Lịch sử thuốc Aspirin và tác dụng chữa bệnh

Sử dụng thuốc

Bốn nghìn năm trước đây, loài người đã biết dùng các chất được chiết xuất từ cây liễu để chữa trị các chứng bệnh đau nhức. Hippocrate – ông tổ nghề y đã từng có bài thuốc sắc vỏ cây liễu để hạ sốt và chữa đau nhức. Và ngành hoá dược đã tìm được những phần tử giống với hoạt chất của Aspirin từ các hoạt chất của cây liễu, người ta gọi là salicylic. Aspirin (acid acetyl salicylic) được Montpellier tổng hợp vào năm 1893 và được nhà khoa học người Đức Felix Hofmann áp dụng vào điều trị. Đến năm 1899, hãng Bayer đã đưa vào sản xuất với nhãn hiệu Aspirin. Giờ đây, Aspirin không còn xa lạ với tất cả chúng ta, bởi nó là một loại thuốc tuyệt vời, một loại thần dược thực sự.

Sau một quá trình dài đưa vào sử dụng và tiếp tục nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng: Bên cạnh những tác dụng thông thường như giảm đau trong đau đầu, đau răng, đau dây thần kinh, thấp khớp và hạ sốt, Aspirin còn có những tác dụng kỳ diệu khác, đặc biệt đối với tim mạch. Theo các nhà nghiên cứu, Aspirin có tác dụng và hiệu quả với tim mạch do làm giảm độ nhớt của máu, ức chế tiểu cầu – là một thành phần của máu khi đông vón dễ tạo thành cục máu đông làm tắc nghẽn lòng mạch và tạo cục máu đông ở tim. Ngoài ra Aspirin còn có tác dụng bảo vệ các tế bào nội mạc của mạch máu, do vậy hạn chế được quá trình xơ vữa động mạch. Aspirin có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể, hạn chế sự già lão.

Aspirin có tác dụng chống lại các gốc tự do
Aspirin có tác dụng chống lại các gốc tự do

Nhiều công trình nghiên cứu về Aspirin đã được công bố mở ra một trang mới đầy hứa hẹn cho cuộc sống của những người bệnh tim mạch. Ví dụ như năm 1974, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Wisconsin đã chứng minh rằng Aspirin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch; Nghiên cứu VACS đánh giá hiệu quả của việc dùng Aspirin với liều 324mg/ngày trong 12 tuần sẽ làm giảm 51% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch so với không dùng Aspirin; Một công trình nghiên cứu của Đại học Yale trên 51.000 người cho thấy việc uống Aspirin thường xuyên sẽ giảm được 32% nguy cơ nhồi máu cơ tim ở những người trước đó chưa bao giờ mắc bệnh mạch vành và Aspirin có tác dụng phòng ngừa khi chớm bị nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh đó, Aspirin còn giúp phòng ngừa tai biến nhồi máu cơ tim vỉ loai thuốc này có tác dụng chống đông máu rất tốt. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên rằng khi có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, nếu uống ngày 1 viên Aspirin sẽ giảm được tới 20% nguy cơ; và nếu dùng với liều 160mg/ngày thì giảm được 50% nguy cơ tái phát căn bệnh này. Aspirin còn có tác dụng làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch, hạ thấp tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não.

Những người thuộc nhóm nguy cơ cao như tăng huyết áp, nghiện thuốc lá, mỡ máu tăng… nên dùng thường xuyên Aspirin với liều 100-300mg/ngày sẽ giảm được tai biến. Có nghiên cứu đã kết luận, với liều thấp 75mg/ngày, Aspirin có tác dụng tốt với tim mạch hơn so với liều cao.

Aspirin còn có những tác dụng tốt đối với những căn bệnh sau: Làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại tràng, giảm tai biến động kinh ở phụ nữ có thai có tiền sử gia đình bị động kinh. Liều thấp của Aspirin cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên, Aspirin không phải là thần dươc đối với tất cả các bệnh. Trong một số trường hợp Aspirin còn làm bệnh nặng hơn. Các bạn cần phải hết sức lưu ý khi dùng Aspirin trong các trường hợp sau:

Do Aspirin có thể gây chảy máu đường tiêu hoá, vì vậy các thuốc không phải là bào chế dưới dạng pH8 thì nên uống trong hoặc sau bữa ăn.

Không nên bẻ viên thuốc Aspirin pH8 để sử dụng. Aspirin là viên bao phim, chỉ tan ở môi trường pH ở ruột non để hạn chế ảnh hưởng của Aspirin với dạ dày. Nếu bẻ viên thuốc sẽ làm viên thuốc tan ngay ở dạ dày, có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hoá… Nên uống trước bữa ăn để rút ngắn thời gian giải phóng hoạt chất.

Không sử dụng Aspirin với người có tiền sử đau dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, các chứng xuất huyết khác.

Không phối hợp Aspirin với các thuốc giảm đau, chống viêm khác và cả với vitamin E do làm tăng khả năng gây xuất huyết.

Người mắc bệnh thống phong không nên dùng Aspirin do Aspirin’ có thể làm tăng acid uric máu.

Sử dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận