Hiện tượng sốc phản vệ trong dùng thuốc

Sử dụng thuốc

Sốc phản vệ (còn gọi là choáng phản vệ) là một phản ứng dị ứng rất nặng khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng (còn gọi là dị ứng nguyên hay kháng nguyên) và khi phản ứng dị ứng này xảy ra nếu không phát hiện và xử trí cấp cứu kịp thời người bệnh có thể tử vong.

Nguyên nhân thường hay gặp gây ra sốc phản vệ là do dùng thuốc, đặc biệt dùng dạng thuốc tiêm chích. Có người khi được tiêm thuốc kháng sinh như penicillin, streptomycin và một số kháng sinh khác, chỉ 1-2 phút sau là tím tái, co thắt khí quản, mạch nhanh, suy hô hấp và rồi trụy tim mạch, tụt huyết áp, hôn mê và nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.

Ta cần biết, một trong những chất sinh học có tên histamin giữ vai trò quan trọng trong sốc phản vệ. Bình thường histamin tập trung nhiều trong các tế bào bạch cầu (đặc biệt là tế bào mast hay còn gọi dưỡng bào) và kết hợp với một chất sinh học khác là heparin (gọi là phức hợp histamin-heparin) không biểu lộ độc tính nào cả chỉ khi cơ thể gặp dị ứng nguyên (như thuốc) sẽ sinh ra kháng thể chống lại. Phản ứng giữa kháng thể và dị ứng nguyên quá mãnh liệt sinh ra rối loạn, tế bào chứa phức hợp histamin-heparin bị kích thích phóng thích ra histamin dạng tự do và gây ra những triệu chứng trầm trọng gọi là sốc phản vệ. Bệnh nhân sốc phản vệ cần được cấp cứu cho tiêm thuốc adrenalin (để nâng và duy trì huyết áp), thuốc glucocorticoid (như methylprednisolon), thuốc kháng histamin (như promethazin) để trị dị ứng, thở oxy và thông khí tốt v.v…

Biết được dùng thuốc có thể gây ra sốc phản vệ, ta phải đặc biệt thận trọng trong sử dụng thuốc, nếu được chỉ nên dùng dạng thuốc uống, hết sức tránh dùng dạng thuốc tiêm.

Cần lưu ý, không chỉ có thuốc mà một số chất khác như nọc ong đốt, thức ăn (như dứa tức thơm, đậu phọng, dâu tây, một số hải sản như tôm, cua) đưa vào cơ thể cũng có thể trở thành dị ứng nguyên gây sốc phản vệ. Chỉ trong tháng 2 năm 2006 ở ta đã xảy ra hai vụ liên quan đến giải phẩu thẩm mỹ bị nghi ngờ là do sốc phản vệ gây chết người. Vụ thứ nhất do dùng thuốc gây mê đưa đến sốc và suy hô hấp. Vụ thứ hai do tiêm chất gọi là “mỡ nhân tạo” vào trong cơ thể gây tai biến chết người. “Mỡ nhân tạo” ở đây thực chất là “silicon lỏng” và từ lâu đã bị cấm dùng trong giải phẩu thẩm mỹ. Trước đây khá lâu, khi người ta chưa biết tác hại của nó, silicon lỏng được dùng tiêm để nâng ngực, tạo dáng cho phụ nữ. Nhưng silicon lỏng khi đưa vào trong cơ thể, sau một thời gian sẽ phát tán tứ tung, vào máu gây độc, và ngay khi tiêm cũng có thể gây sốc phản vệ (vì là chất lạ). Vì vậy, silicon lỏng hoàn toan bị cấm dùng. Thế mà ở ta, chất độc hại này vẫn còn được sử dụng. Biết được điều này, xin các chị em cảnh giác, phải cân nhắc thật kỹ khi tính đến chuyện làm đẹp thông qua các dịch vị thẩm mỹ (tuyệt đối không tham gia cái gọi là “làm thẩm mỹ dạo”).

Sử dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận