữ và duy trì thể tích chất lỏng trong lòng ruột.

Thuốc làm trơn phân:

Có thể dùng dầu thực vật (dầu olive) hoặc có thuốc chứa dầu khoáng chất (dầu paraffin)

Lưu ý: Không dùng dầu parrafin cho trẻ dưới 6 tuổi, người lớn nên dùng vào tối trước khi ngủ, không dùng kéo dài do làm rối loạn hấp thu mỡ, vitamin tan trong dầu.

Thuốc làm mềm phân:

Thường dùng qua đường trực tràng, thích hợp cho phụ nữ có thai và trẻ con đặc biệt trong trường hợp bị trĩ, đau thắt ngực.

Có loại dùng ống bơm (rectiol, chứa dịch glycerol) bơm vào hậu môn, có loại thụt vào hậu môn (chứa natri docusat), có loại chứa gel bơm trực tràng (microlax).

Lưu ý: Không nên dùng quá thường xuyên vì thuốc có gây kích ứng niêm mạc trực tràng làm niêm mạc bị tổn thương.

Thuốc nhuận tràng kích thích:

Kích thích mạnh niêm mạc làm tăng nhu động ruột. Tránh dùng kéo dài (làm mất trương lực ruột, mất kali). Chống chỉ định: phụ nữ có thai và trẻ con (dưới 15 tuổi). Một số thuốc tác dụng chậm (6-12 giờ).

Có khá nhiều thuốc là dẫn chất anthraquinon lấy từ thực vật dùng trong Tây y lẫn Đông y: cascara, sené (phan tả diệp), rhubarbe (đại hoàng), boldo, bourdain, aloès (lô hội)…

Có thuốc là dẫn chất anthraquinon tổng hợp như: danthron. Có thuốc tổng hợp: bisacodyl.

Có thuốc nhiều độc tính hiện nay gần như không dùng (dầu thầu dầu: castor oil) hoặc cấm dùng (phenolphtalein: vì nguy cơ gây ung thư khi thử trên chuột).

Trường hợp bị bế tắc đại tiện do mổ có dùng dạng thuốc tiêm: neostigmin.

Lưu ý khi dùng thuốc trị táo bón

Sau cùng, có 2 điều cần được nhấn mạnh:

  • Không nên để bị táo bón mà phải phòng ngừa bằng các biện pháp không dùng thuốc kể ở trên.
  • Có một số trường hợp chưa bị táo bón vẫn phải dùng thuốc (có người bệnh được bác sĩ chỉ định thuốc trị táo bón nhưng không dùng do nghĩ rằng mình đâu bị táo bón), đó là các trường hợp bị bệnh đòi hỏi không được gắng sức: đau thắt ngực hoặc đã bị nhồi máu cơ tim, đã bị đột quỵ, đang bị bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (gọi tắt COPD)… Những trường hợp này nếu đi tiêu phải rặn có thể bị tai biến do bệnh có sẵn.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây