Kháng sinh dùng cho phụ nữ cho con bú

Sử dụng thuốc

Việc chỉ định kháng sinh trong thời kỳ cho con bú cần phải cân nhắc giữa lợi ích trên người mẹ và nguy cơ của trẻ khi không bú mẹ hoặc khả năng ảnh hưởng của thuốc trên trẻ bú mẹ. Một thuốc có thể sử dụng an toàn trong suốt thời kỳ mang thai nhưng cũng có thể không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú. Khả năng thuốc được vận chuyển qua sữa mẹ phụ thuộc vào sự vận chuyển thụ động những thuốc không bị ion hóa và không liên kết với protein. Những ảnh hưởng của thuốc trên trẻ bú mẹ có thể được hạn chế bằng việc chỉ định những thuốc kém hấp thu bằng đường uống hoặc tránh cho bú mẹ trong khoảng thời gian thuốc đạt nồng độ đỉnh ở người mẹ hoặc chỉ định những thuốc có tác dụng tại chỗ.

Việc chỉ định không nhất thiết ngừng hoặc trì hoãn trong thời gian cho con bú. Kháng sinh nói chung thường được chỉ định khá khiêm tốn hơn trong quá khứ trong giai đoạn có những bằng chứng hạn chế hiệu quả điều trị và tăng đề kháng trên vi  khuẩn. Kháng sinh không thích hợp điều trị bệnh nhiễm virut ví dụ như ho và cảm lạnh. Tuy nhiên, có những trường hợp sử dụng kháng sinh rất quan trọng và có thể cứu sống bệnh nhân.
Việc lựa chọn kháng sinh để điều trị bệnh phụ thuộc chủ yếu vào hệ vi khuẩn gây ra những triệu chứng kể đến những trường hợp dị ứng trước đó như phát ban do penicilline.
Hầu hết kháng sinh có thể gây giảm nhu động ruột của đứa trẻ dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Một vài trẻ sơ sinh xuất hiện những rối loạn với cơn đau dạ dày hoặc đau bụng. Những ảnh hưởng này không có ý nghĩa lâm sàng và không cần thiết phải điều trị. Việc tiếp tục cho trẻ bú có ích lợi hơn nhiều so với những bất lợi tạm thời.

Những bằng chứng phơi nhiễm ảnh hưởng trên đứa trẻ phụ thuộc vào những liều kháng sinh sau đó ví dụ dị ứng penicilline nhưng đây là trường hợp quá liều hiếm gặp.

Những liều kháng sinh lớn có thể làm tăng sự phát triển bệnh nấm Candida trên người mẹ bằng cách giết chết vi khuẩn hệ đường ruột. Nhiều phụ nữ sử dụng những chế  phẩm bổ sung acidophilus hoặc yoghurt để duy trì lại hệ cân bằng vi khuẩn.

Các nhóm kháng sinh

Bất kỳ thuốc nào cũng có thể qua sữa mẹ nhưng không chắc được hấp thu bởi em bé, vì vậy không nhất thiết phải trì hoãn việc cho con bú dựa trên nền tảng này.

1. Nhóm Beta-Lactam
Nhóm Penicillins và cephalosporin bài tiết qua sữa mẹ với số lượng rất nhỏ, do vậy có thể tương thích với việc cho con bú. Những đứa trẻ bú mẹ có thể có phản ứng phụ đối với nhóm kháng sinh này như là tiêu chảy do kháng sinh làm thay đổi hệ vi khuẩn.
Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim, Septra) có thể sử dụng trong thời kỳ cho con bú, tuy nhiên hạn chế sử dụng trên những bà mẹ sanh non trước 2 tháng vì thuốc này có thể làm tăng bilirubin trên trẻ bú mẹ.
2. Nhóm Tetracycline

Trong quá khứ tetracycline chống chỉ định sử dụng trên phụ nữ cho con bú vì thuốc này có thể bám trên răng chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh (ngay cả khi không xuất hiện). Nếu thời gian điều trị ngắn thì điều này không được xem là vấn đề khi  thuốc tạo phức với calcium trong sữa và không được hấp thu bởi đứa trẻ. Trong  trường hợp điều trị lâu dài ví dụ như điều trị mụn trứng cá thì nên tránh sử dụng.

Những thuốc cùng nhóm là: Tetracycline, Oxytetracycline, Minocycline, Doxycycline
  3. Metronidazol

Metronidazole (biệt dược Flagyl) thường được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn âm đạo, được xem là có liên  quan đến nguy cơ ung thư trên động vật gặm nhấm. Tuy nhiên, không có cuộc nghiên cứu nào cho thấy ung thư này có liên quan trên người, bao gồm những cuộc nghiên cứu trên trẻ sơ sinh phơi nhiễm với thuốc này trong thời gian bú mẹ. Trường hợp nặng nhất là trẻ đi phân lỏng khi bú mẹ có sử dụng Flagyl.

Metronidazole (Flagyl) có thể gây vị khó chịu cho sữa và vì vậy đứa trẻ từ chối bú mẹ. Thuốc này có thể làm thay đổi màu sữa.

Ở  Mỹ, liều duy nhất 2g được sử dụng và việc cho con bú được ngưng tạm thời và các bà mẹ được đề nghị bỏ lượng sữa mẹ trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng thuốc.

Ở  Anh, sử dụng liều 200-400mg 3 lần ngày và bà mẹ vẫn cho con bú trong quá trình điều trị.

Việc dùng thuốc đường tiêm tĩnh mạch cho thấy không gây ra khó khăn trong quá trình cho trẻ bú.

Nồng độ thuốc trong sữa khi dùng liều đường uống 400mg 3 lần/ ngày là 15.52 mcg/ml và liều đường uống 200mg 3  lần/ ngày tương đương liều 3mg/kg/ngày trên trẻ sơ sinh so sánh với liều 22.5mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trên trẻ em.
4. Fluconazol

Fluconazole (biệt dược là Diflucan) thường được kê đơn trong trường hợp nhiễm trùng đầu vú đối với những bà mẹ cho con bú. Thuốc này qua sữa mẹ, nhưng trẻ bú mẹ chỉ hấp thu khoảng 5% liều thường dùng cho trẻ em.

Mặc  dù thông tin còn hạn chế đối với những thuốc kháng nấm ví dụ như clotrimazole (Gyne-Lotrimin) hoặc miconazole (Monistat), những thuốc này qua sữa mẹ ở nồng  độ thấp vì vậy việc chỉ định ít nguy cơ trên trẻ bú mẹ.

5. Những khánh sinh khác

Ciprofloxacin (Ciproxin) có thể gây vấn đề trên khớp của động vật chưa trưởng thành khi phơi nhiễm với thuốc này. Trong  khi sự tương thích với việc cho con bú chưa được biết rõ, việc điều trị ngắn trên người mẹ ít gây ra những vấn đề. Những thuốc thuộc nhóm Quinolon chỉ nên được kê đơn trong trường hợp cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Những kháng sinh khác được ưa chuộng hơn như trimethoprim hoặc nitrofuratoin để điều trị nhiễm trùng tiểu.

Nitrofurantoin (Furadantin, Macrodantin) chỉ có một lượng  nhỏ được bài tiết qua sữa mẹ nhưng có thể gây thiếu máu tán huyết do thiếu G6PD ở trẻ sơ sinh (tình trạng hiếm gặp xảy ra trên trẻ sơ sinh). Thuốc có thể thay  đổi màu nước tiểu, nước mắt và sữa của người mẹ.

Vancomycin và teicoplanin được sử  dụng điều trị bệnh nhiễm trùng đề kháng MRSA. Tác dụng phụ của những thuốc này  có khả năng trở nặng, do vậy cần kiểm tra công thức máu, chức năng gan thận. Việc điều trị MRSA thường sử dụng dạng thuốc tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.

Có một kháng sinh ít được kê toa và không nên chỉ định trong thời gian cho con bú, đó là chloramphenicol. Thuốc này  được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm trùng kỵ khí nặng. Thuốc này qua sữa mẹ có thể gây hóa cốt khung xương và gây “hội chứng xám trên trẻ sơ sinh”. Đây là một rối loạn nặng, chức năng enzyme gan đã bị phá hủy khiến đứa trẻ bị huyết áp thấp, thiếu oxy, xanh tím và cuối cùng có thể tử vong. Chính vì vậy, thuốc này không nên sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

Những kháng sinh như doxycycline (Vibramycin) hoặc minocycline (Minocine) nên tránh sử dụng trong thời kỳ cho con bú vì những thuốc này qua sữa mẹ và được hấp thu nhiều ở trẻ bú mẹ và có thể gây độc (nhuộm màu răng, giảm sự phát triển xương)

6.  Kháng sinh điều trị tại chỗ
Chưa có bằng chứng rằng dạng thuốc điều trị vi khuẩn dạng kem, dạng thuốc mỡ và gel được hấp thu đủ để qua sữa mẹ.  Nếu những thuốc này được thoa trên núm vú thì sẽ được lau sạch trước khi cho trẻ bú. Ví dụ: Fusidic Acid (Fucidin) và Mupirocin (Bactroban)
7. Kháng sinh điều trị nhiễm trùng bàng quang

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng bàng quang thường an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

Phụ nữ cho con bú thường tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang do nồng độ estrogen giảm, cơ âm đạo mỏng, pH âm đạo  thay đổi và có sự tăng số lượng vi khuẩn. Do  cơ âm đạo mỏng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo, và di chuyển lên bàng quang. Những vi khuẩn này bám trên thành bàng quang và nhân lên.

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng này thường là thường thuộc nhóm sulfat. Ciprofloxacin và dẫn xuất, nitrofurantoin  thường được xem là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

Trẻ sơ sinh bú mẹ có sử dụng kháng sinh như penicillins, cephalosporins, macrolides, và aminoglycosides thường có sự thay đổi hệ vi khuẩn ruột. Điều này có thể dẫn đến trẻ đi phân lỏng và tiêu chảy nhưng tác dụng phụ này chỉ là tạm thời.

    DS. Đặng Thị Thuận Thảo
Phòng Dược Lâm Sàng – BV Từ Dũ

Sử dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận